CHUYỂN NGHỀ: BẠN ĐÃ SẴN SÀNG?

CHUYỂN NGHỀ: BẠN ĐÃ SẴN SÀNG?

“Chắc em sẽ không thể tiếp tục làm việc như thế này mãi được. Có lẽ em phải chuyển nghề.”
“Em cũng muốn chuyển nghề lắm nhưng chưa dám, chị ạ.”
“Em có nên chuyển nghề không?” “Tớ muốn chuyển nghề. Cậu xem có bên nào có nhu cầu tuyển dụng…thì giới thiệu giúp tớ nhé.”

Trong những cuộc trò chuyện với những người bạn nhân dịp cuối
năm 2024, tôi nhận thấy có một mối quan tâm chung của những người bạn trong độ tuổi từ 35 đến 45 là chủ đề chuyển nghề. Xét về mặt thời điểm, những người trong độ tuổi này đang ở đoạn giữa của hành trình nghề nghiệp. Theo Lý thuyếtPhát triển Nghề nghiệp của Donald Super, đây là giữa giai đoạn “thiết lập” (từ 25-45 tuổi) và đầu giai đoạn “duy trì” (45-65 tuổi). Hiểu một cách cơ bản là vào độ tuổi này, bạn đã biết bạn là ai, bạn thích gì, bạn giỏi gì và bạn muốn gắn bó lâu dài với nghề gì để có thể toàn tâm toàn ý với nghề đó và có một sự nghiệp khiến bạn hài lòng.

Đó là lý thuyết còn thực tế không phải ai cũng đi một mạch theo đúng lộ trình như vậy về tuổi tác. Một sự thay đổi quan trọng trong cuộc sống của bạn ở một thời điểm có thể khiến bạn phải định hướng lại con đường sự nghiệp và quay trở lại giai đoạn “khám phá” trong một thời gian trước khi bước vào giai đoạn thiết lập và duy trì.

Cách đây 12 năm, khi ấy tôi 32 tuổi, sau khi đã trải nghiệm một số nghề và môi trường làm việc khác nhau, tôi nhận ra đã đến lúc tôi cần có kế hoạch dài hơi hơn cho sự nghiệp. Tôi vốn là người thích trải nghiệm, thích học và chịu khó nên hầu như công việc nào tôi cũng làm tốt. Nhưng tôi không thể cứ thích cái gì thì lại lao vào bởi nếu như thế tôi sẽ chẳng tập trung vào một lĩnh vực hay một nghề cụ thể và sẽ mãi chỉ là “jack of all trades, master of none” (người có thể làm nhiều việc nhưng không giỏi hoàn toàn trong lĩnh vực nào). Tôi muốn mình không chỉ làm tốt mà phải làm giỏi, phải có chuyên môn sâu. Và thế là tôi bắt đầu ngồi lại để vạch ra các con đường có thể giúp tôi phát triển chuyên môn. Tại thời điểm đó, tôi đã có một quyết định mạo hiểm. Đó là rời bỏ con đường làm quản lý dự án cho các tổ chức phát triển phi lợi nhuận để bước sang khối doanh nghiệp, nơi mà sự cạnh tranh và áp lực lớn hơn rất nhiều. Một vài người bạn và đối tác khi biết tôi quyết định chuyển nghề đã nhắn tin riêngcho tôi để bày tỏ sự tiếc nuối.

Tôi chia sẻ điều này không nhằm mục đích khuyến khích tất cả các bạn, những người trong độ tuổi 30-45 phải đổi nghề. Mọi sự thay đổi cần có lý do và như một chị tập huấn viên từng chia sẻ trong một chương trình tập huấn nội bộ cho tổ chức của tôi hồi đó: “Thay đổi chỉ diễn ra khi bạn cảm thấy không thể tiếp tục chấp nhận thực tại.”

Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi muốn lưu ý một chút về sự khác biệt giữa “chuyển nghề” và “chuyển việc”. Khái niệm công việc thường gắn với một chỗ làm cụ thể. Ví dụ, nếu bạn đang làm kế toán cho công ty A và bạn chuyển sang làm kế toán cho công ty B thì đó là chuyển việc. Còn nếu bạn đang từ kế toán chuyển sang làm giáo viên thì đó là chuyển nghề.

Loan, một người bạn khác, tốt nghiệp đại học ngành tài chính và có nhiều năm làm việc cho một ngân hàng lớn tại Việt Nam. Khi cô nghỉ việc, từ lãnh đạo, đồng nghiệp và khách hàng đều cảm thấy tiếc vì cô đang rất có triển vọng được thăng tiến. Nhiều người cảm thấy khó hiểu khi cô từ bỏ một công việc và môi trường vạn người mơ ước. Nhưng cô biết cô cần tìm kiếm một môi trường khác, một nghề khác để được sống với đam mê, được là chính mình. Cô đã tìm được lĩnhvực cô muốn theo đuổi, dấn thân, cống hiến – đó là lĩnh vực “phát triển con người” chứ không phải lĩnh vực tài chính.

