Bộ trưởng Công Thương: Phải đảm bảo điện, xăng dầu và nguồn cung hàng thiết yếu

Tháng chín 8, 2024

Bộ trưởng Công Thương: Phải đảm bảo điện, xăng dầu và nguồn cung hàng thiết yếu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị chính quyền địa phương phối hợp các bộ, ngành chỉ đạo thương nhân đảm bảo duy trì nguồn cung xăng dầu, hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống.

Bộ trưởng Công Thương: Phải đảm bảo điện, xăng dầu và nguồn cung hàng thiết yếu
Các lực lượng chức năng của Hà Nội xuyên đêm khắc phục hậu quả bão số 3. (Ảnh: TTXVN)

Sáng sớm ngày 8/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị nhằm đánh giá sơ bộ thiệt hại bước đầu đồng thời đề ra các giải pháp triển khai khắc phục, trong đó tập trung 3 vấn đề trọng tâm là tái cung cấp điện trở lại; đảm bảo duy trì xăng dầu cho thị trường; đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng

Báo cáo tại cuộc họp, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính cho biết thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, từ trước và trong khi bão đổ bộ vào đất liền, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành 4 công điện để chỉ đạo các đơn vị ứng phó, phòng ngừa giảm thiểu thiệt hại và khắc phục thiệt hại sau khi bão đi qua, sớm cung cấp điện trở lại và chủ động chuẩn bị, đảm bảo nguồn cung xăng dầu, lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu sẵn sàng đưa ra thị trường, đặc biệt tại các khu vực có thể bị chia cắt, cô lập do bão và hoàn lưu bão gây ra.

Sáng 6/9/, trước khi bão đổ bộ vào đất liền, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO). Sau đó, trước diễn biến phức tạp của bão, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cũng đã trực tiếp dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO.

Cùng đó, Bộ đã cử Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tham gia đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra tại Quảng Ninh, Hải Phòng do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu.Chiều 6/9, Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trước khi bão số 3 đổ bộ.

Bộ trưởng Công Thương: Phải đảm bảo điện, xăng dầu và nguồn cung hàng thiết yếu
Công nhân Công ty Điện lực Tây Hồ (Hà Nội) khẩn trương khắc phục sự cố. (Ảnh: evnhanoi)

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng Bộ Công Thương, bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống điện cả đối với lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối và 10 nhà máy điện phải dừng một số tổ máy để đảm bảo an toàn, ước tính gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng (5 đường dây 500kV, 31 đường dây 220kV; 97 đường dây 110kv bị thiệt hại, 10 nhà máy phải dừng, giảm.

Đến 6 giờ sáng 8/9, phụ tải không cung cấp được Miền Bắc là 63%, nặng nhất là Hải Dương 98%, Quảng Ninh đến 99%) và trên diện rộng ở nhiều tỉnh, đặc biệt Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Phú Thọ phải chủ động ngắt điện để bảo đảm an toàn hệ thống điện. Ngoài ra, tình trạng mất mạng viễn thông gây khó khăn cho công tác khắc phục sự cố.

Các cơ sở kinh doanh xăng dầu cũng bị thiệt hại: Công ty Xăng dầu B12 (đầu mối cung cấp xăng dầu lớn nhất miền Bắc) bị sạt lở 100m bờ kè và chìm 2 tàu kéo phao khi đang neo đậu tại kho cảng. Các kho xăng dầu Cái Lân (Quảng Ninh); An Hải và Đình Vũ (Hải Phòng) cũng bị ảnh hưởng. Nhiều cửa hàng xăng dầu khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng bị tốc mái.

“Tình trạng mất điện diện rộng, không có kết nối Internet, ảnh hưởng các cơ sở bán hàng tự động và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử. Đến nay cơ bản chưa ghi nhận thiệt hại về người. Tuy nhiên, thiệt hại nói chung còn có thể tăng khi bão tiếp tục tiến sâu vào đất liền và hoàn lưu của bão có thể gây thiệt hại đối với các tỉnh miền núi phía Bắc,” đại diện Vụ Kế hoạch-Tài chính cho hay.

Đảm bảo đủ xăng dầu và cung ứng hàng thiết yếu

Để giảm thiểu thiệt hại do bão số 3 gây ra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại, kịp thời khắc phục sự cố điện, đảm bảo nguồn cung xăng dầu, hàng hóa thiết yếu.

