Cận cảnh quá trình thay bánh xe lửa

Cận cảnh quá trình thay bánh xe lửa

Tàu hỏa hay còn gọi là xe lửa, tàu lửa là phương tiện giao thông đường sắt, đây là một trong những phương tiện di chuyển phổ biến hiện nay trên thế giới.

Tàu hỏa có cấu tạo gồm đầu máy và toa xe chuyên dùng di chuyển trên đường ray bằng sắt.

Một đường ray tàu hỏa thường sẽ có hai đường ray chính đặt song song với nhau. Ở giữa 2 đường ray là một loạt các thanh ngang được đặt vuông góc với chúng. Những thanh ngang này được gọi là thanh tà vẹt, thường có hình chữ nhật và được làm từ gỗ hoặc xi măng.

Xe lửa chạy trên đường ray

Bánh xe lửa bằng kim loại, không vỏ và sẽ di chuyển trên đường ray này.

Chất lượng bánh xe tàu hỏa góp phần quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn suốt thời gian vận hành của tàu. Bánh xe tàu hỏa phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về độ bền, độ bám ray, độ cứng, độ an toàn… Quá trình sản xuất bánh xe tàu hỏa phải trải qua 14 bước chính gồm nấu chảy thép bánh, cắt phôi, gia nhiệt, dập khuôn, cán, dập nóng, gia công, làm cứng, in lạnh, kiểm tra, dập trục, gia công trục, gắn bánh vào trục và sơn phủ.

Cũng giống như các bánh xe của các loại phương tiện di chuyển khác, bánh xe lửa cũng phải được bảo dưỡng định kỳ và phải thay thế nếu xảy ra sự cố gây “phẳng bánh”. Sự cố gây “phẳng bánh” có thể là sau khi phanh khẩn cấp, bánh xe trượt trên đường ray và sinh ra điểm phẳng, không còn tròn nữa, khi chạy tiếp sẽ rung nên phải thay.

Kích thước xe lửa và bánh xe lửa khá lớn nên việc thay bánh xe là không hề dễ dàng. Dưới đây là video chi tiết về quá trình thay bánh xe lửa, mời các bạn theo dõi.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *