Hệ thống tàu Metro, trái phiếu kết hợp và cơ chế tự chủ cho Tp. Hồ Chí Minh

Hệ thống tàu Metro, trái phiếu kết hợp và cơ chế tự chủ cho Tp. Hồ Chí Minh

Vì sao phát triển hệ thống Metro ?

Trước tiên, Metro là lời giải hiệu quả cho bài toán ùn tắc giao thông. Với hơn 13 triệu dân cư và lượng phương tiện cá nhân gia tăng chóng mặt, TP.HCM đang đối mặt với áp lực giao thông rất lớn. Các tuyến đường chính thường xuyên rơi vào tình trạng kẹt xe nghiêm trọng, đặc biệt vào giờ cao điểm. Khi Metro được đưa vào hoạt động, người dân sẽ có thêm một phương tiện công cộng nhanh chóng, tiện lợi và đáng tin cậy. So với xe buýt, Metro không bị ảnh hưởng bởi điều kiện đường phố và thời tiết, đồng thời đảm bảo lịch trình chính xác. Tôi tin rằng điều này không chỉ giúp giảm áp lực giao thông mà còn thay đổi thói quen di chuyển, khuyến khích nhiều người chuyển từ sử dụng xe cá nhân sang phương tiện công cộng.

Thứ ba, Metro mang lại cơ hội phát triển kinh tế vượt bậc. Tôi nhận thấy rằng các khu vực gần các tuyến Metro sẽ nhanh chóng trở thành điểm thu hút đầu tư. Các nhà ga Metro thường được quy hoạch để kết nối với các trung tâm thương mại, khu dân cư, và khu giải trí, tạo nên sự sôi động kinh tế tại những khu vực này. Bất động sản xung quanh các tuyến Metro chắc chắn sẽ tăng giá, thu hút thêm các dự án xây dựng hiện đại và góp phần tạo việc làm. Đối với người lao động, Metro mở ra cơ hội tiếp cận với nhiều khu vực trong thành phố một cách dễ dàng hơn, giảm chi phí và thời gian di chuyển, qua đó tăng năng suất lao động.

Cuối cùng, Metro giúp cải thiện chất lượng sống và nâng tầm vị thế của TP.HCM. Một thành phố với hệ thống giao thông công cộng hiện đại sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt du khách và nhà đầu tư quốc tế. Điều này không chỉ thúc đẩy du lịch mà còn tạo nên hình ảnh một đô thị tiên phong, sẵn sàng cạnh tranh với các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới.

Tôi luôn mong chờ ngày mà tuyến Metro đầu tiên đi vào hoạt động, để thấy một thành phố trở nên hiện đại, đáng sống hơn, và đặc biệt là thân thiện hơn với con người cũng như môi trường. Và ngày mong chờ ấy đã đến khi tuyến Metro số 1 đã mở cửa đón khách miễn phí vào ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2024 vừa qua.

Tiết nuối gì ở hệ thống Metro ?

Trước tiên, tôi phải thừa nhận rằng Metro số 1 là một dự án có ý nghĩa chiến lược đối với TP.HCM. Đây không chỉ là tuyến Metro đầu tiên của thành phố mà còn mở đầu cho cả hệ thống giao thông công cộng hiện đại, kỳ vọng sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải thiện chất lượng không khí, và nâng cao chất lượng sống. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu, dự án đã bộc lộ nhiều vấn đề trong khâu quản lý vốn. Việc TP.HCM không có quyền tự quyết hoàn toàn về tài chính khiến mọi quyết định liên quan đến ngân sách đều phải thông qua trung ương. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong phê duyệt vốn, ngay cả khi nhu cầu cấp bách và kế hoạch đã được vạch ra rõ ràng.

Tôi thấy điều này đặc biệt đáng tiếc, bởi TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia, nhưng lại không có đủ quyền hạn để chủ động triển khai một dự án quan trọng như Metro. Nếu thành phố được trao quyền tự chủ hơn trong việc quản lý và phân bổ ngân sách, có lẽ tiến độ của Metro số 1 đã không bị kéo dài đến mức này. Hệ quả của sự chậm trễ không chỉ là tăng tổng mức đầu tư, mà còn làm mất lòng tin của người dân vào khả năng quản lý của chính quyền. Tôi tin rằng rất nhiều người, giống như tôi, đã từng rất kỳ vọng vào dự án, nhưng cảm giác thất vọng và mệt mỏi dần lấn át khi nhìn thấy những lần trì hoãn liên tiếp.

Câu chuyện về Metro số 1 không chỉ là bài học về quản lý tài chính mà còn là lời cảnh tỉnh về cơ chế phân cấp giữa trung ương và địa phương. Cá nhân tôi cho rằng, để các đô thị lớn như TP.HCM phát triển một cách hiệu quả và bền vững, cần có sự trao quyền mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính. Khi một dự án có ý nghĩa to lớn như Metro bị kéo dài hàng năm trời vì các rào cản thủ tục và cơ chế, không chỉ người dân mà cả chính quyền địa phương cũng phải chịu thiệt hại rất lớn.

Khi nhìn lại câu chuyện chậm tiến độ của chuyến Metro số 1 tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi không khỏi suy nghĩ về những giải pháp khả thi mà thành phố có thể áp dụng để khắc phục tình trạng phụ thuộc vào nguồn vốn từ trung ương hoặc ODA nước ngoài. Một trong những phương án mà tôi đặc biệt tâm đắc chính là việc huy động vốn từ người dân thông qua phát hành trái phiếu công trình công ích. Đây không phải là một ý tưởng mới, mà thực tế đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại nguồn lực lớn để phát triển các dự án hạ tầng quy mô lớn, đồng thời tạo sự đồng thuận và gắn kết mạnh mẽ giữa chính quyền và cộng đồng.

Tại Nhật Bản, các dự án tàu cao tốc Shinkansen cũng từng sử dụng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ để tài trợ một phần chi phí xây dựng. Người dân Nhật Bản, vốn nổi tiếng với tinh thần trách nhiệm cộng đồng cao, đã tích cực ủng hộ, không chỉ vì lợi ích tài chính mà còn vì niềm tự hào khi góp phần vào sự phát triển của đất nước. Những trái phiếu này mang lại lãi suất vừa phải, an toàn và ổn định, tạo niềm tin lớn cho người dân tham gia.

Vậy, việc phát hành trái phiếu công ích có thể được triển khai như thế nào tại TP.HCM?Đầu tiên, thành phố cần minh bạch hóa thông tin về dự án Metro. Người dân cần được cung cấp đầy đủ thông tin về tổng chi phí, tiến độ, cách thức sử dụng nguồn vốn huy động và lợi ích lâu dài mà Metro mang lại. Tôi nghĩ, nếu người dân hiểu rằng họ không chỉ đang đầu tư tài chính mà còn góp phần tạo dựng tương lai bền vững cho thành phố, họ sẽ nhiệt tình hưởng ứng.

Thứ ba, thành phố cần tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể tham gia. Ví dụ, có thể phát hành trái phiếu với nhiều mệnh giá khác nhau, từ thấp đến cao, để cả những người có thu nhập trung bình hoặc thấp cũng có thể đóng góp. Điều này không chỉ mang lại nguồn vốn đa dạng mà còn tạo ra sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội.

Tuy nhiên, để thành công, phương án này cũng đòi hỏi những cam kết mạnh mẽ từ chính quyền. Minh bạch và trách nhiệm giải trình là yếu tố tiên quyết. Người dân sẽ không sẵn lòng đầu tư nếu họ cảm thấy nghi ngờ về cách sử dụng nguồn vốn. Thành phố cần thiết lập các cơ chế giám sát chặt chẽ, cho phép người dân hoặc các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra và đánh giá quá trình triển khai dự án. Bên cạnh đó, việc đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình là cách tốt nhất để củng cố niềm tin của cộng đồng.

