Gặp gỡ 3 người bạn nội tâm (P2)
Tháng sáu 17, 2024
mình đã chia sẻ qua về các trạng thái tâm thức tồn tại trong chúng ta
Bài viết này có thể giúp bạn trả lời 3 câu hỏi
(Người lớn, Đứa trẻ, Phụ huynh).
Hôm nay mình sẽ chia sẻ về các trạng thái tâm thức trong tương tác với một cá nhân khác. Bài viết này có thể giúp bạn trả lời 3 câu hỏi
1. Làm cách nào để khuyên nhủ một người hiệu quả?
2. Làm sao giúp đỡ một người thoát khỏi vai nạn nhân?
3. Người giúp đỡ có phải luôn là người tốt?
Trong cuốn sách “Games People Play”, tác giả đề cập đến trò chơi tâm lý mà chúng ta vô tình hay cố ý bị cuốn vào. Bản chất của những trò chơi tâm lý này là những tương tác xã hội gồm
(i) một kích thích (khi một bên nhận biết bên kia)
(ii) một phản ứng (khi bên kia phản ứng lại với kích thích đó).
Phân tích tương tác / Transactional analysis (TA) là về việc phân tích trạng thái tâm thức đằng sau mỗi kích thích và phản ứng.
Tương tác tương hỗ là khi cả hai bên đều ở trạng thái tâm thức giống nhau. Tương tác chéo là khi cả hai bên ở trạng thái tâm thức lệch nhau.
Ví dụ”
Hãy tưởng tượng một tình huống tại nơi làm việc
Hãy tưởng tượng một tình huống tại nơi làm việc
Người A (Người Lớn): “Bạn có thể gửi cho tôi báo cáo trước ngày mai không?”
Người B (Trẻ Con): “Tại sao bạn luôn thúc ép tôi?”
Đây là một ví dụ về tương tác chéo, Người A mong đợi một tương tác Người Lớn-với-Người Lớn, có thể là một sự xác nhận đơn giản hoặc một thông báo về thời hạn. Thay vào đó, Người B phản ứng từ trạng thái bản ngã Trẻ Con, điều này làm gián đoạn tương tác và có thể dẫn đến xung đột.
Ngoài ra có một tương tác nữa gọi là tương tác ngầm, đây là một cấp độ giao tiếp kép, trong đó thông điệp bề ngoài khác với thông điệp ẩn.
Ví dụ khi một bên ngụy trang đang hành xử người lớn nhưng ý nghĩa ngầm bên dưới lại khác với những gì họ bộc lộ.
Người nam (Người Lớn): “Em đang sao đấy?”
>Thông điệp ẩn: (Người lớn – anh quan tâm em đấy)
Người nữ (Người lớn): “Em có sao đâu”
>Thông điệp ẩn: (Trẻ con – Anh đã bị giận, lo mà dỗ dành em.
Nếu người nam không hiểu ý thì rất dễ dẫn đến xung đột.
Một số những ví dụ khác về tương tác lệch pha:
Phản Hồi Phê Bình:
Đồng nghiệp A (Phụ huynh Phê Phán): “Bản báo cáo này thật tồi tệ.”
Bạn (Người lớn): “Bạn có thể chỉ ra cụ thể phần nào cần cải thiện không?”
Phân công nhiệm vụ
Đồng nghiệp B (Người Lớn): “Chúng ta cần hoàn thành báo cáo này trong tuần này.”
Bạn (Trẻ con): “Tại sao lúc nào cũng là tôi phải làm việc này?”
Tác giả đề cập đến 35 kịch bản tương tác (Games) điển hình nhưng ở đây mình sẽ chỉ đề cập đến 2 tình huống mình nhận thấy khá phổ biến:
Why Don’t You – Yes But…
Tình huống xảy ra khi người cần giúp đỡ (trạng thái Trẻ Con) luôn tìm lý do để bác bỏ mỗi lời khuyên được đưa ra, mặc dù họ có vẻ như đang tìm kiếm giải pháp. Trò chơi này cho phép họ duy trì cảm giác bất lực hoặc bị sai bảo, trong khi đối phương cố gắng đóng vai trò Phụ huynh giúp đỡ.
