Điểm xung đột: Kiệt sức trong ‘địa ngục’ tiền tuyến; đặc nhiệm Ukraine tấn công tận Syria

Tháng sáu 9, 2024

Điểm xung đột: Kiệt sức trong ‘địa ngục’ tiền tuyến; đặc nhiệm Ukraine tấn công tận Syria

Trong thông báo trên Telegram, HUR không nêu rõ Su-57 bị bắn trúng như thế nào hoặc do đơn vị nào của quân đội Ukraine thực hiện.

Một blogger quân sự Nga tên là Fighterbomber cho biết báo cáo về cuộc tấn công vào Su-57 là chính xác và nó đã bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công. Theo Reuters dẫn thông tin từ HUR, máy bay bị đánh trúng khi đang đậu tại sân bay Akhtubinsk, cách tiền tuyến ở Ukraine 589km.

Kể từ đầu cuộc xung đột, Ukraine đã nhiều lần tiến hành các cuộc tấn công với khoảng cách có khi đến hơn 1.000km sâu vào lãnh thổ Nga bằng UAV.

Blogger Fighterbomber cho biết chiếc Su-57 đã bị trúng mảnh vỡ và hiện đang đánh giá thiệt hại để xem máy bay có thể sửa chữa được hay không. Người này nói thêm rằng nếu máy bay được đánh giá là không thể sửa chữa thì đây sẽ là tổn thất Su-57 đầu tiên của Nga.

Mặc dù được coi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga và cạnh tranh với các dòng máy bay tương đương của Mỹ, Su-57 gặp nhiều chậm trễ trong quá trình phát triển và chỉ được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2022.

Đây là máy bay chiến đấu hạng nặng có khả năng thực hiện nhiều vai trò khác nhau trên chiến trường.

Vụ tấn công nói trên là một trong số không nhiều thành công gần đây của Ukraine khi Nga đang nắm thế chủ động tại các mặt trận và giành được một số ngôi làng ở khu vực Kharkiv (đông bắc Ukraine).

Trong một diễn biến khác, Tổng Giám đốc Sergei Shmotyev của công ty Nga Fores tuyên bố bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg rằng công ty sẽ thưởng 15 triệu rúp (hơn 4,2 tỉ đồng) cho việc bắn hạ chiếc máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên ở Ukraine.

Hãng tin TASS ngày 8.6 dẫn lời ông Shmotyev nhấn mạnh: “Chúng tôi đã công bố giải thưởng cho việc tiêu diệt máy bay chiến đấu F-16 nếu những chiếc máy bay đó được cung cấp cho Kyiv”.

Ông Shmotyev đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Ukraine chuẩn bị nhận F-16 từ những quốc gia như Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ. Công ty Fores trước đó đã công bố giải thưởng tiền mặt cho việc phá hủy xe tăng do phương Tây cung cấp cho Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhiều khả năng sẽ hủy bỏ kế hoạch thành lập quỹ viện trợ quân sự 5 năm cho Ukraine sau khi vấp phải sự phản đối từ những thành viên trong liên minh.

Bộ trưởng Quốc phòng Áo Klaudia Tanner chỉ trích một số nước phương Tây đã cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ để tấn công vào đất Nga. Bà Tanner nói với báo Die Presse rằng động thái đó đã “vượt lằn ranh đỏ” của Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Áo nói thêm rằng ít nhất thì bà cũng “hài lòng khi Tổng thư ký NATO đã làm rõ rằng NATO sẽ không gửi quân tới Ukraine”.

Nga đã cảnh báo việc phương Tây bật đèn xanh cho Kiev có thể kéo theo hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến thế chiến.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ hôm 7.6 lại đưa ra nhận định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như “gián tiếp chỉ ra” rằng Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga chưa vượt qua “lằn ranh đỏ”.

ISW theo dõi phát biểu mới đây của Tổng thống Putin và bình luận rằng: “Ông Putin tuyên bố rằng học thuyết hạt nhân của Nga kêu gọi Nga chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp đặc biệt đe dọa đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nga. Ông nghĩ trường hợp như vậy chưa xảy ra, do đó, Nga không nhất thiết phải dùng vũ khí hạt nhân”.

Theo ISW, phát ngôn này của ông Putin cho thấy sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của giới chức Nga. Trước đây, ông Putin và các quan chức Điện Kremlin liên tục cảnh báo dùng vũ khí hạt nhân nếu phương Tây cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí viện trợ.

Kính mời quý vị đón xem bản tin cập nhật tình hình tại các điểm nóng xung đột thế giới ngày 9.6.2024 của Báo Thanh Niên.


Bạn đang đọc Điểm xung đột: Kiệt sức trong ‘địa ngục’ tiền tuyến; đặc nhiệm Ukraine tấn công tận Syria tại website hungday.com