Điện tử, chất bán dẫn Việt Nam hút mạnh dòng vốn từ Đài Loan
Điện tử, chất bán dẫn Việt Nam hút mạnh dòng vốn từ Đài Loan
(Xây dựng) – Ngày càng nhiều nhà sản xuất Đài Loan đã thiết lập chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam với tầm nhìn đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro sản phẩm.
Ngày càng nhiều nhà sản xuất Đài Loan đã thiết lập chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam. (Ảnh minh họa) |
Savills Việt Nam cho biết, trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam thu hút tổng cộng 15,18 tỷ USD FDI đăng ký, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và Đài Loan là nhà đầu tư lớn thứ 6.
Ông John Campbell, Phó Giám đốc Dịch vụ Bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam thông tin thêm, Đài Loan có 39 dự án sản xuất đăng ký mới tại Việt Nam với tổng giá trị 513,37 triệu USD. Trong đó, 22 dự án nằm ở phía Bắc và 17 dự án ở phía Nam.
Mặc dù phía Bắc thu hút nhiều dự án sản xuất mới hơn song phía Nam ghi nhận nhận phần lớn giá trị đầu tư với 285,4 triệu USD. Sự khác biệt này chủ yếu nhờ vào khoản đầu tư lớn 250 triệu USD của Công ty Tripod Technology tại khu công nghiệp Châu Đức ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Việt Nam thu hút đầu tư mạnh vào điện tử, công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa) |
Cũng theo ông John Campbell, trong số 39 dự án sản xuất mới của Đài Loan, có 24 giao dịch là đất công nghiệp và 15 dự án nhà xưởng. Các dự án cần đất công nghiệp chiếm ưu thế về doanh thu, chiếm 92% vốn đầu tư. Tuy nhiên, các giao dịch nhà xưởng, chiếm 38% tổng số dự án, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng từ nhiều nhà sản xuất Đài Loan, từ nhà cung cấp đến các tập đoàn điện tử lớn, các ngành công nghiệp giá trị gia tăng trung bình cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các phân tích cho thấy, những công ty này thường không yêu cầu quỹ đất lớn và thích hợp đồng thuê ngắn hạn hơn do phụ thuộc vào hợp đồng với khách hàng. Nhu cầu này tạo cơ hội cho các nhà phát triển nhà xưởng và kho ở Việt Nam. Ví dụ, BW Industrial Development, nhà phát triển bất động sản công nghiệp cho thuê lớn nhất Việt Nam, hiện có 18 khách thuê người Đài Loan, bao gồm Jusda, Sable Speaker Solutions, Tập đoàn FSP và Alltop.
Theo ngành công nghiệp, nhóm ngành điện tử đứng đầu về giá trị đầu tư với bốn 4 dự án, tổng cộng 255 triệu USD, chiếm 50%. Ngành may mặc đứng thứ hai, chiếm 24% với 5 dự án, tiếp theo là thiết bị điện với 11% với 7 dự án.
Sở dĩ các nhà đầu tư Đài Loan chọn Việt Nam là do họ ưa thích lực lượng lao động trẻ, ngày càng có tay nghề cao. (Ảnh minh họa) |
Đáng chú ý, Công ty Wistron đứng sau Công ty Tripod Technology, là khoản đầu tư sản xuất điện tử lớn thứ hai của Đài Loan trong 6 tháng đầu năm 2024 với 24,5 triệu USD.
Theo các chuyên gia, sở dĩ các nhà đầu tư Đài Loan chọn Việt Nam là do họ ưa thích lực lượng lao động trẻ, ngày càng có tay nghề cao. Ngoài ra, môi trường kinh doanh ổn định, chi phí lao động và xây dựng cạnh tranh cũng như vị trí địa lý gần các thị trường tiêu thụ, cùng sự tham gia tích cực vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng là điểm cộng của Việt Nam. Vì vậy, ngày càng nhiều nhà sản xuất Đài Loan đã thiết lập chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam với tầm nhìn đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro sản phẩm, trong đó có các tập đoàn điện tử lớn như Foxconn, Pegatron, Compal và Wistron.
Ông John Campbell dự báo, khu vực phía Bắc dự kiến sẽ tiếp tục thu hút các khoản đầu tư điện tử và chất bán dẫn từ Đài Loan, trong khi khu vực phía Nam có khả năng nhận các dự án sản xuất có giá trị gia tăng trung bình.
Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com
Anh chị bên phía chủ đầu tư cần tham khảo đơn vị làm nội thất gia đình thì xem tại website này nha Kệ gỗ đựng đồ. Xin cảm ơn.