Tình Huống: Một nhân viên gặp vấn đề với một dự án và tìm kiếm lời khuyên từ đồng nghiệp.
Nhân Viên: “Tôi gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian để hoàn thành dự án này đúng hạn.”
Đồng Nghiệp A: “Sao bạn không thử sử dụng một công cụ quản lý thời gian như Trello?”
Nhân Viên: “Đúng, nhưng tôi thấy Trello hơi phức tạp và tốn thời gian để thiết lập.”
Đồng Nghiệp B: “Thế thì sao bạn không phân chia công việc thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và lập kế hoạch từng bước một?”
Nhân Viên: “Ừ, nhưng tôi vẫn cảm thấy áp lực và không biết bắt đầu từ đâu.”
Đồng Nghiệp C: “Có lẽ bạn nên nhờ sự hỗ trợ từ đồng đội để chia sẻ công việc?”
Nhân Viên: “Đúng, nhưng mọi người đều bận rộn với công việc của họ.”
Tình Huống tương tự: Bạn khuyên ngăn bạn thân không nên tiếp tục mối quan hệ với người yêu có dấu hiệu “red flag”.
Bạn Thân (Trẻ con): “Tôi thực sự không biết phải làm sao với anh ấy nữa. Anh ấy luôn làm tôi buồn và thất vọng.”
Bạn (Phụ huynh): “Sao bạn không thử nói chuyện thẳng thắn với anh ấy về cảm xúc của bạn?”
Bạn Thân (Trẻ con): “Đúng, nhưng anh ấy thường không lắng nghe và chỉ bảo tôi đang làm quá.”
Bạn (Phụ huynh): “Thế thì sao bạn không thử dành thời gian cho bản thân và suy nghĩ về mối quan hệ này?”
Bạn Thân (Trẻ con): “Ừ, nhưng tôi cảm thấy cô đơn khi không có anh ấy bên cạnh.”
Cả hai tình huống trên đều đơn thuần chỉ là trò chơi để họ tái hiện lại quá khứ bị bố mẹ sai bảo trong khi bản thân cảm thấy bất lực.
Cách để chấm dứt trò chơi đó là thay đổi kịch bản mà họ mong đợi.
Thay vì đưa ra lời khuyên để họ bác bỏ, bạn có thể hỏi: “Trong tình huống này thì bạn định làm gì?” Bạn không đưa ra câu trả lời, bạn đặt câu hỏi dẫn dắt để họ có thể tự đưa đến kết luận của mình và cam kết hành động tiếp theo.
Một đoạn trong cuốn “Chàng cóc gặp bác sĩ tâm lý” sẽ khá liên quan tới phần này như sau”
“Chàng Cóc đã quá quen với việc nghe những người xung quanh chỉ bảo mình, nên khi tham gia buổi trị liệu, nó ngồi và chờ đợi bài thuyết giáo bắt đầu. Nhưng chẳng có điều gì xảy ra cả. Trong sự tĩnh lặng, cóc phải đối mặt với chính mình. “
Victim Persecutor Rescuer Triangle
Tình huống xảy ra khi mâu thuẫn có sự xuất hiện của 3 bên.
Nạn Nhân (Victim) cảm thấy bị áp bức hoặc bất lực. “Tội nghiệp tôi”
Kẻ Bức Hại (Persecutor) chỉ trích, áp đặt hoặc đổ lỗi. “Tất cả là lỗi của bạn”
Người Cứu Rỗi (Rescuer) can thiệp và cố gắng giải quyết vấn đề cho Nạn Nhân. “Để tôi giúp”
Tình Huống: Một nhân viên gặp khó khăn trong công việc và tình huống diễn ra trong nhóm làm việc.