Tiền đâu để hoàn thiện hệ thống Metro ?

Trái phiếu địa phương là loại trái phiếu được chính quyền địa phương phát hành để huy động vốn cho các dự án phục vụ công ích. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây là nguồn chi trả cho trái phiếu này được lấy từ ngân sách của địa phương. Nghĩa là, khi một người dân mua trái phiếu địa phương, họ chủ yếu kỳ vọng vào khả năng trả nợ của chính quyền, phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách chung chứ không liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của dự án cụ thể mà trái phiếu đó tài trợ. Điều này dẫn đến việc người dân có thể không cảm thấy gắn bó chặt chẽ với dự án, bởi lợi nhuận hay thành công của công trình không trực tiếp ảnh hưởng đến khoản đầu tư của họ.

Một trong những lợi thế lớn của trái phiếu công trình công ích là khả năng khai thác nguồn thu đa dạng từ hệ thống Metro, vượt xa việc chỉ dựa vào giá vé hành khách. Tôi nhận thấy TP.HCM có rất nhiều tiềm năng để biến Metro thành một hệ thống giao thông không chỉ tự duy trì mà còn sinh lời, nhờ các nguồn thu bổ sung từ các hoạt động kinh tế liên quan. Cụ thể:

Các bảng quảng cáo điện tử hoặc truyền thống được đặt tại nhà ga, bên trong các toa tàu, nơi dễ dàng thu hút sự chú ý của khách đi Metro. Quảng cáo trực tiếp trên vỏ tàu Metro và hệ thống cầu cạn của tuyến đường tàu, nơi dễ dàng thu hút sự chú ý của người đi đường.

Các cửa hàng tiện lợi, quán cà phê, tiệm bánh, và các dịch vụ khác trong phạm vi nhà ga có thể đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo doanh thu ổn định thông qua tiền thuê mặt bằng hàng tháng cho những không gian rộng rãi. Máy bán hàng tự động, máy rút tiền ATM, và thậm chí cả khu vực giải trí như máy chơi điện tử đều là những nguồn thu bổ sung cho phí mặt bằng ở những không gian không rộng rãi của sân ga.

Các bãi giữ xe máy, xe đạp, xe hơi tư động và cả dịch vụ cho thuê xe không cần tiếp xúc với con người gần nhà ga có thể phục vụ hành khách đi Metro, đồng thời tạo nguồn doanh thu đáng kể bù đáp cho giá vé.

Việc xây dựng và hoàn thiện dần hệ thống Metro thường kéo theo sự gia tăng giá trị bất động sản tại các khu vực lân cận các nhà ga. TP.HCM có thể áp dụng cơ chế phụ thu thuế tăng dần theo tiến độ hoàn thiện đối với các dự án dân cư, thương mại nằm trong một khoảng cách nhất định từ nhà ga Metro, qua đó bổ sung nguồn ngân sách.

Các sự kiện, triển lãm nhỏ hoặc việc cho thuê không gian trong ga Metro để tổ chức các hoạt động cộng đồng hoặc hội trợ thương mại cũng có thể đóng góp vào nguồn thu, nhưng phải tính toán không gian và an ninh cho các sự kiện này để không làm ảnh hưởng đến khách đi Metro.

Hơn nữa, việc hệ thống Metro trở thành một công trình công ích tự sinh lời sẽ giúp củng cố niềm tin của người dân vào các dự án công ích, tạo tiền đề cho việc triển khai các dự án tương tự trong tương lai. Những người đầu tư vào trái phiếu công trình công ích sẽ thấy rằng họ không chỉ nhận được lợi tức tài chính, mà còn trực tiếp góp phần xây dựng một hệ thống giao thông hiện đại, cải thiện chất lượng sống và thúc đẩy kinh tế địa phương.

