Các cụ đã nói thì cấm có sai?

Tháng mười một 11, 2024

Một bầy người khác nhìn thấy, vô cùng ngạc nhiên. Họ nói:

Bao nhiêu đời nay các cụ vẫn làm như vậy rồi, cấm có sai.”

Bên dùng mồm thì cúi hẳn xuống, hết sức bình sinh dùng tay và miệng, xé từng miếng thịt và gân hươu dai nhanh nhách. Đến toát mồ hôi hột.

Nhóm dùng công cụ, họ tốn ít thời gian và năng lượng hơn để làm những việc sinh tồn cơ bản. Dần dà, họ chiếm ưu thế, và nhóm dùng mồm chỉ còn là vệt mờ trong dòng chảy tiến hoá.

1 triệu năm trước công nguyên

Một nhóm người tụ tập quanh xác con hươu đã chết. Họ lấy vài que củi, mài chúng vào nhau cho đến khi bốc khói. Một thứ bập bùng nóng rực xuất hiện. Họ treo thịt hươu lên trên, nhìn từng miếng thịt bốc khói nghi ngút và phát ra tiếng xì xèo.

“Tại sao chúng mày lại giơ đồ ăn lên cái thứ thảm hoạ đó? Cái thứ đấy đã giết bao nhiêu người bọn tao. Tại sao chúng mày không ăn luôn cho nhanh?

Và lại mỗi bên một ý.

Bên còn lại, dùng cái gọi là lửa, nhẹ nhàng nhai từng miếng thịt hươu nướng thơm ngào ngạt. Ăn xong, trời tối, họ ném thêm củi vào cho lửa ăn. Lửa lớn, thú dữ không dám đến gần. Lửa lớn, mùa đông không lo lạnh.

Một nhóm người khác nhìn thấy, vô cùng ngạc nhiên. Họ nói:

Bao nhiêu đời nay các cụ vẫn làm như vậy rồi, cấm có sai.”

Bên săn bắt hái lượm, sức họ có hạn, họ chỉ có thể phiêu bạt được một vùng nhất định trong khoảng cách đi bộ trong ngày. Thú vật lúc có lúc không. Cây trái phải đợi theo mùa. Lúc nào cũng phải di chuyển đến nơi có đồ ăn. Có năm họ hái lượm săn bắt được nhiều, dư dả thực phẩm, có thức ăn nuôi thêm con. Đến năm sau đó, thú chưa kịp đẻ, cây chưa kịp hồi, nạn đói xảy ra. Thế là trẻ con chết yểu. Người già ngã bệnh. Nhóm người đó chẳng thấy đông đúc lên được bao giờ.

Nhóm làm nông, họ làm ra được nhiều thức ăn hơn trên cùng một khu vực, họ có tài nguyên để sinh con và nuôi con, họ tụ tập thành những nhóm đông đúc, tương tác qua lại với nhau khăng khít. Dần dà, họ chiếm ưu thế, biến thành những nền văn minh đầu tiên, còn nhóm săn bắt hái lượm chỉ còn là những vệt mờ trong dòng chảy tiến hoá.

3000 năm trước công nguyên

Một người chăn cừu cầm một tấm đất sét, lấy một thanh gỗ, khắc vào tấm đất sét mấy hình thù kì lạ. Cứ vài ngày, ông lại cầm tấm đất sét và quan sát đàn cừu của mình. Có vài con cừu con mới đẻ. Ông khắc thêm vài nét vào tấm đất sét. Có một ngày, ông mổ thịt hai con cừu để mừng đứa con mới sinh. Ông lại khắc thêm vài nét vào tấm đất sét. Thông tin giờ không chỉ nằm trong đầu ông, mà còn nằm trên tấm đất sét.

“Ông làm cái trò dị hợm gì vậy? Ông không nhớ nổi ông có bao nhiêu con cừu à? Ông không nhớ nổi bao nhiêu con mới được sinh ra mùa đông vừa rồi, bao nhiêu con ông giết thịt à? Cố mà ghi nhớ bằng óc đi, đồ già khú đãng trí.

Và lại mỗi bên một ý.

