Dò kim loại, bất ngờ tìm thấy thanh kiếm cổ 2.500 tuổi

Dò kim loại, bất ngờ tìm thấy thanh kiếm cổ 2.500 tuổi Claus Falsby – thợ dò kim loại nghiệp dư

Một người dò kim loại nghiệp dư đã tìm thấy một kho báu quý giá tại đầm lầy gần Veksø, Đan Mạch. Trong số này có một thanh kiếm khoảng 2.500 tuổi.

Vào mùa xuân năm 2024, Claus Falsby – thợ dò kim loại nghiệp dư đã có một khám phá đáng kinh ngạc tại một đầm lầy gần Veskø, Đan Mạch trong chuyến đi đầu tiên. Người này phát hiện nhiều hiện vật quý giá khoảng 2.500 năm tuổi, bao gồm một thanh kiếm.

Thanh kiếm bằng đồng có hình chữ “S”. Ngoài thanh kiếm cổ, Falsby còn tìm thấy một số chiếc nhẫn, 2 chiếc rìu và vài hiện vật khác. Sau khi tìm thấy những cổ vật quý hiếm trên, Falsby đã liên hệ với tổ chức bảo tàng ROMU và nhà khảo cổ học Emil Winther Struve đã được phân công để kiểm tra, phân tích các hiện vật.

Thanh kiếm bằng đồng có hình chữ "S".
Thanh kiếm bằng đồng có hình chữ “S”.

Theo nghiên cứu của nhà khảo cổ học Struve, đây là một phát hiện rất hiếm. Trước đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số hiện vật bằng đồng trong các đầm lầy có niên đại vào đầu và giữa thời Đồ Đồng. Thế nhưng, họ chưa có nhiều thông tin về giai đoạn cuối thời Đồ Đồng.

Nhà khảo cổ học Struve cho rằng, những cổ vật mà Falsby tìm thấy bằng máy dò kim loại có thể được người xưa chôn cất để tôn vinh một vị thần cổ xưa thông qua nghi lễ. Đây có thể chính là lý do vì sao thanh kiếm có hình dáng độc đáo.

Thanh kiếm được uốn cong thành hình chữ “S” trước khi được chôn trong đầm lầy. Đinh tán sắt ở chuôi thanh kiếm là một trong những đinh tán sắt sớm nhất được biết đến ở Đan Mạch, có niên đại từ khoảng năm 500 trước Công nguyên.

Thanh kiếm dường như được nhập khẩu từ vùng núi Alps phía bắc, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hallstatt ở khu vực đó khi ấy. “Kiếm của người Hallstatt chắc chắn hơn, nặng hơn và phù hợp hơn để chém thay vì đâm, phản ánh sự thay đổi trong các kỹ thuật chiến đấu”, nhà khảo cổ học Struve cho hay.

Theo nhà khảo cổ học Struve, Do thanh kiếm được uốn cong để thực hiện nghi lễ nên nó không còn là vũ khí hiệu quả trong giao chiến. Tuy nhiên, sự khéo léo và vật liệu tinh xảo khiến nó trở thành vật hiến tế có giá trị. Ông cho biết thêm các nghi lễ hiến tế từng phổ biến ở đầu thời Đồ Đồng nhưng đã “suy thoái” vào cuối thời Đồ Đồng.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *