Hé lộ sự sụp đổ của đế chế Hittite và nỗi lo sợ con người ngày nay

Hé lộ sự sụp đổ của đế chế Hittite và nỗi lo sợ con người ngày nay

Đế chế Hittite đã rất phát triển và thịnh vượng, 3 năm cuối cùng trước khi sụp đổ, nền văn minh này phải đối mặt với một vấn đề mà con người trên thế giới ngày nay đang gặp phải.

Khoảng thế kỷ 13 đến 12 trước Công nguyên, các nền văn minh trên khu vực Địa Trung Hải đứng trước bờ vực sụp đổ.

Nguyên nhân và thời gian cụ thể vẫn đang được các nhà sử học tranh luận.

Nhưng một số đế chế quan trọng ở khu vực Trung Đông và Đông Địa Trung Hải thực sự đã biến mất, sự kiện này đã được khoa học gọi với một thuật ngữ: “Sự sụp đổ thời kỳ đồ đồng”. 

Theo đó, các thành phố lớn bị phá hủy, quan hệ thương mại gián đoạn, hệ thống chữ viết lãng quên và số người chết lớn chưa từng có.

Vào tháng 10/2022, các nhà nghiên cứu đã đề xuất trong một nghiên cứu rằng một số bệnh truyền nhiễm có thể là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của các nền văn minh thời bấy giờ.

Một nghiên cứu khác, được công bố trên tạp chí Nature trong năm 2023 đã đưa ra một cái nhìn của đế chế Hittite.

Vương quốc rộng lớn Hittite tồn tại trên khu vực bán khô hạn của trung tâm Anatolia
Sự tồn tại của nền văn minh Hittite trải dài trên hầu hết trên khu vực bán đảo Anatolia và phía bắc Trung Đông từ năm 1650 đến 1200 trước Công nguyên.

Tìm ra nguyên nhân nhờ những cây cổ thụ

Vương quốc rộng lớn Hittite tồn tại trên khu vực bán khô hạn của trung tâm Anatolia (Tiểu Á), trải dài trên đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, một phần của Syria và Iraq ngày nay.

Di tích và một số văn bản cổ đã tiết lộ, trong năm thế kỷ, từ năm 1650 đến 1200 trước Công nguyên, đế chế Hittite là một trong những cường quốc của Thời đại đồ đồng.

Vào thời kỳ đỉnh cao, vương quốc này thậm chí còn cạnh tranh với nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Cuộc đấu tranh này đã dẫn đến trận chiến lớn thời bấy giờ giữa Vua Muwatalli II và Pharaoh Ai Cập, Ramses II vào khoảng năm 1274 TCN, xảy ra ở Qadesh, miền nam Syria ngày nay.

Nhưng cùng thời điểm đó, hệ thống hành chính trung ương của đế chế Hittite dường như đã sụp đổ từ một phong trào cũng đã tàn phá các vương quốc ở Hy Lạp, Crete và Trung Đông và làm suy yếu người Ai Cập.

Một số giả thuyết đã được các nhà sử học đề xuất để giải thích vấn đề này như nó có thể xuất phát từ một cuộc tấn công của “Người biển” hoặc những kẻ cướp bóc nổi lên từ các địa phương.

Tuy nhiên, trong suốt lịch sử của họ, người Hittite đã chống lại nhiều cuộc khủng hoảng, cạnh tranh nội bộ, những kẻ xâm lược hay từ các mối đe dọa bệnh tật như dịch hạch…

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cây bách xù mọc vào thời điểm nền văn minh Hittite.

Nó được sử dụng để xây dựng một cấu trúc bằng gỗ vào khoảng năm 748 trước Công nguyên, đây là một buồng tang lễ sử dụng cho một người họ hàng của Vua Phrygia Midas được phát hiện ở phía tây nam Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ).

Phân tích các gỗ từ cây cổ thụ này đã cung cấp cho các nhà sử học thông tin về tình hình khí hậu thời điểm vương quốc Hittite bắt đầu có dấu hiệu sụp đổ.

Cụ thể, kết quả cho thấy, từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 12 trước Công nguyên, bên cạnh các vấn đề về dịch bệnh, xung đột nội bộ, đế chế Hittite cũng đã phải đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước trầm trọng, dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh này.

Lời cảnh báo cho loài người ngày nay

Ngày nay, thế giới đang ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu gây thiên tai khốc liệt như cháy rừng, sóng nhiệt, siêu bão, lũ lụt và đặc biệt là vấn đề hạn hán.

Một báo cáo từ Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) về khí hậu năm 2023 cảnh báo: “Hạn hán ngày một trầm trọng ở khu vực Sừng châu Phi, phía nam Nam Mỹ làm ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Nó gây ra tình trạng mất an ninh lương thực trên diện rộng, ước tính sẽ khiến khoảng 1,3 triệu người tại Somalia buộc phải rời khỏi nơi canh tác truyền thống đến địa điểm khác tìm kiếm nguồn thức ăn”.

Cùng với đó, nhiều quốc gia tại khu vực châu Phi cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch để sử dụng, đã ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống của con người đặc biệt là trẻ em.

Giáo sư sinh học tiến hóa tại Đại học Cornell, Mỹ cho biết: “Nghiên cứu về sự sụp đổ của nền văn minh Hittite thực sự cho thấy nhiều bài học mà chúng ta có thể học được từ lịch sử”. 

Những thay đổi khí hậu có khả năng xảy ra đối với chúng ta trong thế kỷ tới sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì người Hittite đã trải qua. Và điều này đặt ra câu hỏi: “Khả năng phục hồi của chúng ta là gì? Chúng ta có thể được hỗ trợ như thế nào và thích nghi nó ra sao?”


Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *