Đồng Nai sở hữu nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam
Đồng Nai sở hữu nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam
(Xây dựng) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp với tổng số khoảng 2.092 dự án.
Đồng Nai phát triển các khu công nghiệp, thúc đẩy thu hút đầu tư. (Ảnh minh họa) |
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, tỉnh Đồng Nai lớn thứ ba vùng Nam Bộ với diện tích khoảng 5.903,4 km2. Theo Cục Thống kê Đồng Nai, ước tính dân số năm 2023 của tỉnh là hơn 3,3 triệu người, tăng 1,69% so với cùng kỳ.
Hiện địa phương này sở hữu nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam. Tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch 39 khu công nghiệp với diện tích gần 190 km2. Trong đó, 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, với tỷ lệ lấp đầy khoảng 86%.
Theo thông tin từ UBND tỉnh, 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng số khoảng 2.092 dự án. Trong đó có 1.440 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đạt 29,5 tỷ USD, vốn thực hiện 22,7 tỷ USD và 652 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 79,6 nghìn tỷ đồng. Một số quốc gia đứng đầu trong đầu tư vào Đồng Nai là Hàn Quốc, Nhật Bản…
Những địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp của Đồng Nai là: Long Thành, Biên Hoà, Nhơn Trạch. Đặc biệt, thành phố Biên Hoà tập trung 6 khu công nghiệp đang hoạt động tương đối ổn định cùng hơn 450 doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh.
Tại những địa bàn này, các khu công nghiệp phát triển ở rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực, bao gồm: Dệt may, cơ khí, chế biến thực phẩm hay điện tử… Ngoài ra, Đồng Nai cũng đang dần hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng công nghiệp xanh. Năm 2020, Amata Đồng Nai là một trong ba khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam được chọn để xây dựng mô hình thí điểm khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu theo hướng toàn cầu.
Hiện nay Đồng Nai sở hữu nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam. (Ảnh minh họa) |
Hơn nữa, vị trí địa lý của Đồng Nai cũng khá thuận lợi, cụ thể: liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh , tiếp giáp khu vực Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên. Ngoài ra, tỉnh cũng có mạng lưới giao thông quốc gia, hệ thống đường kết nối liên tỉnh, liên huyện như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, tuyến đường sắt Bắc Nam, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây…
Được biết, theo định hướng từ nay đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai sẽ bố trí quỹ đất phát triển các khu công nghiệp tập trung nhiều tại một số khu vực, gồm thành phố Biên Hoà 1.412 ha; huyện Long Thành 5.483 ha; huyện Cẩm Mỹ 2.556 ha; huyện Nhơn Trạch 3.907 ha; huyện Trảng Bom 2.321 ha; huyện Thống Nhất 976 ha; huyện Xuân Lộc 609 ha…; đồng thời bố trí quỹ đất để phát triển các cụm công nghiệp tập trung nhiều tại huyện Vĩnh Cửu 446 ha; huyện Long Thành 343 ha; huyện Trảng Bom 181 ha; huyện Thống Nhất 217 ha…
Đồng Nai chú trọng thu hút các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp cao. |
Theo quy hoạch, đến năm 2050 sẽ là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao, đầu mối giao thương quốc tế, du lịch dịch vụ gắn với văn hóa tâm linh và đô thị đẳng cấp quốc tế với mô hình đô thị thông minh bền vững, đáng sống, nơi tập trung trí thức và nhân tài. Tầm nhìn đến năm 2050, ngành công nghiệp của Đồng Nai dẫn đầu cả nước với các ngành công nghiệp công nghệ cao, là động lực tăng trưởng trong những năm tới của nền kinh tế. Trong đó, tỉnh chú trọng vào công nghiệp hỗ trợ cho nhóm ngành giá trị cao trong nước và trên thế giới và song song đó, duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ các nhóm ngành chủ lực còn lại.
Nền tảng cho ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai bứt phá trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2050 là các bước tiến trong khoa học kỹ thuật, ứng dụng mô hình công nghiệp 4.0, mô hình sản xuất thông minh (SMART) vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo nâng cao giá trị, phát triển bền vững và hướng tới hoàn thiện toàn bộ chuỗi giá trị của các ngành nghề, lĩnh vực thế mạnh.
Trong lộ trình đến 2050, giai đoạn 2022 – 2025 là thời kỳ đẩy mạnh việc triển khai và thu hút đầu tư có chọn lọc các ngành nghề, lĩnh vực vào các khu công nghiệp hiện hữu và mới thành lập trên địa bàn tỉnh, trong đó, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp cao và bước đầu hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.
Giai đoạn 2025 – 2030, tỉnh Đồng Nai phấn đấu trở thành tỉnh dẫn đầu trong phát triển công nghiệp, là trung tâm công nghiệp hỗ trợ của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng với đó là đẩy nhanh việc hoàn thiện hạ tầng các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng như các trung tâm đào tạo nghề nghiệp hiện đại của khu vực và cả nước, hình thành sơ bộ hệ sinh thái công nghiệp 4.0 ở tỉnh.
Tỉnh Đồng Nai cũng xác định 5 trụ cột phát triển, trong đó có trụ cột trung tâm công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ công nghiệp hiện đại.
Giai đoạn 2025 – 2030, tỉnh Đồng Nai phấn đấu trở thành tỉnh dẫn đầu trong phát triển công nghiệp, là trung tâm công nghiệp hỗ trợ của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Đến năm 2050, Đồng Nai sẽ là trung tâm công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ công nghiệp của cả nước và khu vực. Nhóm sản phẩm mũi nhọn gồm công nghiệp hàng không; thiết bị tự động hóa và thiết bị công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển ngành công nghiệp theo định hướng hướng khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái hiện đại gắn với thành phố sân bay, trong đó có ít nhất 3 khu công nghiệp xanh đạt chuẩn Net-Zero, hình thành các “thung lũng” cơ khí điện tử, hóa dược – sinh học hiện đại.
Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com
Anh chị bên phía chủ đầu tư cần tham khảo đơn vị làm nội thất gia đình thì xem tại website này nha Kệ gỗ đựng đồ. Xin cảm ơn.