Đức Đạt Lai Lạt Ma có phải là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm?

Tháng mười 31, 2024

Trước năm 1959 (* xem chú thích ở cuối bài viết), Tây Tạng theo chế độ thần quyền, theo đó:

– Kinh tế của Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp.

– 95% dân số còn lại được chia thành ba giai cấp: nông nô, nông nô đã phá sản, nô lệ.

– Nhiều pháp khí mà các Lạt Ma sử dụng trong các hoạt động tôn giáo được làm từ chất liệu có nguồn gốc từ nô lệ. VD như trống d.a người, kèn làm bằng x.ương ống chân…

Trong cuốn Con Đường Mây Trắng của ông Lạt Ma người Đức Anagarika Govinda (bản dịch của Nguyễn Tường Bách) có nói đến sự kiện Trung Cộng kéo quân đến tiếp quản Tây Tạng, cướ.p bóc các tu viện, đậ.p ph.á những bức tượng cổ và những linh vật để tìm vàng (có cả ảnh chụp một pho tượng cổ bị khoét lỗ). Một phiên bản khác của cuốn sách trên là cuốn Đường Mây Qua Xứ Tuyết (bản dịch của Nguyên Phong) thì lại không hề nhắc đến sự kiện đó (có thể là do NXB ở VN kiểm duyệt, hoặc do Nguyên Phong dịch không trung thành với nguyên tác, bản dịch của Nguyên Phong mỏng hơn khá nhiều so với bản của Nguyễn Tường Bách).

Có thể nói, những giai cấp cao ở Tây Tạng như chủ nô, quý tộc, Lạt Ma và những người Tây Tạng đang sống lưu vong gần như không có thiện cảm với TQ, vì những người này bị chính quyền TQ cướ.p đi phần lớn tài sản, giải phóng hết nô lệ. Những loại tài sản mà TQ không thể mang đi hoặc ít có giá trị như đất đai, gia súc, hạt giống… thì họ chia cho dân nghèo và những người nô lệ vừa được giải phóng (do đó, những người này có thiện cảm với TQ hơn).

Nói thêm về Đức Đạt Lai Lạt Ma

– Đức Đạt Lai Lạt Ma sống như một vị vua trong hệ thống thần quyền (ông có cung điện, kẻ hầu người hạ, người dân phải nộp thuế cho ông…) Điểm khác biệt duy nhất giữa ông và các ông vua phong kiến khác là chế độ của ông không theo quy tắc cha truyền con nối mà dựa trên nghi lễ tôn giáo. Tuy là người giàu nhất và nắm giữ quyền lực cao nhất ở Tây Tạng, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma rất ít quan tâm đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, khiến Tây Tạng đi sau phần còn lại của thế giới hàng thế kỷ về mặt khoa học – công nghệ.

– Thiết chế Đạt Lai Lạt Ma của phái Gelugpa (có tài liệu viết là Gelukpa – phái Mũ Vàng) được duy trì suốt nhiều thế kỷ ở Tây Tạng. Do đó, phái Gelugpa ngày càng chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh với những tông phái khác ở Tây Tạng như Nyingma, Kagyu, Sakya, Jonangpa, Bodongpa… Điều này đã gây không ít bất mãn cho các Lạt Ma thuộc những tông phái khác.

Lý giải cho quyết định trên, có người suy đoán rằng ông không muốn chính quyền TQ lợi dụng việc tái sinh của ông để dựng lên một Đức Đạt Lai Lạt Ma bù nhìn trong tương lai. Có người thì cho rằng do ông đang sống lưu vong ở Ấn Độ, nếu ông tái sinh ở Tây Tạng thì các đệ tử của ông khó về Tây Tạng để rước ông đi (do Tây Tạng đã nằm dưới sự kiểm soát của TQ); nếu ông tái sinh ở ngoài Tây Tạng thì lại gặp khó khăn về mặt pháp lý ở đất nước sở tại khi các đệ tử của ông muốn mang đứa trẻ tái sinh ấy đi huấn luyện để trở thành một Đức Đạt Lai Lạt Ma mới.

Một người nô lệ ở Tây Tạng bị ch.ặt chân vì tội bỏ trốn

Một người nô lệ ở Tây Tạng bị ch.ặt chân vì tội bỏ trốn

Bữa ăn của những nô lệ ở Tây Tạng

Bữa ăn của những nô lệ ở Tây Tạng

Trở lại với câu hỏi ở tiêu đề bài viết: Đức Đạt Lai Lạt Ma có phải là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm?

Theo trang dalailama.com thì Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì “KHÔNG”. Tôi xem ông là một hình tượng được người ta xây dựng lên và thần thánh hóa để duy trì lợi ích nhóm và vị thế chính trị của phái Mũ Vàng (Gelugpa) ở Tây Tạng, thậm chí giải thưởng Nobel Hòa Bình từng được trao cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng mang nặng màu sắc chính trị (Henry Kissinger – nhà ngoại giao của Mỹ trong thời kỳ Mỹ xâm lược VN – cũng từng nhận giải Nobel Hòa Bình). Đức Đạt Lai Lạt Ma “tái sinh” để trở thành công cụ phục vụ mục đích chính trị của một phe phái. Và khi vị thế chính trị của phe phái ấy mất đi, việc “tái sinh” của ông không cần thiết nữa.

Chú thích:

https://dotchuoinon.com/2012/10/22/tam-quan-trong-cua-giao-duc-phan-2/
https://info-buddhism.com/Human-Rights-in-Tibet-before-1959_Robert_Barnett.html
https://thanhnien.vn/huyen-bi-chuyen-hoa-than-tai-sinh-cua-cac-lat-ma-185499831.htm
https://vn.dalailama.com
https://qr.ae/p2JKjH
https://qr.ae/p2Js8j
https://qr.ae/p2JMM0