Có nên vay tiêu dùng từ các công ty tài chính?

Tháng bảy 23, 2024

Nhờ nhiều ưu điểm phù hợp với giới trẻ như quy trình nhanh gọn, điều kiện cho vay dễ dàng, vay tiêu dùng đang trở thành 1 trong những hình thức cho vay phổ biến được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, không ít khách hàng cũng cho rằng các công ty tài chính triển khai dịch vụ này đang làm sai luật để thu lợi bất chính khi mức lãi suất cho vay thường cao 1 cách bất ngờ.
Vậy thực hư ra sao và liệu bạn có phù hợp để tham gia hình thức vay tiêu dùng này không? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

1, Vay tiêu dùng là gì?

Về cơ bản, vay tiêu dùng không khác biệt nhiều so với các hình thức vay truyền thống. Bạn mượn tiền từ ngân hàng trong 1 thời gian nhất định, sau đó trả lại khoản tiền gốc đã vay và thêm 1 khoản tiền lãi (chi phí cho khoản vay). Ngoài ra, 1 số đặc điểm khác biệt có thể kể đến như:
– Mục đích vay: Theo Thông tư 43/2016, các khoản vay tiêu dùng không được vượt quá 100 triệu VND, do đó thường phù hợp với các sản phẩm có giá trị không quá lớn (mua sắm đồ gia dụng, trả tiền điện nước, tiền học, hay đi du lịch). Nhờ đó mà chúng cũng có thời hạn trả nợ ngắn hơn so với các khoản vay lớn như vay mua nhà hay mua ô tô. 
Phương thức trả nợ thường sẽ là trả góp theo kỳ (ví dụ vay trong 1 năm và trả góp 12 kỳ, mỗi kỳ là 1 tháng). 
Tổ chức cho vay là các Công ty tài chính (CTTC) và các Ngân hàng. Cả 2 tổ chức này đều được coi là Tổ chức tín dụng (TCTD), tuy nhiên cơ chế cho vay lại có chút khác biệt. 
Các CTTC có lợi thế hơn về thủ tục cho vay đơn giản, giải ngân nhanh, đáp ứng ngay cả các khoản vay nhỏ, do đó đang trở nên rất phổ biến vì phù hợp với phần lớn tệp khách hàng, nhưng đổi lại lãi suất vay cũng thường cao hơn Ngân hàng. 
Ngân hàng thì ngược lại, ưu tiên sự an toàn, vì vậy thủ tục xét duyệt sẽ phức tạp và đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn, tuy nhiên hạn mức cho vay có thể rất cao nhờ nguồn lực về vốn và có mức lãi suất tốt nên sẽ phù hợp với các khoản vay lớn. 

– Phân loại: Tùy theo tiêu chí, vay tiêu dùng có thể được phân thành nhiều hình thức khác nhau. Nhưng nhìn chung, có 2 hình thức vay tiêu dùng phổ biến mà bạn cần nắm được, bao gồm: 
Vay tiêu dùng thế chấp: là hình thức cho vay có yêu cầu tài sản đảm bảo có giá trị như nhà, đất, xe cộ,… Nếu người vay không còn khả năng thanh toán hoặc có ý định chiếm đoạt số tiền đã vay, tài sản đảm bảo sẽ bị thu hồi như một cơ sở để bù đắp số tiền đã cho vay. 
Vay tiêu dùng tín chấp: là hình thức cho vay không yêu cầu tài sản đảm bảo. Do đó cơ sở cho vay là chỉ “sự uy tín” của bạn, vì thế mà mức rủi ro cho TCTD cũng cao hơn nên cách vay này cũng có mức lãi suất cao hơn vay thế chấp.
Do mục tiêu kinh doanh, các ngân hàng thường ưu ái những khoản vay thế chấp, trong khi vay tín chấp lại là thế mạnh của các công ty tài chính. 

2, Vì sao lãi suất cho vay của các TCTD thường khá cao?