Nhân Viên (Nạn Nhân): “Tôi không biết phải làm sao với khối lượng công việc này. Nó quá nhiều và tôi không thể chịu nổi.”
Quản Lý (Kẻ Bức Hại): “Làm sao bạn lại không thể quản lý thời gian của mình? Điều này thật là thiếu chuyên nghiệp.”
Đồng Nghiệp (Người Cứu Rỗi): “Không sao đâu, tôi sẽ giúp bạn làm phần này. Bạn không cần phải lo lắng.”
Tình Huống: Một cặp đôi tranh cãi về vấn đề tài chính.
Người Vợ (Nạn Nhân): “Em cảm thấy tuyệt vọng vì chúng ta luôn thiếu tiền. Em không biết phải làm sao.”
Người Chồng (Kẻ Bức Hại): “Em tiêu xài quá nhiều. Đó là lý do chúng ta luôn thiếu tiền.”
Bạn Thân của Người Vợ (Người Cứu Rỗi): “Đừng lo, tôi sẽ cho bạn mượn tiền để giải quyết vấn đề này.”
Trong tương tác tiêu cực của drama 3 người này, hệ lụy có thể là:
Nạn nhân mãi mãi là nạn nhân, họ không có nhu cầu để thay đổi vì sẽ luôn có ai đó cứu họ.
Kẻ bức hại mãi mãi là kẻ bức hại vì nạn nhân không bao giờ đủ sức để tự chống lại. Mặc khác, nhiều khi kẻ bức hại lại không phải xấu mà xuất phát mong muốn tình hình được cải thiện hơn (ví dụ như sếp mình kkk), ác đúng chỗ thì là thiện đấy.
Người cứu rỗi mong muốn nạn nhân mãi là nạn nhân để họ có thể cứu rỗi và cảm thấy tốt về bản thân.
Kẻ bức hại mãi mãi là kẻ bức hại vì nạn nhân không bao giờ đủ sức để tự chống lại. Mặc khác, nhiều khi kẻ bức hại lại không phải xấu mà xuất phát mong muốn tình hình được cải thiện hơn (ví dụ như sếp mình kkk), ác đúng chỗ thì là thiện đấy.
Người cứu rỗi mong muốn nạn nhân mãi là nạn nhân để họ có thể cứu rỗi và cảm thấy tốt về bản thân.
Một cục diện lành mạnh hơn đó là:
Nạn Nhân -> Người Sáng Tạo (Creator)
Nạn Nhân có thể than phiền về công việc quá tải và áp lực.
Người Sáng Tạo sẽ đặt ra mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch để giải quyết tình huống.
Người Sáng Tạo sẽ đặt ra mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch để giải quyết tình huống.
Kẻ Bắt nạt -> Những người thách thức (Challenger)
Kẻ Bắt nạt có thể chỉ trích mà không đưa ra lời khuyên cụ thể.
Những người thách thức sẽ thúc đẩy người khác suy nghĩ và cải thiện.
Những người thách thức sẽ thúc đẩy người khác suy nghĩ và cải thiện.
Người Cứu Rỗi -> Huấn luyện viên (Coach)
Người Cứu Rỗi giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề làm thui chột khả năng tự giải quyết vấn đề.
Huấn luyện viên sẽ hỗ trợ họ phát triển kỹ năng tự giải quyết và đề ra kế hoạch hành động
Huấn luyện viên sẽ hỗ trợ họ phát triển kỹ năng tự giải quyết và đề ra kế hoạch hành động
Trở về chủ đề 3 trạng thái tâm thức, nếu sự tương tác lệch pha kéo dài lâu, giao tiếp sẽ kém hiệu quả và 1 trong 2 bên sẽ mong muốn ngừng giao tiếp. Lý tưởng nhất vẫn là tương tác tương hỗ, trẻ con – trẻ con cùng nhau vui đùa, người lớn – người lớn thông thái và trưởng thành, phụ huynh nuôi dưỡng khi cả hai thay phiên quan tâm, chăm sóc nhau.
#Day6 #wotn6 Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.