Bùa Chú: Hành Trình Từ Phù Tiết Triều Đình Đến Khế Ước Thiêng Liêng

Tháng mười một 8, 2024

Chữ “phù” xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, lúc bấy giờ, nó được gọi là phù tiết (符節), có giá trị tương đương với giấy thông hành ngày nay. Phù tiết không chỉ được dùng như giấy thông hành trong nước mà còn là tín vật của nhà vua giao cho sứ giả. Khi đến các vùng đất xa xôi, để chứng minh rằng lời nói của họ chính là ý chỉ của thiên tử, sứ giả sẽ trình phù tiết, làm vật chứng minh quyền uy của triều đình. Vậy nên, từ thuở ấy, phù không chỉ đơn thuần là tín vật mà còn là biểu tượng quyền lực tối cao.

Theo thời gian, phù tiết dần được thần thánh hóa, trở thành một công cụ chuyển tải mệnh lệnh từ trời xuống nhân gian. Những phù tiết triều đình thường được chạm khắc các biểu tượng gắn với trời như sấm, mây, mặt trời, rồng, phượng… để minh chứng rằng mọi mệnh lệnh đều thuận theo thiên ý. Song song với phù tiết triều đình, các đạo sĩ cũng tạo ra phù để sử dụng trong các nghi lễ. Mặc dù mục đích có khác biệt, nhưng tất cả đều dựa trên niềm tin rằng phù là khế ước giữa trời và người.

Phù khế là một dạng cam kết thiêng liêng giữa thần linh và con người. Điều này chứng minh rằng ngay từ xưa, phù đã mang ý nghĩa sâu xa trong tín ngưỡng, như một lời giao ước không thể phá vỡ.

Một phần trong Vân Cấp Thất Thiêm, ghi lại cách chế tạo và sử dụng phù

Một phần trong Vân Cấp Thất Thiêm, ghi lại cách chế tạo và sử dụng phù

3/ Truyền thuyết Tây Vương Mẫu và đạo phù Đạo giáo

4/ Kết luận

(SẼ CÒN)