Theo Bộ luật Dân sự thì mức lãi suất cho vay dân sự sẽ không được vượt quá 20%/năm. Tuy nhiên Luật TCTD lại cho phép các Ngân hàng, CTTC được tự thỏa thuận mức lãi suất cho vay với KH và không bị khống chế mức lãi suất tối đa. 
Như vậy các TCTD thích để mức lãi vay cao đến đâu cũng được hay sao?
Thì theo như Luật Hình sự 2015, có 1 quy định về tội Cho vay nặng lãi như sau: lãi suất cho vay nặng lãi là mức lãi suất vượt quá 5 lần lãi suất cho vay tối đa trong luật dân sự. Vậy chiếu theo Luật Dân sự ở trên thì mức lãi suất vượt quá 100% (5*20%=100%) sẽ bị coi là phạm tội cho vay nặng lãi.

Suy ra, mức lãi suất của các TCTD miễn không quá 100% là mức được pháp luật cho phép. Mặc dù mức này khá là cao nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng: 1 là nó đúng luật, và 2 là nó được thỏa thuận trước bởi TCTD và khách hàng trước khi ký hợp đồng, nên xét về cả tình và lý thì có vẻ đều không có gì sai hết. 
Tuy nhiên, trên thực tế, nếu như điểm tín dụng của bạn chỉ cần ở mức bình thường và trong quá trình trả nợ, bạn thanh toán đúng hạn, đúng quy định thì lãi suất vay trung bình cũng chỉ khoảng 10-18% mà thôi. Nên bạn không cần quá lo lắng nhé. 

3, Vậy bạn có nên vay tiêu dùng không? 

Từ những ưu điểm thuận tiện phía trên, bạn có thể nhận thấy việc tham gia 1 khoản vay tiêu dùng hiện nay không quá khó, thậm chí là còn rất dễ và ai cũng có thể tiếp cận. Tuy nhiên cái khó là làm sao để bạn có thể tối ưu được khoản vay đó và tránh dính vào các khoản nợ xấu không đáng có. Và 3 câu hỏi bên dưới sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
– Nhu cầu vay của bạn là thực sự cần hay chỉ là ham muốn tức thời?
Trước khi mua sắm hay vay để mua sắm 1 món hàng, hãy tự hỏi bản thân xem liệu mình có thực sự cần nó hay không, thay vì chỉ quan tâm đến giá cả, hãy quan tâm đến giá trị mà nó có thể mang lại cho bạn. 
Ví dụ: nếu chiếc laptop của bạn vẫn đang dùng tốt, thì việc bỏ 1 tháng lương ra mua 1 chiếc laptop đời mới chỉ để trông hợp thời hơn có lẽ là hơi hoang phí. Tuy nhiên nếu chiếc laptop đó là công cụ để giúp bạn làm thêm công việc và kiếm thêm thu nhập, thì đó lại là 1 khoản đầu tư hợp lý.
Bạn sẽ thấy rằng, câu trả lời đúng nhất chỉ bạn mới biết được. Tuy nhiên, nếu bạn đã chịu ngồi xuống và suy nghĩ về vấn đề “cần hay chỉ là thích” này trước khi mua bất kỳ 1 món đồ nào, thì chắc chắn bạn sẽ loại bỏ được kha khá các trường hợp vung tay quá trán rồi đấy.
– Khả năng trả nợ mỗi tháng của bạn là bao nhiêu?
Đây là yếu tố quan trọng nhất trước khi bạn sở hữu cho mình bất kỳ khoản nợ nào, đó chính là kế hoạch trả nợ. 
Nếu tính toán mỗi tháng để ra được 1 triệu tiền nhàn rỗi (sau khi thu nhập đã trừ hết các chi phí cần thiết), thì khoản trả góp hàng tháng của bạn chỉ nên thấp hơn hoặc bằng mức đó. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu được số tiền nhàn rỗi mà không phải chịu áp lực phải cắt giảm các khoản chi tiêu quan trọng khác, trong khi vẫn có thể tận hưởng lợi ích tiêu dùng từ sản phẩm mà bạn đang trả góp. 
Hãy nhớ, nếu để 1 khoản vay vượt quá khả năng chi trả, bạn rất có thể sẽ rơi vào tình trạng nợ nần và gặp rủi ro tài chính nghiêm trọng. Nợ xấu khiến hồ sơ vay của bạn bị ảnh hưởng, giảm uy tín cá nhân và có thể bị từ chối các dịch vụ tài chính sau này.
– Có cách nào khác để mua món hàng đó không?
Chúng ta phải thừa nhận với nhau 1 điều rằng, lãi suất cho vay của các TCTD khá cao. Do đó nếu có 1 phương án nào giúp giảm chi phí lãi vay đó xuống, chúng ta sẽ nên ưu tiên phương án đó trước khi chọn cách vay tiêu dùng. 
Ví dụ nếu bạn có thể vay từ người thân, bạn bè với mức lãi suất thấp hơn hoặc có sẵn 1 khoản tiết kiệm thì hãy ưu tiên dùng các nguồn vốn đó trước, nếu chưa đủ thì hãy tính đến chuyện vay thêm. 
– Lời khuyên cuối cùng
Sau khi đã trả lời được 3 câu hỏi trên, nếu phương án vay tiêu dùng là lựa chọn tốt nhất, lúc này hãy chọn 1 sản phẩm phù hợp dựa trên các yếu tố như: 
Uy tín của bên cho vay: Đó phải là các TCTD có giấy phép hoạt động theo đúng quy định của pháp luật (cái này các bạn hỏi bác google cái là ra). Thông tin minh bạch, công khai. Đã hoạt động nhiều năm trên thị trường. Và nhận được phản hồi tốt từ những người dùng trước.
Lãi suất: 1 lưu ý là đôi khi các tổ chức cho vay sẽ có cách tính lãi vay khác nhau như: lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất phụ thuộc vào thời gian vay. Do đó để đơn giản, hãy thử bảo người tư vấn quy tất cả về tổng chi phí lãi dự kiến bạn sẽ phải trả là bao nhiêu. 
Các chi phí khác: Ngoài lãi suất, vẫn còn những khoản “phụ phí” khác mà bạn bắt buộc phải quan tâm để tránh đến lúc đóng tiền rồi mới biết. Các chi phí này có thể bao gồm: phí phạt thanh toán trễ hạn, lãi phát sinh khi thanh toán trễ, phí trả nợ trước hạn,…