Người chăn cừu còn lại, dùng cái gọi là chữ viết, mã hoá được thông tin dưới dạng ký tự. Thông tin được mã hoá và ghi lại, chỉ cần bảo quản cẩn thận là không thể sai lệch. Con ông ta có thể nhận lại tấm đất sét của cha mình, đảm bảo rằng thông tin vẫn vẹn nguyên. Một tấm đất sét có thể được sao chép thành nhiều bản, đem thông tin đến cho cả họ hàng và cháu chắt ông ta.

Một mục sư nhìn thấy, vô cùng ngạc nhiên. Mục sư nói:

Bao nhiêu đời nay các cụ vẫn làm như vậy rồi, cấm có sai.”

Người mục sư chép Kinh Thánh bằng tay, dù có lao tâm khổ tứ quên ăn quên ngủ, một năm cũng chỉ chép được ba bốn quyển. Có lúc mệt quá, lỡ viết sai một từ, thế là phải bỏ cả trang và chép lại vô cùng nhọc công. Một năm được có vài ba quyển, lại còn phải nuôi ông mục sư tối ngày chép sách, thế là sách có giá trị vô cùng. Tất lẽ dĩ ngẫu, dân trong thị trấn mãi chẳng tới lượt được cầm một cuốn. Sách lúc đó là đặc quyền của giới tăng lữ và nhà giàu.

Những xã hội có máy in, họ đưa độ phủ sóng của thông tin và kiến thức lên tầm cao mới. Người dân của họ tiếp cận được nhiều thông tin hơn với giá rẻ hơn, thúc đẩy sự phát triển về học thuật, văn hoá và tư tưởng. Những xã hội không có máy in, tốc độ phát triển có phần chậm hơn, dần dà trở nên bất lợi.

1700 năm sau công nguyên

Một người phụ nữ đặt đống sợi lên máy kéo, rồi gạt cần. Hơi nước toả ra, nóng nực. Chiếc máy kéo hàng chục sợi vải, biến chúng thành từng cuộn vải ngay ngắn. Cứ thế, đều tăm tắp.

“Quả là một quý cô lười biếng. Tại sao cô lại phải phụ thuộc vào cái thứ máy móc này? Tại sao cô không tự kéo sợi? Cô có biết rằng, tôi đã phải tập kéo sợi hàng chục năm. Giờ tay tôi kéo sợi nhanh hơn bất cứ ai trong làng này. Đây không chỉ là công việc đâu, nó còn là một nghệ thuật đấy.

Vâng, vẫn là mỗi bên một ý.

Người phụ nữ còn lại, cô dùng động cơ hơi nước. Cô không dùng sức người, mà mượn sức mạnh của than, của dầu, của gỗ, hay nói rộng ra, là năng lượng mà mặt trời gửi gắm trong thiên nhiên, để biến thành sức kéo cho máy móc. Cô cho máy móc ăn gấp 3 lần than, nó sẽ làm việc gấp 3 thời gian. Chỉ cần cô và đống máy móc, cô làm ra lượng sợi vải bằng cả trăm người.

Một ông chú bên cạnh nhìn thấy, vô cùng ngạc nhiên. Ông chú nói:

Bao nhiêu đời nay các cụ vẫn làm như vậy rồi, cấm có sai.”

Ông chú đó, khi mà đống giấy tờ chồng chất vào mùa cao điểm, ngày nào cũng than thở ỉ ôi vì nhiều việc. Có lúc, ông chú cộng sai một chỗ nhỏ, khiến cho cả bảng tính sai hết, phải làm lại từ đầu. Làm mãi không hết việc.

Những người dùng máy tính, hay nói rộng ra là tận dụng sức mạnh của điện toán, có thể xử lý công việc với tốc độ và độ chính xác nhanh gấp bội. Họ như có một trợ lý, chẳng biết gì ngoài giỏi tính toán, luôn ở bên mình và luôn đáng tin cậy. Họ không còn phải làm những việc chân tay lặp đi lặp lại tốn thời gian, từ đó họ dư thời gian để làm được nhiều thứ hơn, học được nhiều thứ hơn, và làm những thứ cao cấp hơn.

2022 năm sau công nguyên

AI giống như một trợ lý, và hơn máy tính điện toán thông thường, nó biết tư duy và xử lý thông tin (ở một mức nhất định).