Cách đón tết Trung thu ở các nước châu Á có gì khác nhau?

Tháng tám 26, 2024

Cách đón tết Trung thu ở các nước châu Á có gì khác nhau?

Dù mang nhiều tên gọi và hình thức khác nhau, điểm chung của tết Trung thu ở các nước châu Á là sự gắn kết gia đình và lòng biết ơn đối với tổ tiên và thiên nhiên.

Việt Nam

Tết Trung thu, hay còn gọi là tết thiếu nhi, là dịp để trẻ em khắp Việt Nam vui chơi, múa lân, và rước đèn. Trẻ em háo hức chờ đợi bánh trung thu với nhiều loại nhân khác nhau. Đây cũng là thời điểm gia đình quây quần bên nhau, bày cỗ trông trăng và ngắm ánh trăng rằm tròn đầy. Nhiều nơi còn tổ chức các cuộc thi làm đèn lồng, tạo nên không khí rộn ràng và vui tươi cho dịp lễ này.

Cách đón tết Trung thu ở các nước châu Á có gì khác nhau?- Ảnh 1.

ẢNH: ENVATO

Trung Quốc

Trung Quốc là cái nôi của tết Trung thu, nơi lễ hội này mang ý nghĩa sâu sắc về đoàn tụ gia đình. Người Trung Quốc thường tổ chức những bữa tiệc sum họp, ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu. Bánh trung thu ở đây nổi tiếng với nhân thập cẩm và trứng muối, là món quà quý trong dịp này. Vào ngày này người Trung Quốc thường treo đèn lồng trước cửa nhà và trên phố. Trong đêm rằm sẽ thả đèn trên sông và thả đèn trời có chứa điều ước với hy vọng tâm nguyện sẽ được gửi tới trời xanh chứng giám.

Cách đón tết Trung thu ở các nước châu Á có gì khác nhau?- Ảnh 2.

ẢNH: FREEPIK

Singapore

Tết Trung thu ở Singapore là dịp gia đình quây quần, thưởng thức bánh trung thu đa dạng như nhân trà xanh, bí đỏ, sầu riêng và các loại bánh hiện đại như Bloody Mary Snow Skin, Cranberry Cheese. Bánh trung thu ở đây có hương vị khác biệt và màu sắc đa dạng. Vào đêm Trung thu, biểu tượng du lịch Singapore, chú sư tử biển Merlion tại vịnh Marina Bay, trở nên lung linh với ánh đèn màu rực rỡ. Các con phố cũng được trang hoàng tạo nên không khí náo nhiệt, đầy sắc màu cho lễ hội.

Cách đón tết Trung thu ở các nước châu Á có gì khác nhau?- Ảnh 3.

ẢNH: PIXABAY

Nhật Bản

Tết Trung thu ở Nhật Bản, gọi là Tsukimi, diễn ra vào ngày 15.8 âm lịch và là lễ hội ngắm trăng độc đáo. Theo truyền thuyết, trên mặt trăng có một con thỏ đang giã bánh gạo mochi, vì vậy, người Nhật ăn bánh dango hình con thỏ để cầu sức khỏe và hạnh phúc. Ngăn xếp bánh dango thường có 15 hoặc 12 chiếc để tượng trưng cho ngày 15 của tháng hoặc 12 tháng trong năm. Màu trắng và độ tròn của bánh mô phỏng vẻ đẹp của mặt trăng. Dịp này, trẻ em, đặc biệt là bé trai, thường rước đèn lồng cá chép, biểu tượng của lòng can đảm.

Cách đón tết Trung thu ở các nước châu Á có gì khác nhau?- Ảnh 4.

ẢNH: PIXABAY

Hàn Quốc

Tết Trung thu ở Hàn Quốc, được gọi là Chuseok (lễ tạ ơn), là dịp để mọi người trở về quê hương đoàn tụ. Gia đình cùng nhau chuẩn bị và thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh songpyeon – bánh gạo nhân vừng, đậu hoặc hạt dẻ và rượu sindoju. Mỗi sáng Chuseok, người Hàn tiến hành nghi lễ pha trà charye để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Con trai lớn dọn bàn ăn, mọi người cúi đầu chào theo giới tính và tuổi tác để cầu may mắn. Trung thu Hàn Quốc còn đặc trưng với các điệu múa mặt nạ Talchum, nhảy Ganggangsullae, đấu vật và viếng mộ người thân.

Cách đón tết Trung thu ở các nước châu Á có gì khác nhau?- Ảnh 5.

ẢNH: ENVATO

Tết Trung thu không chỉ là một ngày lễ truyền thống mà còn là dịp để tôn vinh các giá trị gia đình, văn hóa và cộng đồng ở các quốc gia châu Á. Dù đón tết Trung thu tại Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản hay Hàn Quốc, mỗi trải nghiệm đều mang đến những giá trị tinh thần sâu sắc và những kỷ niệm đáng nhớ. Qua những nét văn hóa phong phú và độc đáo, tết Trung thu tiếp tục là biểu tượng của sự hòa hợp và gắn kết trong xã hội hiện đại.

Công ty du lịch Tugo tặng bạn đọc code “DULICHGENZ” trị giá đến 1.000.000 đồng khi đăng ký tour.

Chuyên mục du lịch Gen Z được xây dựng bởi Tugo & Hùng Đây

Đây là nhà xưởng chuyên sản xuất kệ gỗ decor cho gia đình, spa .. Nhận sản xuất theo quy cách khách hàng yêu cầu. Từ màu sắc, kiểu dáng tới kích thước