** Mở rộng: Và nếu các bạn vẫn chưa biết tìm đâu được 1 khoản vay tiêu dùng ưng ý thì sản phẩm vay tiêu dùng của Ngân hàng CIMB (nhà tài trợ của bài viết này) rất có thể sẽ giúp ích được cho bạn.
Với việc được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động hợp pháp, các khoản vay do Ngân hàng CIMB kết hợp cùng đối tác F88 cung cấp luôn được đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin dành cho khách hàng. Với mức lãi suất thấp chỉ 1.35%/tháng, quy trình đăng ký thuận tiện 100% online không cần thế chấp, và tiết kiệm được nhiều loại chi phí như: phí xử lý hồ sơ, phí quản lý khoản vay, phí bảo hiểm; nhờ đó mà sản phẩm vay tiêu dùng của CIMB rất phù hợp với xu thế tiêu dùng nhanh hiện nay cũng như dành được nhiều sự yêu thích từ các khách hàng trẻ. 
Thông tin chi tiết mình sẽ để link dưới đây nhé:

4, Kết luận

Nhìn nhận 1 cách khách quan, lãi suất vay cao hay thấp thực chất chỉ mang tính tương đối. Vì nó phụ thuộc vào cách bạn có thể sử dụng những đồng tiền vay đó để đạt hiệu quả cao hơn so với chi phí vay hay không. Nếu lãi suất 10% nhưng bạn có thể tạo ra lợi nhuận 20% thì mức lãi suất đó không cao, nhưng nếu lãi suất chỉ 5% mà bạn không tạo ra được giá trị gì thì lại mức lãi đó lại là rất cao. 
Vốn dĩ việc vay tiền là bạn đang sử dụng dòng vốn của mình ở tương lai và phải trả 1 mức chi phí cho việc đó (chính là lãi vay). Vậy thì việc cân nhắc mức lãi suất đắt hay rẻ chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là việc bạn phải cân nhắc xem cách sử dụng khoản “vốn tương lai” đó thế nào để tận dụng được tối đa lợi ích đòn bẩy mà nó đem lại. 
Disclaimer: Thông tin trong bài viết hoàn toàn dựa trên kiến thức & trải nghiệm của tác giả, CIMB Bank không cung cấp thông tin hay định hướng nội dung bài viết để đảm bảo tính khách quan và trung lập.
—————————————————-
Trang cá nhân tác giả:

Anh chị cần mua bàn ghế ăn gia đình thì tham khảo trang này bên em với nhé này ạ. Xin cảm ơn.