Cảnh thiên nhiên kỳ diệu khắp thế giới năm 2024
Một chú chim cánh cụt hoàng đế non nhảy xuống từ vách đá
Tạp chí National Geographic (Nat Geo) vừa tiết lộ những khoảnh khắc ấn tượng nhất về thiên nhiên trong năm 2024 được ghi lại qua ống kính máy ảnh.
Một chú chim cánh cụt hoàng đế non nhảy xuống từ vách đá cao 50 feet, sẵn sàng cho mùa kiếm ăn đầu tiên trong đời. Theo Nat Geo, loài chim cánh cụt này thường sinh sản trên thềm băng biển thấp, tuy nhiên ngày nay người ta tìm thấy chúng có mặt trên các thềm băng cao. Hành vi này minh chứng cho khả năng tập quán của chim cánh cụt đã thay đổi do biến đổi khí hậu. (Ảnh: Bertie Gregory).
Hang dơi Frio ở miền nam Texas là nơi trú ngụ vào mùa xuân và hè của khoảng 10 triệu con dơi đuôi tự do Mexico. Vào lúc gần hoàng hôn, dơi bay ra theo một luồng để đi kiếm ăn. Món ăn của chúng là loài bướm đêm. (Ảnh: Babak Tafreshi).
Chỉ còn lại 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc trên Trái Đất. Hai con tê giác cái được bảo vệ 24/7 bởi những lính canh có vũ trang tại Khu bảo tồn Ol Pejeta, Kenya. Loài vật này đã bị săn bắt đến mức tuyệt chủng, tuy nhiên, một giải pháp đầy hứa hẹn đã xuất hiện. Vào tháng 1, các nhà khoa học từ một dự án quốc tế có tên BioRescue thông báo rằng đã nhân giống thành công tê giác trắng nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Bức ảnh ghi lại cảnh một nhà khoa học đang bế một con tê giác 70 ngày tuổi được thụ tinh trong ống nghiệm. (Ảnh: Ami Vitale).
Bức ảnh chụp lại cảnh phun trào tại ngọn núi lửa Fuego ở Guatemala, ngọn núi này đã phun trào liên tục kể từ năm 2002 cho đến nay. Để ghi lại được khoảnh khắc ngoạn mục này, nhiếp ảnh gia Peter Fisher trải qua chuyến đi bộ kéo dài một ngày, vượt qua nhiều địa hình hiểm trở và vác trên lưng hơn 20 kg thiết bị máy ảnh. (Ảnh: Peter Fisher).
Khu bảo tồn hổ Similipal rộng 2.750 km2 ở miền đông Ấn Độ là nơi sinh sống của quần thể hổ giả nhiễm hắc tố (pseudo-melanistic) hoang dã duy nhất trên thế giới (còn được gọi là hổ đen vì có sọc đen khổ rộng). Màu lông độc đáo này là kết quả của đột biến gen chỉ có ở quần thể hổ Similipal. Hổ Similipal rất nhút nhát, ít khi lộ diện trước đám đông. Để chụp ảnh những con hổ, nhiếp ảnh gia phải đặt bẫy, dụ chúng đến. (Ảnh: Prasenjeet Yadav).
Trong sa mạc rộng lớn của Ai Cập tồn tại cồn cát Siwa Oasis, nơi sinh sống của 35.000 cư dân. Hàng năm, Siwa Oasis hút đông đảo khách du lịch đến trải nghiệm các trò chơi thú vị như cưỡi lạc đà, trượt cát, khám phá di tích cổ và hồ nước mặn. (Ảnh: M’Hammed Kilito).
Định kỳ 13-17 năm, ve sầu dưới lòng đất mới xuất hiện để sinh sản. Vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua, lần đầu tiền sau 221 năm, lứa 13 với chu kỳ 17 năm và lứa 19 với chu kỳ 13 năm đồng thời xuất hiện ở vùng Trung Tây và Đông Nam (Mỹ) khiến cả vùng đất rợp tiếng ve kêu, mời gọi) (Ảnh: John Stanmeyer).
Vẹt đuôi dài là loài chim rất thích giao lưu, nếu bị nuôi nhốt, chúng sẽ căng thẳng. Tuổi thọ của loài chim này trung bình 40-60 năm. Nhiều con vẹt được đưa đến Oasis Sanctuary, nơi chăm sóc chuyên nghiệp cho 800 con vẹt, bao gồm cả vẹt đuôi dài. Bức ảnh ghi lại cảnh người chăm sóc đang cố gắng dụ một chú vẹt đuôi dài đến gần mình bằng một quả óc chó, món ăn yêu thích con vật. (Ảnh: Christie Hemm Klok).
Ngôi đền nằm trong dãy núi Pamir, Tajikistan và được gìn giữ bởi cộng đồng người Wakhi bản địa. Nơi đây giàu truyền thống thuyết vật linh (animism), Hỏa giáo (Zoroastrianism) và Phật giáo (Buddhism). Trong ảnh là cảnh một cây cổ thụ ngã đổ xuống ngôi đền. Người Wakhi không dọn dẹp mà giữ nguyên, trang trí thêm sừng của dê núi và cừu theo phong tục địa phương. (Ảnh: Matthieu Paley).
Cá trích Thái Bình Dương đẻ trứng ngoài khơi bờ biển đảo Vancouver vào mỗi mùa xuân. Mỗi cá cái đẻ tới 20.000 trứng. Sự kiện này vô tình đem đến một màn trình diễn trực quan dưới nước đầy sinh động. (Ảnh: Ryan Tidman).
Một con voi chết do băng qua đường và gặp tai nạn. Con đường này ở Zambia có mật độ giao thông luôn đông đúc. Tại hiện trường, nhiều người qua đường tụ tập xem xét và bày tỏ sự kinh ngạc khi được tận mắt chứng kiến loài voi to lớn ngã xuống. (Ảnh: Jasper Doest).
Ingo Arndt, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Đức, xây dựng một tổ kiến gỗ nhằm quan sát hành vi và hoạt động sinh sản của chúng. Loài côn trùng này thường ẩn náu tại các gò đất trong rừng. Nhiếp ảnh gia ghi lại toàn bộ quá trình ấu trùng kiến phá kén nở ra thành con non đầy kỳ diệu. (Ảnh: Ingo Arndt).
Mỗi mùa xuân, Morocco đều tổ chức lễ hội để ăn mừng vụ thu hoạch hoa hồng. Thông thường, phụ nữ sẽ đi hái nụ vào sáng sớm trước khi hoa nở. Sau đó, hàng nghìn nụ hoa được phân loại bằng tay. Loại tốt nhất được chưng cất thành dầu hoa hồng và nước hoa hồng; loại còn lại được sấy khô để làm trà hoặc vòng hoa.