CHÙA BA VÀNG
Tháng sáu 21, 2024
Một lần tôi tình cờ nghe được bài giảng của thầy Minh bên Ba Vàng. Trong video đó, thầy say sưa nói về kiếp sau, duyên nghiệp dẫn dắt người (sắp chết) về đâu, làm sao để hộ trì cho người thân (ở ngưỡng cửa tử) được đầu thai vào cửa lành, không sa làm súc sanh, ngạ quỉ. Phương pháp ấy là “tích cực cúng dường lớn cho chư tăng và thành kính niệm Phật A Di Đà.”.
Nội dung clip không khiến tôi ngạc nhiên. Nó là lí luận dễ tìm thấy trong đống giấy truyền tay của các Phật tử Tịnh Độ, dòng Đại Thừa.
“Phật” nghĩa là sự thông tuệ, tỉnh giác. Cũng nói thêm, kiếp luân hồi là khái niệm của đạo Hindu, cũng như các giáo phái ở Ấn Độ đều có khái
niệm này. Có trước khi Phật ra đời. Luân hồi, các cõi giới trong vũ trụ không phải là sản phẩm của riêng Phật giáo. Sinh thời, thầy Thích Ca cũng ít bàn về chủ đề này. Ngài chỉ đôi lúc viện dẫn ra để dạy giới bình dân và trẻ con. Phật là một người thầy có tư duy thực tế, thậm chí rất khoa học. Không có chút gì thần bí trong lời dạy và việc làm của Ngài.
niệm này. Có trước khi Phật ra đời. Luân hồi, các cõi giới trong vũ trụ không phải là sản phẩm của riêng Phật giáo. Sinh thời, thầy Thích Ca cũng ít bàn về chủ đề này. Ngài chỉ đôi lúc viện dẫn ra để dạy giới bình dân và trẻ con. Phật là một người thầy có tư duy thực tế, thậm chí rất khoa học. Không có chút gì thần bí trong lời dạy và việc làm của Ngài.
Nhưng tôi cũng ngạc nhiên vì trong video đó, có gần 1 ngàn người chắp tay nghe rất thành kính. Tò mò, tôi vào phần comment xem mọi người phản hồi ra sao. Đa số các bình luận bày tỏ lòng biết ơn thầy Ba Vàng đưa đường chỉ lối, chúc thầy khỏe để giảng đạo lý hay cho chúng sinh lầm than. Đa số (hàng trăm) comment là câu “A Di Đà Phật!”
Ở bài viết hôm nay, tôi không bàn về sự đúng sai, phản đối hay đồng tình với thầy Ba Vàng và các đệ tự Tịnh Độ tông. Về đề tài ma quỉ, kiếp
sau, siêu thoát, biết đâu thầy Ba Vàng chuẩn, còn chúng ta, những người tin vào khoa học thực chứng, lại mắc lỗi mang tư duy máy móc và ngu xuẩn?
sau, siêu thoát, biết đâu thầy Ba Vàng chuẩn, còn chúng ta, những người tin vào khoa học thực chứng, lại mắc lỗi mang tư duy máy móc và ngu xuẩn?
Thầy Jesus từng nói: Phúc cho ai chưa thấy mà tin.
Chẳng phải loài người có vô số thứ ban đầu phi lí nhưng sau này lại thành đúng đó sao?
Ở bài viết hôm nay, tôi chỉ nói về tâm lí dân tộc ta. Đúng như thầy Phan Kế Bính có nói, dân mình rất say mê chuyện ma quỉ thần tiên. Dân ta luôn cả tin, khoái bàn về cái chết, tò mò về kiếp sau. Nhưng thực tế không nhiệt thành sâu nặng với điều gì cả, theo thầy Phan Kế Bính. Kể đây cũng là điều thú vị cần nghiên cứu.
Phải chăng, kiếp này, dân mình không có nhiều sự thú vị để quan tâm? Hay do tâm tính cả thèm chóng chán, đứng kiếp này trông kiếp nọ Hoặc dân mình quá lo xa và cả tin?
1. Động vào tâm linh, phần sâu nhất của con người, là động vào niềm tin gốc tạo ra hành vi. Người ta có thể từ đó, khai thác một sức mạnh
kinh hoàng về nhân lực và tài lực.
kinh hoàng về nhân lực và tài lực.
Tất cả những tác phẩm vĩ đại của kiến trúc, nghệ thuật đều liên quan đến tâm linh. Nào là Kim Tự Tháp, nhà thờ Phát Diệm, bức tranh Chúa cứu thế, Bữa tiệc cuối cùng của Leona de Vinci, tiểu thuyết Phục Sinh của Leo Tolstoy, Nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo, tiểu thuyết Bài thánh ca, tiểu thuyết Đức chúa Jesus của Dickens…đều lấy cảm hứng từ niềm tin tôn giáo.
Tôn giáo đã ăn vào máu nhân dân thì dù muốn hay không, bạn vẫn phải chấp nhận điều đó. Tại sao lại phải chống lại sự thật?
Nghe nói, những chùa Phật giáo Nam tông (vùng Khmer) cũng thu hoạch rất nhiều tiền nhờ dịch vụ cho an táng, xây tháp trong địa bàn của chùa. Cha mẹ, ông bà người Khmer luôn được chôn ở đất nhà chùa do tín ngưỡng. Bởi lẽ đó, các thầy bảo gì thì dân Khmer đều phải làm theo. Nếu phát đạt, các thầy bảo phải tạ ơn bằng cách hiến thêm nhiều tiền vàng. Nếu sa sút, các thầy bảo phải giải hạn, sám hối ngay. Tóm lại, kiểu gì cũng phải cúng dường chăm chỉ nếu bạn còn niềm tin nơi chư tăng.
2. Tôi và bạn, có thể không nhìn ra logic nào giữa cúng dường chư tăng, niệm hồng danh Phật với việc siêu thoát, làm ăn phát đạt nhưng các đệ tử Tịnh Độ và thầy chùa Ba Vàng nhìn ra mối liên hệ ấy. Mỗi chúng ta đều có quyền tự do lựa chọn niềm tin. Mỗi chúng ta đều có những bản lãnh riêng để thi triển giữa dòng đời hiểm ác.
Đúng là không thể can thiệp. Nhưng có một điểm tôi và anh em Tịnh Độ có thể đồng tình với nhau. Đó là, chúng ta nên quan tâm làm tốt công việc hôm nay ở trần gian để không tổn hại đến người khác, loài khác. Đó mới là Phật tử chân chính.
3. Tôi chợt nhớ Pascal, nhà toán học vĩ đại, từng nói: “Người ta có hai lựa chọn. Một là, sống hà tiện ở kiếp này để theo đuổi (một lời hứa
sung sướng) ở thiên đàng/kiếp sau. Hai là, ăn chơi thả ga ở kiếp này và chịu đày đọa (địa ngục dự kiến) sau khi chết. Theo tôi, nên bỏ vốn vào cả hai phương án. Vừa lo cho kiếp này, vừa lo cho kiếp sau vẫn an toàn hơn cả. Chớ đặt trứng vào một giỏ.”
sung sướng) ở thiên đàng/kiếp sau. Hai là, ăn chơi thả ga ở kiếp này và chịu đày đọa (địa ngục dự kiến) sau khi chết. Theo tôi, nên bỏ vốn vào cả hai phương án. Vừa lo cho kiếp này, vừa lo cho kiếp sau vẫn an toàn hơn cả. Chớ đặt trứng vào một giỏ.”
Phúc cho những ai không biết (Sang Đỗ) mà LIKE!