HCTVPG #7 – Vì sao viên mãn là một nghịch lý?
Người ta thường gắn nhãn “kém giao tiếp” cho những người “hướng nội”, đây là hệ quả của việc lạm dụng thuật ngữ, nên nếu bạn bị gắn nhãn như vậy, thì đừng lo,
con người thường không biết họ đang nói cái gì.
Viên mãn là một cái nhãn như vậy.
Giờ thay vì dùng ChatGPT tạo ra các gạch đầu dòng hay một định nghĩa chủ quan nào đó, tôi để bạn tự tạo ra định nghĩa của mình.
Một câu chuyện khác cũng đã lâu. Hồi đó một bác trai mời tôi ăn tối cùng gia đình vì tôi đã giúp bác một việc. Trong bữa ăn, bác khuyên tôi rằng: “Khi bất đồng với người thân về một lời khuyên vô thưởng vô phạt, hãy cứ đồng ý trên bàn, không cần nóng giận, khi đứng lên ra khỏi đó thì làm theo ý mình.” Khi đó, mặc dù tôi đã làm như vậy hàng chục lần với cha mẹ mình, nhưng vẫn nói đó là lời khuyên tuyệt vời nhất mà tôi từng biết. Điều đó làm cho tôi là một đứa trẻ con, nhưng làm cho bác trở nên đáng kính với gia đình, vì có cả con cái bác đang cùng ăn tối. Tôi thích làm một đứa trẻ, nên cũng chẳng biết trở nên “đáng kính” để làm gì…
Thay vì cố chứng minh bạn có rất nhiều!
Nó tương đồng kỳ lạ với “làm giàu nhờ thu phí khóa học dạy làm giàu”. Người ta cảm thấy “cuộc sống của mình viên mãn khi xã hội công nhận cuộc sống của họ là viên mãn”. “Viên mãn” sẽ tồn tại khi có một thực thể khác quan sát và công nhận, nên họ cần trình diện định kỳ trên các nền tảng để “chứng minh tài chính”, “chứng minh hạnh phúc gia đình”, “chứng minh giác ngộ”, để được Đại sứ quán Xã hội cấp “visa viên mãn”!
Còn nếu bạn thắc mắc về ý kiến của tôi, sau chừng đó năm, tôi rất tiếc phải nói rằng tôi không biết viên mãn nghĩa là gì.
Bài viết này thuộc series Hãy cẩn thận với Phật giáo nếu các bạn muốn xem nhiều hơn.