Cụ thể, trong lĩnh vực điện lực, các đơn vị đã tập trung cao độ, ứng trực để kịp thời xử lý nhiều sự cố và khẩn trương khắc phục sau khi bão tan. Đến 22 giờ 30 ngày 07/9, các đơn vị điện lực đã đóng điện lại cho tất cả các trạm biến áp và đường dây 220kV bị ảnh hưởng. Các đơn vị điện lực liên quan đang tiếp tục kiểm tra an toàn các đường dây 110kV để tiếp tục đóng điện trở lại.

Tất cả các Công ty Điện lực từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đều đã tổ chức tái lập ca trực tại tất cả các TBA 110kV, đường dây và vị trí lưới điện xung yếu. Đến 22h30 ngày 7/9, các nhà máy điện đang khôi phục lại điện tự dùng để chuẩn bị khởi động và sẵn sàng hòa lưới.

Trước bão, Bộ đã chủ động chỉ đạo dừng, giảm hoạt động cung cấp điện tại các tổ máy để đảm bảo an toàn về người và thiết bị, tài sản. Ngay trong đêm 7/9, 3/10 nhà máy nhiệt điện đã được phục hồi trở lại, các nhà máy khác đang được khẩn trương khắc phục.

Bộ trưởng Công Thương: Phải đảm bảo điện, xăng dầu và nguồn cung hàng thiết yếu

Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước, công tác đảm bảo cung ứng xăng dầu đã được các doanh nghiệp đầu mối tại các địa bàn chủ động chuẩn bị đủ hàng cung cấp trong vòng 1-2 ngày. Ngay sau khi bão tan, hoạt động điều phối có thể trở lại bình thường.

Đối với việc cung ứng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu không có tình trạng thiếu hàng vì nguồn cung khá đầy đủ; không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến. Chỉ riêng tại các chợ truyền thống, giá nhóm hàng rau củ tăng nhẹ.

Do mưa bão, việc vận chuyển cung cấp hàng hóa gặp khó khăn cục bộ tại một số khu vực. Các siêu thị vẫn mở cửa liên tục, nguồn cung đảm bảo. Hệ thống các siêu thị lớn tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn tính đến 9h sáng ngày 7/9 thực phẩm thiết yếu như rau củ quả, thịt lợn, thịt gà… đầy ắp trên các quầy kệ.

Huy động mọi nguồn lực

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện ngay 3 nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể là tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc ngành điện (ngành năng lượng) huy động mọi nguồn lực, cả nhân lực, vật lực để khắc phục các sự cố của các đơn vị phát điện của hệ thống đường dây và truyền tải cũng như lưới để cơ sở để sẵn sàng cấp điện trở lại phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, đồng thời, các đơn vị trong lĩnh vực năng lượng cũng phải kiểm tra tính an toàn hệ thống, duy trì nguồn cung; nhất là các đơn vị, doanh nghiệp đầu mối thu nhập phân phối và cửa hàng bán lẻ để đảm bảo việc cung ứng xăng dầu cho thị trường, bảo đảm ổn định.

Bộ trưởng Công Thương: Phải đảm bảo điện, xăng dầu và nguồn cung hàng thiết yếu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo tại cuộc họp sáng 8/9. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bộ trưởng chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối phải cung ứng đủ lượng hàng cho hệ thống bán lẻ, đáp ứng mọi yêu cầu của sản xuất, đời sống người dân, đồng thời chỉ đạo Công Thương các địa phương và hệ thống phân phối hàng hóa, hệ thống bán lẻ cả nước, đặc biệt là các tỉnh mà có ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, huy động mọi nguồn lực và sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.

Trên cơ sở tổng hợp tình hình, Bộ Công Thương kiến nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố đường dây và trạm để khôi phục sớm nhất việc cung cấp điện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Ông Nguyễn Hồng Diên đề nghị chính quyền địa phương phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan tập trung chỉ đạo các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu và hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân trong mọi tình huống, đồng thời chỉ đạo Sở Công Thương và các cơ quan chức năng địa phương rà soát và có phương án bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn.

Bộ Công Thương cũng kiến nghị Chính phủ cho phép các đơn vị ngành năng lượng được nâng mức dự phòng vật tư, thiết bị thay thế để kịp thời ứng phó thiên tai…/.

Bộ Bàn Ghế Ăn Gia Đình là sản phẩm nội thất không thể thiếu cho mỗi căn nhà, căn hộ mới xây dựng xong. Chủ đầu tư có thể tham khảo các mẫu bàn ghế ăn gia đình sau đây: https://hungiota.com/tu-khoa/ban-ghe-an-gia-dinh/