CHẤT LIỆU ĐÂU RA ĐỂ VIẾT MIỆT MÀI?
Tháng chín 18, 2024
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến cảm hứng như một chất liệu diệu kỳ có khả năng làm mọi ý tưởng tỏa sáng ngay khoảnh khắc nó lóe sáng trong đầu. Vào theo từ điển Tiếng Việt, “Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi có cảm xúc và sự lôi cuốn mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả”. Nói nôm na theo cách hiểu của mình, cảm hứng là một cảm giác nảy sinh khi chạm vào một điều bất kỳ khiến bùng lên một ngọn lửa trong tim thôi thúc con người hành động mạnh mẽ.
Cảm hứng có cần thiết trong cuộc sống? RẤT CẦN! Cuộc sống thú vị và sống động nhờ nguồn cảm hứng lan truyền năng lượng tích cực, thôi thúc mỗi người bắt tay làm việc. Cảm hứng có thể đến hình mẫu tương lai rõ nét, sự “” của người mình hâm mộ, vẻ đẹp cuộc sống bình dị nhưng tuyệt diệu tấm lòng thiện lương giữa muôn vàn . Tất thảy đều góp phần giúp con người hướng thượng, nỗ lực để tốt lên qua thời gian.
Thế nhưng, nếu quá trông chờ vào cảm hứng thì có khi lại phản tác dụng. Bởi lẽ, cảm hứng không phải là một trạng thái vững bền, chắc chắn, vĩnh cửu mà lúc có lúc không, bị ảnh hưởng bởi môi trường và có thể chớp tắt giữa chừng vì thiếu nhiên liệu. Giống như tham gia một cuộc thi marathon, bạn rất hưng phấn, quyết tâm, háo hức tại vạch xuất phát nên quyết bung 100% công lực ngay từ những KM đầu tiên. Rồi cơ thể không còn năng lượng để duy trì tốc độ ở nửa sau cuộc chạy. Kết quả là đuối sức, rã rời dẫn đến chệch khỏi mục tiêu hay thậm chí là không thể về đến cái đích đã định.
Bởi vậy, phải biết cách sử dụng CẢM HỨNG đúng cách, đúng nơi, đúng thời điểm thì mới tạo ra kết quả vượt trội. Nếu không thì sẽ lâm vào tình trạng gì cũng làm nhưng kết quả không tới đâu. Sau quãng thời lăn lộn, trăn trở cùng con chữ, mình có đúc kết vài cá nhân để thỏa sức cùng cảm hứng dạt dào:
1. TĂNG CHẤT LIỆU ĐỂ GIA TĂNG CẢM HỨNG:
Thực ra, cảm hứng không xuất hiện từ hư vô mà đã sẵn “mồi lửa” trong tâm trí theo chính mong ước, nhu cầu, trải nghiệm của chúng ta. Bạn khao khát thay đổi bản thân thì một bài nói truyền cảm hứng mới có thể lay chuyển chứ không thì lại thấy như “lùa gà”, “chém gió”.
Ý khởi sinh thì tâm tự khắc thu hút điều mình mong cầu. Giống như một trò chơi xếp hình chỉ chờ một miếng ghép định mệnh để tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh. Bởi vậy, người mới làm tìm mãi không ra cảm hứng, người kinh nghiệm nhìn cơ hội tung hứng khắp nơi. Muốn không bị cạn kiệt và chẳng biết gì thì cần dấn thân để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm thì mới có thể “mỏ vàng” ẩn chìm xung quanh.
2. TRỮ “NGỌN LỬA” CHỜ THỜI ĐIỂM PHÙ HỢP:
Đã có cảm hứng thì đừng vội CHÁY để rồi lụi tàn trừ khi bạn sở hữu trực giác, kỹ năng cùng hệ thống rất đỉnh (điều này thì rất ít người có). Trước tiên, “cất giữ” ý tưởng làm mình hứng khởi vào một kho tàng của riêng bản thân để khi cần thì lấy ra dùng. Nếu bạn muốn làm ngay khi cảm hứng đến, điều này chẳng có vấn đề gì cả khi nhiều thời gian. Nhưng thường thì, cảm hứng vội đến vội đi. Cháy vội quá không có chiến lược thì khó ra kết quả, rồi lại chán ngán chẳng muốn làm gì.
