Elon Musk Dấn Thân Vào Chính Trường Hoa Kỳ

Tháng mười một 17, 2024

Elon Musk thực sự tin rằng mục tiêu sống và sứ mệnh của mình là cứu nhân loại. Ông đã biến mục tiêu đó thành trọng tâm của tất cả các công ty mình sở hữu. Ví dụ, ông thành lập SpaceX hơn hai thập kỷ trước với mục tiêu đưa nhân loại lên sao Hỏa trong trường hợp có chuyện gì đó xảy ra với Trái Đất. Ông là một trong những nhà đầu tư ban đầu của Tesla và sau đó trở thành CEO vì ông lo lắng về nhiên liệu hóa thạch. Elon trở thành người giàu nhất thế giới khi thực hiện tất cả những dự án này.

Bắt đầu từ năm 2020, thời điểm xảy ra đại dịch. California đã áp dụng hàng loạt lệnh hạn chế đối với người dân và doanh nghiệp. Và hầu hết các hoạt động của công ty Elon Musk đều diễn ra ở bang này. Musk lên tiếng phản đối những lệnh cấm này vì ông ấy cực kỳ phản đối các quy định và ghét việc chính phủ hoặc bất kỳ ai ra lệnh cho mình phải làm gì. Vậy nên việc phải đóng cửa các nhà máy Tesla khiến Elong vô cùng tức giận. Và cuối cùng, ông ấy đe dọa sẽ di dời các nhà máy khỏi California.

Về cơ bản, sự kiện này đã tạo ra sự căng thẳng giữa Tesla và chính quyền Biden đến mức khiến Elon bắt đầu hành trình chính trị của mình. Musk thực sự khó chịu không chỉ vì lý do kinh doanh mà thực sự nó trở thành một mối thù cá nhân và hình thành một ý thức hệ mới. Hãy nhớ rằng, vào khoảng năm 2022, ông ấy mua lại Twitter, đổi tên thành X và biến nó thành một nền tảng tự do ngôn luận. Ông ấy nghĩ rằng những người bảo thủ đã bị kiểm duyệt trên Twitter. Tại thời điểm ấy, Donald Trump đã bị cấm khỏi Twitter cũng như những tiếng nói bảo thủ khác. Elon Musk muốn Twitter trở thành nơi tự do ngôn luận với mọi hình thức.

Vivian đã có một số phản hồi chọn lọc đáp lại rằng cha mình không hề bị lừa để ký vào mẫu đơn đó. Nhưng toàn bộ sự việc thực sự cho thấy cách suy nghĩ của Elon đã thay đổi và trở nên cực đoan hơn như thế nào trong vài năm trở lại đây.

Tất cả những điều trên giúp chúng ta hiểu rằng đến năm 2024, Musk đã ngày càng liên kết với hệ tư tưởng cánh hữu. Nhưng từ khi nào Musk và Trump đã thực sự hợp tác với nhau?

Vào đầu năm nay, Musk đã gặp một số người bạn tỷ phú, một trong số họ đã khuyến khích ông nên tham gia vào chiến dịch tranh cử và quyên góp. Sau đó, Elon Musk đã gặp Trump. Vào tháng 6, ông ấy đã thành lập một Super PAC sẵn sàng đầu tư vào chiến dịch của Trump. Super PAC đã quyên góp hơn một trăm triệu đô la. Điều đó khá bình thường đối với một tỷ phú hoặc với một nhà tài trợ khác. Nhưng điều bất thường là Super PAC của Musk được gọi là America PAC, ông và các cộng sự đã gõ cửa 11 triệu ngôi nhà ở các tiểu bang chiến trường để kêu gọi người dân đi bầu cử.

Musk có rất những người rất giỏi giúp ông điều hành công ty của mình. Để thực hiện hóa mục tiêu cứu nhân loại, chính xác những gì ông ấy nghĩ mình nên làm bây giờ là tham gia vào chính trị. Trên thực tế, ông ấy đã nói rằng mình vẫn thực sự không muốn, nhưng ông ấy phải làm thế vì nền văn minh nhân loại đang bị đe dọa. Vào đêm bầu cử, một bức ảnh gia đình của Trump có Elon Musk ngay bên cạnh. Vài ngày kể từ cuộc bầu cử, ông ấy luôn ở Mar-a-Lago. Musk được cho là đã có mặt trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Trump. Ông ấy tư vấn cho Trump về các vị trí trong nội các. Và sau đó, như chúng ta đã biết vào đêm thứ Ba, Musk được bổ nhiệm vào vị trí của riêng mình.

Với riêng SpaceX đã nhận được 10 tỷ đô la hợp đồng từ chính phủ liên bang trong năm năm qua để vận chuyển hàng hóa lên vũ trụ. Bao gồm hàng hóa và phi hành gia lên Trạm vũ trụ, vệ tinh do thám, hệ thống phòng thủ tên lửa và hàng chục mặt hàng khác cho chính phủ liên bang. SpaceX không giống bất kỳ công ty vũ trụ thương mại nào khác trong lịch sử Hoa Kỳ, xét về mức độ thống trị và số tiền thu được từ việc cung cấp các dịch vụ đó cho chính phủ liên bang.

