Cách để nói một lời xin lỗi chân thành 😢

Tháng tám 20, 2024

Lời xin lỗi là một điều cơ bản mà ta thường được dạy từ nhỏ mỗi khi làm sai. Với một đứa trẻ con, lời xin lỗi là thứ mà ba mẹ luôn muốn dạy chúng, nhưng cũng chẳng dễ dàng gì. Cách dễ nhất để làm, và thường làm, đấy là ép chúng xin lỗi, và sau khi chúng nói xong, thì mọi thứ được cho qua. Cách khó hơn để làm, đấy là thực sự cho chúng hiểu thế nào là xin lỗi, bằng cách xin lỗi chúng, và để chúng và ta cùng hiểu phép màu của việc tha thứ.
Với trẻ con đã khó, vậy với người lớn thì sao? Dường như với người lớn, xin lỗi còn khó hơn, vì nó rất khó để nói ra, và nói ra chưa chắc đã xong và đảm bảo được tha thứ. Vì trẻ con chúng nghĩ sao nói vậy và thể hiện thật ra, còn với người lớn, thì khó để biết đâu mới là một lời xin lỗi chân thành.

Photo by  on 

Vì sao lời xin lỗi khó đến vậy? Nhất là một lời xin lỗi chân thành?

Lý do đầu tiên là thể diện và cái tôi.
Cái tôi và thể diện luôn kìm hãm ta qua hai câu hỏi:

1. Mình có sai ở đâu không?

Tại sao ta lại phải xin lỗi? Ta có thực sự làm sai không? Chắc gì mình đã sai? Mình có cái đúng của mình cơ mà. Mọi người phải hiểu và biết cách làm việc với mình chứ.

2. Ừ mình sai đấy, thì làm sao?

Rồi ta sai, nhưng ta sai vì cái tôi của ta, vì ta là chính mình 😂.
Tại sao ta phải nhận sai? Ta sẽ tự sửa và người kia phải chấp nhận điều đó chứ. Ta đâu cần mối quan hệ kia đến vậy, thằng nào không thích không chịu được thì biến, đây cần gì chịu ai? Là sếp, là dán nhãn lọ, dán nhãn chai, mình có quyền được sai, người khác phải học cách chấp nhận điều đó.
Chung quy lại, một người chỉ chấp nhận chịu xin lỗi chân thành vì người ta trân trọng mối quan hệ đó hơn chính cái tôi của mình.

Cẩn thận khi nghe lời xin lỗi

Lời xin lỗi để nói ra được đã khó, nhưng khi bạn nghe thấy nó, bạn cũng cần thật tỉnh táo và cẩn trọng.
Có những người họ hoàn toàn có thể sử dụng lời xin lỗi để thao túng bạn.

Xin lỗi đểu

Ừ sai thì xin lỗi được chưa? Bản chất là xin lại cái lỗi, và thế là hết, không còn lỗi gì nữa, cấm được chửi tiếp. Mục đích là để người ta thoát khỏi việc mất thể diện và đã rút lại những sai lầm cần nói.
Tôi viết và xuất bản sách từ năm 2022, nhưng mãi chưa được trả nhuận bút. Bên nhà sách hứa trả cho tôi vào cuối năm 2023, nhưng đến thời điểm đó, mọi tin nhắn của tôi rơi vào hư vô của Seen Zone. Gọi điện không nghe máy, nhắn tin không liên lạc được.
Đến khi gần đây, sau gần một năm im ắng, tôi viết email khiếu nại, yêu cầu trả và doạ sẽ kiện dân sự, thì bên kia mới gọi điện và nhắn tin xin lỗi. Khi gọi điện liên hệ, tôi yêu cầu trả lại tiền cho tôi vào sáng hôm sau, không tôi sẽ viết bài bóc phốt vào một thời điểm thích hợp. Họ ngay lập tức doạ ngược lại tôi rằng họ không sợ tôi, tôi muốn đánh họ bằng truyền thông thì họ cũng có thể truyền thông bẩn lại.
Còn việc họ không liên lạc được là do họ sơ suất thì họ đã xin lỗi rồi, tôi còn muốn gì nữa?
Việc này lại làm tôi nhớ tới một tình huống khác, khi tôi đang xi nhan rẽ trái, chiếc ô tô bên cạnh cua gấp, tông ngã xe tôi xuống đường, rồi vội vã bỏ đi tiếp. Dù chỉ ngã nhẹ, nhưng tôi cực kỳ bực tức, leo lên xe đuổi theo và ép chiếc ô tô đó vào vệ đường. Gã chủ xe đeo chiếc kính râm, từ từ đi ra rồi nói:
– Có việc gì?
– Sao ông tông xe ngã người khác rồi bỏ đi thế là sao hả?
– Tôi đã xi nhan trước mà cậu vẫn lao vào là cậu SAI rồi còn gì nữa?
– Chưa nói đến ai xi nhan sai hay đúng, ông tông người ta, xong bỏ đi như thế thì là ông đúng hay sai?
– Ừ thì tôi xin lỗi được chưa?
Khi đối mặt với tình huống này, người gặp sẽ tương đối khó xử ở một điểm: mình đang đòi một sự công bằng đúng, tự dưng bị đẩy vào tình thế như đang đòi hỏi quá đáng, đánh tráo khái niệm, vì đối phương đã “XIN LỖI” đểu mình rồi.
Cách đáp lại trong tình huống này nên là gì?
Là mình, mình sẽ hỏi ngược người ta là vậy ông xin lỗi là ông đúng hay ông sai? Ông sai thì ông đã khắc phục hậu quả hay chưa? Và tôi có được quyền cảm thấy bức xúc ông vì ông sai không?
Hãy dồn họ vào từng câu hỏi Yes/No, đừng cho họ thoát.
Họ cần phải nhận cái sai của họ, nói cái sai đó ra, và hiểu được cảm xúc của tôi khi phải chịu cái sai đó.
Bởi vì khi bạn nắm chân lý trong tay, người cần lên giọng chắc chắn không phải là người vừa mắc lỗi.
Đừng để người ta dùng cảm xúc thao túng bạn.