Mà ý tưởng có hay đến mấy thì cũng cần thời gian điều chỉnh, chăm chút, bổ sung. Nên hãy lưu trữ “cảm hứng” vào một nơi chốn để tiện xem lại như cách khơi gợi cảm xúc khiến bản thân muốn bắt tay vào làm. Như mình hay lưu vào một mục notes riêng khi bỗng có ý tưởng rồi viết lại vào nhật ký cuối ngày như một cách ghi nhớ lần 2.
3. TẠO KHÔNG GIAN ĐỂ CẢM HỨNG “RỰC CHÁY”:
Muốn tận dụng “cảm hứng” đúng cách, cần có một không gian an toàn. Giống như muốn nấu ra món ngon như ý, phải có củi, bếp, chắn gió, móc treo,… để giữ nhiệt độ một thời gian dài. Có cảm hứng nhưng không chọn lọc môi trường thì bị gió thổi phát tàn luôn, như ngồi làm việc trong khi bạn bè rủ rê đi chơi thì cảm hứng khó mà có cơ hội sống sót.
Mình có thói quen “setup” một quỹ đạo quen thuộc là ngồi vào bàn dù có thích hay không, khởi động “cơ bắp não” bằng cách tập trung 30 phút đầu theo phương pháp Pomodoro. “Khoai” nhất khi sáng tạo là đoạn mở đầu, khơi được rồi là mặc sức mà “cháy”. Nên trong 30 phút này, mình không đặt nặng chất lượng mà cứ thỏa sức tuôn chảy mọi ý tưởng, suy nghĩ, góc nhìn,… dẫu lan man, thô sơ, rời rạc đến từ nguồn cảm hứng sẵn có…
4. THỎA SỨC “CHÁY” KHI CẢM HỨNG TRÀO DÂNG:
Vào được Dòng Chảy và hòa theo nhịp độ, việc còn lại của mình là “trôi”. Khi đó, mình “cháy” bền bỉ, đều đặn, tỉnh thức thay cho cảm giác bộc phát, trào dâng như lúc ban đầu. Giống như nhiều người vẫn nghĩ, CÓ HỨNG MỚI LÀM. Nhưng thực ra là LÀM RỒI MỚI CÓ HỨNG. Chỉ cần khơi được mồi lửa nho nhỏ thì ngọn lửa sẽ đủ điều kiện để bốc cháy mạnh mẽ rồi duy trì nhiệt huyết dài lâu. Khi đã vào mạch viết, mình đắm chím vào những câu chữ tuôn trào, sung sướng với giá trị lan tỏa cùng cảm giác tự hào khi chứng kiến sản phẩm thành hình.
—
Chung quy lại, cảm hứng là một cảm xúc tự nhiên trỗi dậy trong một cách vô tình hay cố ý, là điều cần thiết để nhắc nhớ cái đích cuộc đời mà mỗi người hướng đến.
Chúng ta cần ĐÓN NHẬN chứ không chối bỏ, TẬN DỤNG chứ không phụ thuộc, VUN VÉN chứ không lãng phí.
Trên hành trình sống, chỉ cần tận trí, tận lực, tận tâm với điều mình đã chọn theo đuổi, dẫu to lớn hay nhỏ bé đến đâu, chúng ta cũng tự khắc lan truyền một niềm cảm hứng sống. Để rồi nhận lại những lời động viên để bước tiếp hành trình riêng mình. Cảm ơn vì đã là ÁP LỰC, và CẢM HỨNG của nhau, khi may mắn có cơ duyên hội ngộ trong đời!