Các loài muỗi “kinh dị” không thèm hút máu người

Các loài muỗi “kinh dị” không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge… là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người “tàn sát”.

Bạn có biết rằng không phải loài muỗi nào cũng biết đốt và thường chỉ có muỗi cái thích hút máu, còn muỗi đực lại chỉ thích hút mật hoa y như ong và bướm không? Dưới đây là một số loài muỗi không hề biết đốt con người nhưng lại rất hay bị… con người “đập” nhầm không thương tiếc.

1. Muỗi tuyết

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Tuy có tên là muỗi nhưng thật ra chúng là một loài côn trùng không hề thích hút máu người. Muỗi tuyết sinh trưởng rất yếu ớt, đôi khi ăn ấu trùng của các loài muỗi, hoặc hầu như không ăn gì mà chỉ duy trì sự sống bằng cách uống nước có trong băng và tuyết. Đó là lý do mà chúng được các nhà khoa học tặng cho cái tên hết sức mỹ miều – muỗi tuyết.

Muỗi tuyết lớn lên và giao phối để duy trì nòi giống rồi chết đi rất lặng lẽ. Kích thước trung bình của loài côn trùng này trong khoảng 2-60mm, nhưng cũng có những cá thể muỗi tuyết được tìm thấy có sải chân rộng tới 10cm, đó là lý do tại sao chúng ta hay nhầm chúng là con muỗi khổng lồ.

Muỗi tuyết lớn lên và giao phối để duy trì nòi giống rồi chết đi rất lặng lẽ.

Một đặc điểm mà muỗi tuyết khác với các loài muỗi đốt khác đó là nó có đôi cánh mịn, không có rìa cánh. Bên cạnh đó, khi đậu, thân hình chúng luôn duỗi thẳng chứ không gấp khúc như loài muỗi thông thường.

2. Muỗi vằn Midge

Với mắt thường, trông muỗi vằn Midge rất giống với những con muỗi đáng ghét đốt chúng ta hàng ngày, tuy nhiên Midge lại không hề thích đốt người và cũng không truyền nhiễm bệnh tật.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi vằn Midge có xu hướng sống theo bầy đàn và cực kỳ bị thu hút bởi ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng của… đèn bẫy côn trùng. Có thể bạn không biết điều này nhưng đa phần những chú muỗi bạn nhìn thấy đã hy sinh trong đèn bắt muỗi đều là muỗi vằn Midge và chúng hoàn toàn vô hại với chúng ta.

Đặc điểm của loài muỗi vằn này là có đôi cánh khá ngắn, không bao trùm hết cơ thể. Ngoài ra, nó không có vòi – một bằng chứng ngoại phạm cho những vết đốt.

Cánh của muỗi vằn Midge không có rìa ngoài và vân;

Giống như muỗi tuyết, cánh của muỗi vằn Midge không có rìa ngoài và vân; khi nghỉ ngơi, cơ thể chúng sẽ nằm thẳng đuột, ngực chạm với bề mặt phẳng nó đang nằm chứ không tạo thành góc gấp khúc như muỗi đốt người.

3. Muỗi nước

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Khi còn là ấu trùng, loài muỗi nước có tên khoa học là Pontomyia này sống ẩn mình trong những vùng nước mặn tù đọng, ăn tảo và cả mảnh gỗ mục nát. Đây cũng chính là loài côn trùng duy nhất trên hành tinh có thể sống trong nước mặn.

Khi trưởng thành, muỗi nước đực di chuyển trên mặt nước bằng cách đứng thẳng trên 2 chân sau và dùng 2 chân trước như 2 mái chèo nhỏ xíu giúp chúng lướt về phía trước.

 Pontomyia

Muỗi cái thậm chí còn không có cả cánh lẫn chân, chúng chỉ đơn giản là nổi trên mặt nước và chờ muỗi đực tới mang chúng đi. Và khi chúng ta thấy “đôi tình nhân” muỗi nước lướt trên mặt nước, đây chính là lúc chúng đang hân hoan trong bản tình ca có tên… giao phối để duy trì nòi giống.

4. Muỗi Culiseta

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Đây là loài muỗi có khả năng thích nghi với môi trường lạnh và chỉ xuất hiện ở những thời điểm nhiệt độ xuống thấp trong năm. Ấu trùng của muỗi Culiseta thường được tìm thấy trong những đầm lầy, ao hồ, mương rãnh, nhưng một số loài Culiseta ở châu Phi thì lại đẻ trong các hốc cây. Loài muỗi này có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng lại không thể chịu được nhiệt độ và môi trường Nam Mỹ.

Culiseta không bao giờ sống và kiếm ăn theo đàn, cũng giống như những loài muỗi khác, muỗi Culiseta đực không hút máu mà chỉ hút nhụy hoa, còn muỗi cái thì không đốt người nhưng lại có hứng thú kí sinh trên các loài chim chóc và bò sát.

Culiseta không bao giờ sống và kiếm ăn theo đàn

Sau khi ăn một bữa no nê, muỗi cái sẽ bay đi tìm một địa điểm thích hợp để đẻ trứng, mỗi lần sinh sản, muỗi cái Culiseta có thể đẻ tối đa 300 trứng và chúng sẽ bay lòng vòng và phát tán hậu duệ trong bán kính khoảng 100km kể từ nơi đẻ trứng lần đầu tiên.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *