Giải ngố quân sự. Kỳ 2: Thế – Phép điều binh

Tháng mười 30, 2024

Các bạn có thể đọc lại kỳ 1 của giải ngố quân sự tại đường dẫn sau: https://spiderum.com/bai-dang/Giai-ngo-quan-su-Ky-1-Hau-can-nDhWXibLtpm8

Trong “binh pháp Tôn Tử” có một thiên được đặt tên là “thế”. Bàn về cái “thế” của việc quân trong chương này, Tôn Tử đã viết mỹ mạo rằng

Chim ưng vồ mồi chỉ một cú có thể xé nát con mồi, đó là dựa vào thế tiết nhanh như chớp nhoáng. Người chỉ huy giỏi là người biết tạo nên thế hiểm hay tiết chớp nhoáng. Thế hiểm như cung đã giương hết mức, tiết chớp nhoáng như lấy nỏ phóng tên, nhanh vô cùng.

Như một truyền thống, khi nói về các khái niệm, các “tiền nhân”, “thánh nhân” cổ đại của phương Đông hiếm khi đưa ra một định nghĩa hay một giải luận rõ ràng, xác đáng. (Như Khổng Tử nói về chữ “nhân” hơn 40 lần, Lão Tử chỉ nói áng chừng về “đạo” rằng: “… là một thứ vô cùng to lớn tạm gọi là “đạo”.”). Trong bài viết này, thớt cũng sẽ giảng giải chữ “thế” trên tư thế của tiền nhân.

2. Một con cá cô độc là một miếng mồi ngon, thế nhưng cả đàn cá nhỏ co cụm lại thành một xoáy nước lớn lại có thể khiến kẻ săn mồi to lớn chùn bước. Đó là bởi vì cái thế của đàn cá gom lại cái uy, cái lực của từng cá thể bé nhỏ.

Trong các ý kiến được đưa ra, con số từ một vị tướng lỗi lạc đương thời đã làm cả cuộc họp xôn xao: “1 triệu”. Sau khi bước ra khỏi chiến tranh Việt Nam, với sự thay đổi toàn diện về chế độ quân dịch, Hoa Kỳ (cộng thêm cả các đồng minh NATO) vào thời điểm đó không thể đáp ứng được con số 1 triệu quân.

Thế nhưng, sau này chính Hoa Kỳ đã phải thừa nhận rằng con số 1 triệu năm xưa là một con số hoàn toàn chính xác.

Đầu tiên, chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm :“đánh bại một đội quân”“chiếm đóng một vùng lãnh thổ”. Lật giở những trang viết lịch sử chúng ta sẽ không thấy thiếu những trận chiến 1 chọi 10 hay 1 chọi 20 mà vẫn giành được thắng lợi. Thế nhưng việc “chiếm đóng lãnh thổ” không bị giới hạn trong khuôn khổ lý luận quân sự mà còn lan rộng sang các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, văn hóa,…

Tiếp tục vận dụng công thức 1:50 trên, thớt muốn các bạn tìm kiếm hai con số: một là dân số đảo Đài Loan, hai là quân số Giải phóng quân Trung Hoa (PLA). Các kết quả có thể trả về khác nhau, thế nhưng chiếu theo tài liệu “toàn cảnh cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang trung quốc 2023” giá trị của phép toán dân số đảo Đài Loan chia 50 rồi chia tiếp cho quân số PLA vào khoảng 25%. Ồ, thật “kỳ diệu” làm sao, chúng ta đã tính ra con số phù hợp với ước lượng của rất nhiều chuyên gia quân sự quốc tế về lực lượng cần thiết Trung Hoa dân quốc cần phải huy động để thu hồi đảo Đài Loan (1/4 lực lượng vũ trang).

"Biển người" là chưa đủ

“Biển người” là chưa đủ

Thứ thớt đang muốn diễn giải ở tiểu mục này là: THẾ CHIẾM ĐÓNG.

Trước khi Robert McNamara phổ cập toán học thống kê và phân tích vào thượng tầng giới quân sự Mỹ, và trước rất rất lâu thời điểm “công thức” 1:50 trong bài viết này được xuất hiện, có một thầy giáo lịch sử đã “chiếu tướng” được điểm yếu chí tử của các đội quân xâm lược: mâu thuẫn về việc phân bố lực lượng. Tất nhiên, như các bạn đã đoán được từ đầu, người thầy giáo lịch sử thớt đang nhắc đến là “người anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam – đại tướng Võ Nguyên Giáp.

… Chiến tranh xâm lược luôn tồn tại một mâu thuẫn – đó là anh phải phân tán lực lượng để giữ đất, đồng thời phải tập trung lực lượng cơ động để tấn công. Chúng tôi lợi dụng mâu thuẫn này để buộc Navarre phải phân tán lực lượng…

Chỉ trong vài lời ngắn gọn, Đại tướng đã khiến những “ánh sáng cuối đường hầm” mà Pháp và kẻ tài trợ Mỹ biến thành những tờ giấy lộn vô giá trị. Với việc tránh được mũi nhọn tấn công của quân viễn trinh Nava, đồng thời giáng những cú “điểm huyệt” vào những vị trí xung yếu nhưng mỏng manh của hệ thống chiếm đóng quân sự của Pháp, quân đội Việt Minh đã khiến quân viễn chinh Pháp lâm vào tình thế mà lịch sử gọi là “co cụm chiến lược”.

Thế trận quốc phòng toàn dân – đôi lời bình

Thế trận quốc phòng toàn dân là khái niệm được đúc kết từ tinh hoa của chiến tranh nhân dân Việt Nam, và có lẽ tại thời điểm thớt hoàn thành bài viết này, không có bất cứ hệ thống lý luận quân sự nào trên thế giới này có một thuật ngữ quân sự độc đáo và sâu sắc như vậy.

Kết

Hưng Đạo Vương xưa đã nói: “Thế nước năm nay đánh giặc nhàn.” Nhìn từ rất cao, vượt qua ranh giới giữa quân sự và chính trị, chúng ta thấy được cái phép điều binh ở tầm cỡ vô cùng vĩ mô. Thế nhưng phép điều binh cũng có thể nằm gọn gàng trong khoa học quân sự với các thuật ngữ như “cơ động”, “chuyển quân”,… Ở mức độ này, sự biến hóa của binh pháp – chiến thuật ít bị chi phối bởi các quy luật vĩ mô về chính trị, kinh tế,… Tiếp cận vấn đề trên bình diện chiến thuật như vậy, cá nhân thớt thấy tính “giải ngố” (thường thức) của bài viết giảm đi rất nhiều.