Xin lỗi giả:

Nếu như lời xin lỗi đểu kia dù vẫn có thể thao túng bạn nhưng tương đối dễ nhận biết, thì một lời xin lỗi giả nguy hiểm hơn nhiều.
Lời xin lỗi giả có hình dáng của một lời nói chân thành, nhưng thực ra là gaslighting (đánh lừa)
Người ta xin lỗi để có lợi cho họ, mua chuộc sự tha thứ của mình, có phần định thao túng người khác và mình qua nghệ thuật đắc nhân tâm, và giải thoát chính họ khỏi mọi trách nhiệm liên quan về tâm lý.
“Anh có làm đau em thì đó không phải là điều anh muốn” => Làm như anh không có lựa chọn khác
“Anh tránh mặt em vì em làm anh cảm thấy quá tiêu cực” => Làm như lỗi là của bạn khi bạn bị tiêu cực, bạn nên tự trách bản thân mình đi
“Xin lỗi anh vì em không được ngoan lắm” => Nhấn mạnh vào sự việc “không ngoan” thay vì những hậu quả gây ra cho người khác, zoom vào bản thân thay vì người bị tổn thương.
“Anh có làm đau em thì đó không phải là điều anh muốn”.  Mê cái cách Achiles gaslight Briseis in Troy

“Anh có làm đau em thì đó không phải là điều anh muốn”. Mê cái cách Achiles gaslight Briseis in Troy
Những lời nói này khiến ta tự nhiên hỏi ngược lại bản thân rằng mình có đang hiểu lầm trách nhầm người khác hay không?
Lỗi trước đây mình cứ nghĩ chắc chắn là ở họ nhưng nghe có vẻ như mình là người cũng có gì đó không đúng thì phải 🤣.
Bạn càng trách nhiệm và nhiều tình cảm, bạn càng dễ bị rơi vào bẫy.
Thậm chí, có người tinh vi hơn, xin lỗi nhận hết tất cả lỗi lầm của mình, hứa hẹn sẽ thay đổi và kín đáo lờ đi những tổn thương đã gây ra, kêu gọi người bị hại vào tình thế cần cao thượng, bỏ qua và let go. Rồi sau đó mặc kệ người ta chờ đợi trong những thương tổn và im lặng.
Như trong case với bác Hieu-TV dưới đây, lời xin lỗi 10 điểm văn vẻ, nhưng 0 điểm chân thành vì đằng sau lời nói êm ái là hành động quyết đoán của sát thủ, nhằm ngăn chặn, tháo ngòi nổ cảm xúc tiêu cực của đối phương thay vì thực lòng muốn chữa lành thương tổn, ăn năn về những gì mình gây ra cho người khác.
Lời xin lỗi 10 điểm ăn năn

Lời xin lỗi 10 điểm ăn năn
Tổn thương và thái độ trốn tránh trước khi xin lỗi

Tổn thương và thái độ trốn tránh trước khi xin lỗi
Lời xin lỗi “có vẻ” chân thành sau khi đấu tranh

Lời xin lỗi “có vẻ” chân thành sau khi đấu tranh
Lời quảng cáo chất lượng mùi mẫn vẫn giữ nguyên

Lời quảng cáo chất lượng mùi mẫn vẫn giữ nguyên
Hành động nhẹ nhàng thể hiện sự ăn năn, chân thành vì gây hiểu lầm, người đọc sau khi nộp tiền xong sẽ được add vào để đọc dòng này

Hành động nhẹ nhàng thể hiện sự ăn năn, chân thành vì gây hiểu lầm, người đọc sau khi nộp tiền xong sẽ được add vào để đọc dòng này
Người tổn thương vẫn chờ đợi sự ăn năn do thái độ chân thành, “kẻ chạy lại” của thầy giáo

Người tổn thương vẫn chờ đợi sự ăn năn do thái độ chân thành, “kẻ chạy lại” của thầy giáo
Đừng nghe lời họ nói, hãy nhìn cách họ làm và hành động của họ
Đừng để sự tha thứ của bạn bị đánh lừa cho những kẻ biết mấy chiêu trò “đắc nhân tâm”.
Trong khi bạn vận hết công lực để cố quên đi, những kẻ đó nhìn bạn như những con cừu và cười vào mặt bạn vì:
Tưởng bạn thế nào, chăn bạn chính ra không khó thế 🤣.

Vì sao lại cần nói lời xin lỗi chân thành?

Nếu bạn thực sự coi trọng mối quan hệ với người ta, và thực sự hối hận vì đã gây ra những thương tổn cho họ, thì bạn mới có thể làm được.
Bạn phải thực sự nhìn thấy nỗi buồn của họ, và cảm thấy một sự day dứt của lương tâm.
Bạn muốn giải thoát cho họ, như thể giải phóng cho chính bạn, vì bạn không muốn ai đối xử với mình như vậy.
Việc này KHÁC với việc bạn đang muốn tìm sự giải thoát cho chính mình, thông qua việc nói cho họ những gì bạn nghĩ họ muốn nghe. Bạn sẽ không đạt được mục đích, vì khi bạn không thấu hiểu, bạn sẽ không bao giờ biết người ta muốn gì.
Sự chân thành đến từ thấu hiểu, và sự thấu hiểu đến từ yêu thương. Khi tình cảm đã không còn, mọi lời nói rất dễ biến thành giả dối.
Lời xin lỗi khó khăn vì nó đòi hỏi một sự dũng cảm, sẵn sàng thể hiện tình cảm, sự dằn vặt, tổn thương của người nói, để người nghe có thể nhìn thấy sự thấu hiểu, và quyết định sự tha thứ.
Để rồi khi sự tha thứ xảy ra, cả hai đều được giải thoát, và mối quan hệ có thể được tái sinh.
Chúng ta ai cũng có thể mắc lỗi lầm, nhưng nếu vô ý hay hữu ý làm cho ai đó tổn thương, hãy cố gắng dũng cảm bước qua cái tôi của mình để xin lỗi họ, nếu bạn trong thâm tâm vẫn quý mến và coi trọng mối quan hệ đó.
Để thật sự nhìn thấy được cái sai của bản thân, bạn phải nhận biết và chấp nhận bỏ qua những logic đớn hèn mà cái tôi của bạn luôn có cách đưa ra để bảo vệ bản thân mình.
Chiếc chìa khóa luôn nằm bên trong bạn, từ lúc đó đến bây giờ.

Chiếc chìa khóa luôn nằm bên trong bạn, từ lúc đó đến bây giờ.
Chiếc chìa khóa luôn nằm bên trong bạn, từ lúc đó đến bây giờ.
Và không bao giờ quá muộn để bạn giải thoát cho chính mình, như thông điệp của bộ phim dưới đây 👇
Chiếc chìa khóa luôn nằm bên trong bạn, từ lúc đó đến bây giờ.

Chiếc chìa khóa luôn nằm bên trong bạn, từ lúc đó đến bây giờ.
Bài viết đến đây là hết.
Chúc các bạn một tuần mới vui vẻ, nhiều năng lượng và không bị vướng vào những lời xin lỗi thiếu chân thành nhé!
👉 Follow mình để đọc nhiều nội dung hữu ích về các chủ đề product management, leadership và personal development trên , và mỗi tuần nhé