Từ chính kinh nghiệm của bản thân và từ những câu chuyện của
bạn bè, thân chủ tôi làm tham vấn nghề nghiệp, tôi liệt kê dưới đây một vài lý do chuyển nghề. Nếu bạn thấy nghề bạn đang làm có một hoặc một vài đặc điểm trong số đó thì có lẽ bạn nên nghiêm túc cân nhắc việc chuyển nghề:

–       Nghề đó không khiến trái tim của bạn reo vui

–       Nghề đó khiến bạn thường xuyên bị mất năng lượng

–       Nghề đó không cho bạn phát huy nhiều sở trường, thế mạnh của bạn

–       Nghề đó làm tổn hại sức khỏe của bạn

NỖI SỢ BẠN CẦN ĐỐI DIỆN

Chuyển nghề là một quyết định mạo hiểm và cần sự dũng cảm. Bản
thân tôi cũng đã từng nhiều lần rơi nước mắt khi nghĩ tới việc chuyển nghề. Năm 2016, khi quyết định rời vị trí event manager cho một dự án ngoại giao của Liên minh Châu Âu, tôi đã phải mất gần một năm mới dám dứt khoát. Tôi biết nhiều người không cảm thấy hạnh phúc với lựa chọn nghề nghiệp của bản thân nhưng không dám thay đổi vì nhiều lý do. Lý do phổ biến nhất trong số đó là vì họ sợ.  Tôi đã từng viết một bài về nỗi sợ khi phải ra quyết định nghề nghiệp và tôi xin phép trích lại dưới đây.

Theo Jordan Hanks (Đại học Brigham Young), có hai nỗi sợ phổ biến khiến chúng ta khó dứt khoát trong việc ra quyết định nghề nghiệp, đó là sợ thất bại (fear of failure), và sợ cam kết (fear of commitment).

–       Sợ phải lo lắng về tương lai không chắc chắn

–       Sợ bị giảm giá trị

–       Sợ đánh mất sự hứng thú.

Nỗi sợ khi ở quá lâu trong chúng ta, nó không chỉ làm giảm khả năng ra những quyết định quan trọng mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần và đời sống cá nhân.

Là một người đã vài lần chuyển nghề, tôi chưa từng có lần nào cảm thấy hối hận. Điều duy nhất tôi hối hận hồi năm 2016 là sao mình đã không ra quyết định đó sớm hơn. Mỗi lần chuyển nghề, tôi lại có cơ hội được khám phá một “mảnh đất mới” và làm mới bản thân. Thâm chí bây giờ, dù đã làm nghề career coach và là một trong số ít người sống được với nghề này tại Việt Nam, tôi vẫn chuẩn bị tinh thần rằng một ngày nào đó có thể tôi sẽ lại chuyển nghề nếu tôi muốn. Tôi không còn cảm giác sợ hãi khi nghĩ tới việc chuyển nghề nữa bởi tôi biết rằng tôi luôn có nhiều hơn một lựa chọn và tôi hiểu rằng ở mỗi thời điểm của cuộc đời tôi có thể có những ưu tiên khác nhau. Nếu chọn sai, bạn
vẫn có thể chọn lại mà. Một cách tích cực hơn, nếu trải nghiệm với nghề mới không như những gì bạn kỳ vọng thì ít nhất bạn cũng đã được “nếm thử” để không phải ân hận vì muốn mà chưa làm được.

BẠN ĐÃ CHUẨN BỊ HÀNH TRANG?

Từ hai câu chuyện tôi chia sẻ ở trên, tôi hy vọng bạn sẽ cân nhắc liệu bạn thực sự không phù hợp với nghề bạn đang làm hay có điều gì đó
đang khiến bạn cảm thấy mệt mỏi với công việc hiện tại.

Để kiểm tra xem bạn đã thực sự sẵn sàng cho một cú nhảy nghề nghiệp, bạn có thể làm bài trắc nghiệm tại trang: https://www.careershifters.org/career-change-test

Lê Hằng

Nguồn tham khảo: 

Conroy, D. E. (2017). Achievement motives. In A. J. Elliot,
C. S. Dweck, & D. S. Yeager (Eds.), Handbook of competence and
motivation: Theory and application
 (2nd ed., pp. 25–42). The Guilford
Press.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *