Hành trình mới của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống hiếm gặp

Tháng chín 5, 2024

Hành trình mới của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống hiếm gặp

Số phận đã không ưu ái với Cẩm Nhung (42 tuổi, quê ở H.Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) khi chị mắc phải căn bệnh viêm tủy cột sống hiếm gặp ngay từ khi còn rất nhỏ, bị liệt từ ngang ngực xuống 2 chân, từ đó mất hoàn toàn khả năng cử động và không thể tự chủ vệ sinh. 

Cột sống yếu khiến sức đề kháng suy giảm, không thể đỡ được cơ thể, cuộc sống của chị Nhung phải gắn bó với chiếc xe lăn và sự giúp đỡ của những người xung quanh.

Hành trình mới của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống hiếm gặp- Ảnh 1.

Hành trình vượt lên số phận của chị Cẩm Nhung được kể lại trên sân khấu Trạm yêu thương

ẢNH: VTV

Cha mẹ chị Nhung đều là bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ, sau khi phục viên, họ trở về làm nghề nông. Kinh tế rất khó khăn, dù vậy, gia đình vẫn nỗ lực hết mình để chữa trị cho con gái. 

“Có bệnh thì vái tứ phương”, suốt tuổi thơ của chị là những năm tháng trong hành trình tìm cách chữa căn bệnh hiểm nghèo. Từ khi chị 6 tuổi đến hơn 10 năm sau, gia đình không ngừng hy vọng, chỉ khi mọi kết luận từ bác sĩ đều bi quan, họ mới phải chấp nhận sự thật. “Tôi sống được đến hôm nay là nhờ tình yêu thương của gia đình và bạn bè”, chị Nhung xúc động chia sẻ.

Khó khăn lớn nhất trong những năm tháng ấu thơ của chị Cẩm Nhung là học cách chấp nhận khiếm khuyết của bản thân và đối mặt với những ánh mắt phán xét từ người đời. Đó là những ngày chị chìm trong nỗi buồn, bế tắc và cảm giác bất lực. Tuy nhiên, chị Cẩm Nhung vẫn kiên trì giữ tinh thần lạc quan và khao khát được đi học như một cách để giải thoát và phát triển bản thân. 

Gia đình kịch liệt phản đối, lo sợ rằng việc học với người khuyết tật sẽ quá vất vả và không có tương lai, nhưng chị Cẩm Nhung vẫn kiên định theo đuổi ước mơ. Chị tận dụng mọi cơ hội để học hỏi, góp nhặt kiến thức từ khắp nơi và dần dần nhận ra bản thân muốn bứt phá, vượt lên số phận và sống hết mình. Khi lên đến cấp 3, chị quyết định tạo nên một bước ngoặt lớn cho cuộc đời mình: rời Nghệ An ra Hà Nội học tập và theo đuổi ước mơ.

Tại Hà Nội, chị Nhung gặp được Thái Thị Hoàng, người em, người bạn đã giúp đỡ chị rất nhiều. Mối lương duyên giữa hai chị em nhen nhóm từ sự yêu thương, giờ đây đã kéo dài đến 1 thập kỷ. Đối với Hoàng, chị Nhung vẫn luôn là người chị lớn cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, một người phụ nữ luôn mạnh mẽ, tích cực trong cuộc sống. 

Nhưng số phận tiếp tục đưa ra những thử thách. Tháng 8.2022, chị Nhung phát hiện bị ung thư vú giai đoạn 3 đã di căn 5 hạch bạch huyết. Một người phụ nữ kiên cường giờ đây bỗng chốc mất hết ngọn lửa nhiệt huyết, chị không dám đối diện với sự thật: “Tôi thậm chí còn không thể khóc”.

Nhưng rồi không khuất phục trước số phận, chị Nhung quyết định thực hiện dự án bảo vệ môi trường được ấp ủ từ lâu. Hiểu rõ tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh ung thư, chị thu gom len và vải vụn để tái chế thành những sản phẩm có giá trị. 

Cùng với các thành viên CLB Phụ nữ khuyết tật Ngôi Nhà Móc, chị tổ chức quyên góp đồ cũ và tái chế thành sản phẩm ứng dụng có tính thẩm mỹ cao. Những đôi tay khéo léo đã tạo ra những sản phẩm làm bằng tay tinh xảo, vừa giảm rác thải, bảo vệ môi trường, vừa tạo thu nhập và niềm vui cho người khuyết tật khác.

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung là minh chứng sống động cho sức mạnh của ý chí và lòng kiên cường. Dù phải đối mặt với những thử thách khắc nghiệt của số phận, chị vẫn không ngừng vươn lên, biến đau thương thành động lực để cống hiến cho cuộc sống. 

Với những hành động thiết thực và tình yêu thương ấm áp, chị đã không chỉ thay đổi cuộc đời mình mà còn mang lại hy vọng và niềm tin cho những người xung quanh. 

Hành trình vượt lên số phận và lan tỏa yêu thương của chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung sẽ được chia sẻ trong chương trình Trạm yêu thương với chủ đề “Một hành trình mới”, phát sóng vào lúc 10 giờ ngày 7.9 trên kênh VTV1.


Với nhu cầu theo xu thế hiện nay việc sở hữu những chiếc giường spa gia đình để phục vụ nhu cầu cá nhân rất được ưa chuộng hiện nay. Với những Ông Bà, Cô Chú có tuổi việc đi lại khó khăn thì việc chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà rất được ưu tiên. Anh chị chị, cô chú có thể tham khảo mẫu tại đây: