GS-TS Võ Tòng Xuân, người bạn lớn của Báo Hùng Đây

Tháng tám 19, 2024

GS-TS Võ Tòng Xuân, người bạn lớn của Báo Hùng Đây

25 năm đồng hành cùng thầy Võ Tòng Xuân cũng là bằng ấy thời gian tôi được cùng thầy rong ruổi và trao đổi câu chuyện trên khắp vùng Nam bộ. Bằng cách này hay cách khác, thầy đã khai mở, dìu dắt, hướng dẫn không chỉ cho tôi mà cho cả một thế hệ nhà báo. Tôi mở laptop, thấy trong kho lưu trữ có hẳn folder “VO TONG XUAN” bao gồm các bài viết cho Thanh Niên của thầy. Tôi check mail và thấy thầy đã gắn bó với chúng tôi biết dường nào.

Thầy Xuân – người thầy dạy chúng tôi công nghệ làm báo

Tôi còn nhớ, những năm 2000, thời kỳ hoàng kim của báo in. Cánh nhà báo ngày nào cũng săn lùng tin tức nóng và có sức nặng cho trang 1 – 2. Hồi đó, công nghệ thông tin chưa phổ biến như bây giờ. Chuyện tìm thông tin trên mạng cứ như là chuyện không tưởng. Vị “cứu tinh” cho cánh nhà báo không ai ngoài vị giáo sư khả kính Võ Tòng Xuân. Bất cứ nhà báo nào gọi đến, thầy cũng nghe máy và sẵn sàng trao đổi mọi vấn đề đặt ra. Thầy luôn trao đổi ngắn gọn, súc tích. Chỉ cần rã băng ghi âm ra là thành bản tin hoàn chỉnh. Điều thú vị là mỗi khi gọi cho thầy là chắc mẩm ngày mai sẽ có bản tin rất bén trên những trang 1 – 2 của báo in.

GS-TS Võ Tòng Xuân, người bạn lớn của Báo Thanh Niên- Ảnh 1.

Tác giả và thầy Võ Tòng Xuân vào ngày 27.2.2024

CTV

Tôi nhớ, những năm tháng đó, thầy đảm trách rất nhiều vị trí quan trọng không chỉ trong nước mà cả thế giới. Vậy mà bất cứ khi nào điện thoại đều được thầy bắt máy với chất giọng nồng ấm, đầy năng lượng: “Helo bồ tèo. Thầy đây. Khỏe không Hạnh”. Đôi lúc, không sắp xếp được thời gian trống, thầy bảo thầy đang đi từ Long Xuyên xuống Bạc Liêu, thầy sẽ ghé Cần Thơ đón tôi và hai thầy trò sẽ làm việc… trên xe. Và những cuộc làm việc như vậy là rất thường xuyên của hai thầy trò.

Có lần đặt hàng thầy viết bài mới hay thầy đang ở Mỹ, lúc đó thầy đang là thành viên Hội đồng quản trị của Quỹ Rockefeller. Tôi cứ nghĩ có lẽ phải đợi thầy về. Vậy mà đâu chừng 4 giờ sáng hôm sau, tôi nhận cuộc gọi từ Mỹ của thầy. Thầy nói nhanh: “Em chịu khó thức sớm check mail. Giờ này chưa ai xài, download nhanh hơn”.

Ai làm nghề cũng biết, những năm cuối 1990, đầu 2000, khái niệm băng thông tốc độ cao hay 3G, 4G chưa ai tưởng tượng ra. Việc truy cập internet thông qua hình thức dial-up không hề nhanh chóng và dễ dàng. Với tốc độ kết nối của mạng dial-up lúc bấy giờ, việc check được email và tải dữ liệu luôn là “cơn ác mộng”, mất cả tiếng đồng hồ hơn là bình thường. Thầy đã là người dạy cho tôi bài học “thoát hiểm” thời “tiền sử” công nghệ từ những chuyện rất giản đơn như vậy. Cũng có khi, thầy đi dự các phiên họp quốc tế thấy tài liệu hay quá lại mail cho tôi và chỉ dẫn cách vào đường dẫn, cách tải file, cách chuyển đổi file để có thể đọc được.

Thầy là nhà khoa học lớn. Điều chúng tôi rất ngạc nhiên là thầy làm việc không ngừng nghỉ và giúp cho xã hội từ những chuyện tưởng chừng như thật nhỏ bé.

Email 10.8.2010, thầy viết: “Hạnh mến. Có tin sốt dẻo. Xuân”. Kèm theo là bản tin thầy viết “Philippines bỏ đầu nậu gạo”. Email ngày 19.8.2010, thầy viết: “Hạnh mến. Thầy gởi em cái tin vệ sinh thực phẩm”. Kèm theo đó là tin thầy dịch “Mỹ thu hồi 228 triệu trứng gà”. Email ngày 20.2.2013, thầy nhắn: “Thầy đọc tin này trên báo Bangkok Post, nếu Thanh Niên chưa nắm được thì em có thể dùng”. Kèm theo đó là bản tin “Thái Lan giảm xuất khẩu gạo vì tăng giá lúa quá cao” do chính thầy dịch từ Bangkok Post.

Cứ như thế, khi được làm việc với thầy, chúng tôi, thế hệ làm báo Thanh Niên một thời đã như được đào tạo nghề, được tiếp cận với công nghệ thông tin, được biết khái niệm big data thời sơ khai là như thế nào. Và trên hết là được truyền cảm hứng khi làm nghề. Điều đáng quý biết bao.

Thầy Xuân – người nhà của Thanh Niên

Nhớ lại chặng đường đã qua mới thấy, thầy đã là “người nhà” của Thanh Niên từ bấy lâu nay. Những năm 2000, thầy đã rong ruổi đi Tư vấn mùa thi cùng chúng tôi. Tôi nhớ, khi về Bạc Liêu, anh em ở Tỉnh đoàn, ở các trường học xúm đen xúm đỏ quanh thầy. Các bạn rụt rè hỏi: Thầy ơi, thầy muốn đặc sản gì em gởi biếu thầy. Thầy nói: “Tặng thầy bịch muối đi mấy đứa”. Các bạn trẻ tưởng thầy nói giỡn chơi, ai dè thầy đem câu chuyện người Nhật mua muối Bạc Liêu cho vào bao bì rực rỡ và in dòng chữ: “Đây là muối ngon nhất thế giới, kết tinh từ vùng biển đón nhận ánh nắng ấm áp chói chang nhất”. Sau giờ tư vấn, mấy thầy trò vô chợ nhà lồng mua muối, ba khía – món ăn thầy thích nhất. Và rồi, chương trình Tư vấn mùa thi đã hấp dẫn học sinh từ những mẩu chuyện sinh động của thầy Xuân.

Nhiều lần, thầy chủ động đề nghị mở chuyên mục mới trên Thanh Niên. Tôi xin trích đăng một đoạn email: Hồng Hạnh mến, lâu quá không gặp bồ tèo, nhớ quá. Nhưng ai cũng bận túi bụi há. Hôm nay, thầy đề nghị với BBT Thanh Niên mở một cột báo lấy ý kiến theo kiểu ‘Hội nghị Diên Hồng’ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Chúng ta biết đây là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Đảng ta đã nhận thức và đã đưa vào NQ IX một câu “Đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam” nhưng qua hết nhiệm kỳ ĐH IX không có gì đổi mới đáng kể, ĐH X lặp lại câu ấy, rồi thì bổn cũ vẫn lặp lại. Và đến ĐH XI thì Nghị quyết lặp lại câu ấy một cách mạnh dạn hơn: “Đổi mới CƠ BẢN và TOÀN DIỆN giáo dục Việt Nam.”