Và đó là một phần lý do khiến ông tham gia nhiều hơn vào chính trị. Ông nghĩ rằng điều đó có thể giúp ông có sức mạnh để giúp vô hiệu hóa hạn chế quyền lực và giảm bớt những gì ông coi là các yêu cầu thừa thãi hoặc vô lý để giúp xóa bỏ sự chậm chạp khiến ông thất vọng. Và Musk đã nói rõ trong chiến dịch tranh cử tổng thống rằng ông muốn được bổ nhiệm vào một vị trí trong chính phủ Trump trong tương lai, nơi sẽ trao cho ông quyền lực để giúp giám sát việc cắt giảm đáng kể các quy định, nhân viên và chi tiêu của liên bang.

Trump thích nói với Musk rằng ông vô cùng ấn tượng với những gì Musk có thể làm được tại Twitter. Ông gọi đùa Musk là Cutter In Chief. Ông thấy Musk có khả năng đáng kinh ngạc trong việc tìm ra cách giảm chi phí và loại bỏ lãng phí. Và thực tế là tại Twitter, Musk đã cắt giảm khoảng 2/3 nhân viên. Và dù ban đầu có chút gập ghềnh, nhưng X vẫn hoạt động mà không cần hơn 2/3 số nhân viên so với ban đầu. Vì vậy, Trump tin tưởng rằng Musk là người mà ông thực sự cần để cắt giảm đáng kể các quy định và chi tiêu của liên bang.

Chúng ta không biết mục tiêu đầu tiên của Elon Musk sẽ là gì. Nhưng có một vài việc khiến ông ấy thất vọng về những xung đột mà ông ấy đã gặp phải với các cơ quan quản lý liên bang. Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất là SpaceX với những gì đã xảy ra ở Boca Chica, Texas, gần biên giới Mexico, nơi đang thử nghiệm tên lửa Starship. SpaceX đã nhiều lần gây ra thiệt hại về môi trường ở khu vực nằm ngay ngoài rìa một khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia và một công viên tiểu bang. Khi phát triển tên lửa, SpaceX đã nhiều lần phớt lờ những điều mà Cơ quan Cá và Động vật hoang dã và Bộ Nội vụ cho là giới hạn đối với hoạt động của công ty.

Sẽ không ngạc nhiên nếu đó là một trong những nơi đầu tiên mà ông ấy đến và cố gắng thu hồi một số quyền hạn quản lý mà cơ quan này có. Nhưng chắc chắn đó không phải là cơ quan duy nhất mà ông ấy muốn nhắm đến. Elon Musk hiện đang bị điều tra hoặc bị kiện bởi một nhóm các cơ quan liên bang — Ủy ban Cơ hội Bình đẳng, Ban Quan hệ Lao động Quốc gia, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán, Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia, Bộ Tư pháp, tất nhiên là EPA. Tất cả họ đều đang xem xét Tesla và cho rằng công ty này đã vượt quá luật pháp. Có mối lo ngại về các công cụ lái xe tự động trên ô tô Tesla và liệu chúng có liên quan đến các vụ tai nạn chết người hay không.

Những điều được nêu ra ở trên giúp chúng ta hiểu tại sao lợi ích kinh doanh cá nhân của Musk có thể được hưởng lợi từ môi trường pháp lý mà ông có khả năng sẽ định hình lại. Xung đột lợi ích thực sự có rất ít tiền lệ trong lịch sử Hoa Kỳ. Đây là một người có hơn 10 tỷ đô la hợp đồng liên bang. Ông ta có một vài chục cuộc điều tra và vụ kiện liên bang đang chờ xử lý. Và tất nhiên, có những luật về xung đột lợi ích cá nhân mà chính phủ liên bang nghiêm cấm. Vậy làm sao Elon Musk có thể đồng thời đóng vai trò cắt giảm các quy định của liên bang nếu chính ông ta đang bị điều tra? 

Điều thực sự hấp dẫn là mức độ mà chính quyền mới này sẽ được định nghĩa bởi mong muốn của các tỷ phú. Và chính quyền trước của Trump thực sự tập trung nhiều hơn vào những thứ như ngành dầu khí và cánh hữu Cơ đốc giáo muốn thấy nhiều cuộc bổ nhiệm hơn vào Tòa án Tối cao. Nhưng mảng lợi ích kinh tế mà các nhà tài trợ tỷ phú thúc đẩy cho Trump trong nhiệm kỳ thứ hai này rộng hơn nhiều và mối quan hệ bạn bè của họ với Trump cũng chặt chẽ hơn. Tiền điện tử, trí tuệ nhân tạo, và cách tiếp cận chống độc quyền mà chính phủ dành cho ngành công nghệ.

Lần này chỉ là một nhóm các tỷ phú, những người có lợi ích cố hữu trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. “Đầu sỏ chính trị” là một từ quá mạnh. Nhưng chúng ta đang bước vào giai đoạn mà những người có khối tài sản khổng lồ đang tương tác với một tổng thống, người được biết đến là có lịch sử giao dịch cực kỳ phức tạp. Những người đã giúp Trump có được nhiệm kỳ thứ hai đang mong đợi sẽ thấy được lợi nhuận từ khoản đầu tư đó.