Câu thơ ‘hy vọng’ vượt đại lục xuyên thế kỷ

Tháng tám 31, 2024

Câu thơ ‘hy vọng’ vượt đại lục xuyên thế kỷ

Tôi không nhớ đọc ở đâu, trong báo nào, sách nào, chỉ nhớ được chú dẫn là thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu thơ 'hy vọng' vượt đại lục xuyên thế kỷ- Ảnh 1.

Cuốn Nhật ký trong tù bản phỏng dịch của nhà thơ Quách Tấn

ẢNH: NGUYỄN CHẮT

Sau đó ít lâu nhân đọc cuốn Meigen no Uchigawa (Bên trong những danh ngôn) của các tác giả Kimura Shozaburo, Toyama Shigehiko và Murayama Yoshihiro (NXB Nihon Keizai Shinbun-sha, 1990), tôi ngạc nhiên bắt gặp câu thơ của thi sĩ Anh Percy Bysshe Shelley (1792 – 1822) có nội dung giống với hai câu trên:

If winter comes, can spring be behind?

Câu này in trong tập Ode to the West Wind, được dịch sang tiếng Nhật là Bài phú Tây phong (không rõ dịch giả là ai nhưng dịch bằng lối văn rất cổ nên có thể đoán là bản dịch được thực hiện hồi thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20). Đọc câu thơ dịch tiếng Nhật tôi thấy âm điệu của thơ hay hơn nguyên tác nhiều:

Fuyu korinaba haru tookaraji

(Tạm dịch: Nếu mùa đông không tới, mùa xuân sẽ còn xa vời vợi)

Shelley được biết là một thi sĩ lãng mạn, phóng túng, có tư tưởng cấp tiến, chủ trương tự do yêu đương, tự do biểu hiện lập trường chính trị và luôn đòi công bằng xã hội. Tuy những chủ trương này đương thời không được đón nhận, ông vẫn hy vọng vào một ngày mai sẽ được người đời có cái nhìn đồng cảm với mình hơn. Có lẽ tâm tình này đã được gói ghém trong câu thơ trên (ông mất sớm, lúc chưa tròn 30 tuổi, vì một tai nạn khi đi thuyền trên biển).

Mặt khác, về hai câu thơ tiếng Việt nói trên, tôi có viết thư hỏi nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn thì được anh xác nhận là ở trong bài Tự miễn (tự khuyên mình) in trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Nguyên văn chữ Hán là:

Một hữu đông tàn tiều tụy cảnh

Tương vô xuân noãn đích huy hoàng.

Bài thơ viết trong bước gian truân ở xứ người chắc chắn đã gói ghém niềm hy vọng của tác giả về một ngày mai tươi sáng cho mình và cho quê hương. Niềm hy vọng về một ngày mai thắng lợi hình như lại được khơi dậy vào cuối năm 1946 khi toàn quốc kháng chiến chống Pháp bắt đầu và lúc đó nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở trong một tình trạng vô cùng khó khăn.

Theo cố giáo sư Bùi Trọng Liễu (Pháp) trong điện thư trao đổi với tôi, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lúc đi kháng chiến có mang theo mình một cuốn vở học sinh trên đó có ghi câu: “Cố gắng sức qua khỏi mùa đông lạnh lẽo, ta sẽ gặp mùa xuân”.

Không rõ Shelley và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngẫu nhiên có cùng một cảm hứng, một ý tưởng (những tư tưởng lớn thường gặp nhau) hay là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có đọc thơ Shelley và lúc viết nhớ lại trong vô thức. Theo Vương Trí Nhàn, đây cũng là chuyện thường thấy trong sáng tác.

Cũng có nhiều cách nói khác để diễn tả niềm hy vọng vào một ngày mai tươi đẹp (sau cơn mưa trời lại sáng…) nhưng đa số người Nhật vẫn thích câu thơ Fuyu korinaba haru tookaraji vì âm điệu của câu thơ rất hay. Đối với người Việt Nam chúng ta, hai câu thơ tiếng Việt đọc lên cũng nghe hay hơn câu tiếng Anh.

Câu thơ hy vọng từ bên trời Âu đầu thế kỷ 19 đã vượt đại lục đến Á châu trong thế kỷ 20, chắc chắn sẽ còn sống mãi ở thế kỷ 21 và xa hơn.

Anh chị đọc báo quan tâm tới sản phẩm giường spa đẹp gỗ để setup cho gia đình mình hay spa liên hệ ngay hotline để họ tư vấn cũng như báo giá cho, hoặc truy cập trực tiếp link này: https://hungiota.com/giuong-spa/