Tôi nghĩ chúng ta không nên để cho NQ ĐH XI trôi qua trong quên lãng nữa, không nên để giáo dục Việt Nam tiếp tục xuống dốc như thế này. Thầy đề nghị THANH NIÊN kêu gọi các tầng lớp xã hội góp ý cho sự “Đổi mới CƠ BẢN và TOÀN DIỆN giáo dục Việt Nam.” Cơ bản là thế nào? Toàn diện là thế nào? Kinh nghiệm 41 năm trong ngành giáo dục, trong đó 38 năm dưới chế độ ta, cho thầy rút ra nhiều bài học đáng chia sẻ với xã hội, từ tình trạng khá đến quá kém như hiện nay, để rồi cùng nhau chọn hướng đổi mới. “Cơ bản” đây tức là tính từ bậc học cơ bản của mọi công dân một quốc gia, tức là bậc phổ thông – bắt đầu từ mầm non/mẫu giáo cho đến lớp 12. Đổi mới giáo dục phổ thông phải bắt đầu từ đổi mới đào tạo sư phạm để có thầy cô giáo giỏi có phương pháp giáo dục không nhồi sọ, đọc chép, chuyên đối phó với thi cử để cho ra những con người rập khuôn, không làm gì khác với sách giáo khoa, không tư duy sáng tạo. Bây giờ là giữa kỳ ĐH XI. Đây là thời điểm chúng ta góp ý cho vấn đề đổi mới giáo dục. Thầy rất mong BBT Thanh Niên ủng hộ đề xuất này. Để bắt đầu thầy xin gửi đến Hồng Hạnh 2 bài đính kèm. Chúc Hồng Hạnh và BBT cùng các phóng viên Thanh Niên vui khỏe.

Nhưng lần thầy Võ Tòng Xuân cùng Thanh Niên gây “sóng gió” trên mạng nhất vẫn là lần thầy đề nghị bỏ… Tết âm lịch. Chuyện là vào năm 2005, khi Ban Biên tập Báo Thanh Niên thấy cần đẩy mạnh sức hút cho báo điện tử. Vậy thì nói gì đây? Trong một loạt bài khá nặng ký, đặt hàng từ các chuyên gia, các cộng tác viên quen thuộc, thầy Xuân đã gởi đến bài viết “Tết hội nhập, tại sao không?” đăng ngày 14.2.2005, trên Thanh Niên Online.

Trong bài viết, GS Võ Tòng Xuân đưa ra đề nghị mạnh bạo đó là chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch ở Việt Nam sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê. Một cơn mưa phản hồi đã gởi về tòa soạn. Cho đến bây giờ sau gần 20 năm các báo vẫn đem vấn đề này ra để bàn tán lại. Thầy thì luôn hoan hỉ trước các luồng dư luận. Sẽ có người không hiểu thầy, công kích thầy. Nhưng tầm nhìn của thầy là xa hơn. Khi thầy thấy Nhật Bản đã làm được điều này từ năm 1873, họ cho rằng bỏ ngày này sẽ giảm bớt ngày nghỉ, tập trung làm việc, tăng sản lượng quốc gia, phát triển kinh tế.

Có lần tôi hỏi thầy: “Thầy ơi, có khi nào thầy nản chí khi những vấn đề thầy đặt ra không được tiếp nhận hay không thầy”. Thầy nói: “Mình góp ý 1 năm họ không thay đổi thì 5 năm sẽ biến chuyển, bằng không thì 10 năm, 20 năm. Mình cứ kiên trì thôi em”.

Và cứ như thế, những vấn đề thầy đặt ra về nông nghiệp, về giáo dục, về những vấn đề an sinh xã hội mà Thanh Niên đã vinh dự được góp một phần nhỏ đồng hành cùng thầy đã giúp cho xã hội ngày một đổi thay hơn. Cuộc đời thầy là một hành trình làm việc không ngơi nghỉ.

Và giờ thì thầy đã thật sự được nghỉ ngơi. Thầy về trời nhẹ nhàng thầy ơi! Vĩnh biệt thầy – GS-TS Võ Tòng Xuân!


Bạn đang đọc GS-TS Võ Tòng Xuân, người bạn lớn của Báo Hùng Đây tại website hungday.com

Quý khách hàng đang muốn tìm hiểu mẫu giường gội đầu cho gia đình hay spa, hay salon tóc liên hệ ngay bên em hoặc tham khảo trực tiếp tại đường link này: https://hungiota.com/giuong-spa-2-in-1-goi-duong-sinh/