Cho nên với những tiềm năng và lợi ích như vậy, tôi tin rằng TP.HCM hoàn toàn có thể tiên phong phát hành trái phiếu công trình công ích để huy động vốn cho Metro. Điều này không chỉ giúp thành phố tự chủ tài chính mà còn tạo nên một mô hình phát triển bền vững, minh bạch và trách nhiệm – điều mà tôi và rất nhiều người dân đang kỳ vọng.

Trái phiếu Metro dùng để làm gì ?

Thay vì nhận gốc và lãi bằng tiền mặt như cách truyền thống, các trái chủ tương lai của hệ thống Metro TP.HCM có thể chọn đổi phần giá trị này để sử dụng vào các mục đích thiết thực liên quan đến Metro và các dịch vụ đi kèm. Dưới đây là các phương án mà tôi đề xuất:

Nạp tiền vào thẻ trả trước của hệ thống Metro: Giá trị gốc và lãi của trái phiếu có thể được chuyển đổi thành số dư trong các thẻ trả trước, phục vụ cho việc thanh toán chi phí đi Metro. Không chỉ dừng lại ở Metro, các thẻ này có thể mở rộng khả năng sử dụng để thanh toán tại các doanh nghiệp đối tác của Metro, chẳng hạn như cửa hàng tiện lợi, quán cà phê, hoặc dịch vụ ăn uống tại các sân ga.

Thanh toán tiền thuê mặt bằng tại các sân ga: Những cá nhân hoặc pháp nhân thuê mặt bằng kinh doanh tại các sân ga có thể dùng phần gốc và lãi của trái phiếu để thanh toán tiền thuê. Đây là một cách giúp giảm áp lực tài chính ban đầu cho các doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích họ gắn bó lâu dài với hệ thống Metro.

Tăng tính lưu thông của trái phiếu: Việc cho phép trái phiếu được sử dụng như một hình thức thanh toán hoặc đổi dịch vụ giúp tăng tính linh hoạt và giá trị thực tiễn của nó. Trái phiếu không chỉ là công cụ tài chính mà còn trở thành một phương tiện thanh toán đa năng, giúp trái phiếu lưu thông rộng rãi hơn trong cộng đồng.

Tăng tính hấp dẫn của trái phiếu đối với nhà đầu tư: Với phương án sử dụng đa dạng, trái phiếu công trình công ích của Metro TP.HCM sẽ trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt là với các cá nhân và doanh nghiệp thường xuyên sử dụng Metro hoặc có hoạt động kinh doanh liên quan đến dự án này. Điều này sẽ giúp thành phố dễ dàng huy động vốn hơn, đồng thời khuyến khích sự tham gia của nhiều tầng lớp trong xã hội.

Tôi tin rằng, với phương án này, trái phiếu công trình công ích sẽ không chỉ là một công cụ huy động vốn mà còn là cầu nối giúp chính quyền thành phố và cộng đồng cùng nhau xây dựng và phát triển Metro. Những trái chủ tương lai sẽ không đơn thuần là nhà đầu tư, mà còn là những người đồng hành, trải nghiệm và hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển của hệ thống giao thông này.

Khi suy xét thêm về các điều khoản cho trái phiếu để huy động vốn cho các công trình công ích như hệ thống Metro TP.HCM, tôi nhận ra rằng một vấn đề lớn là doanh thu từ công trình này cho dù là nguyên hệ thống Metro hay chỉ là một tuyến Metro đơn lẻ thường chỉ bắt đầu xuất hiện sau khi công trình hoàn thiện và đi vào vận hành. Điều này khiến việc trả lãi và gốc trong giai đoạn đầu trở nên vô cùng khó khăn, đặc biệt khi ngân sách thành phố đã chịu nhiều áp lực từ các khoản chi tiêu khác. Do đó, tôi tin rằng TP.HCM cần triển khai một loại trái phiếu kết hợp, vừa đáp ứng nhu cầu tài chính của thành phố, vừa đảm bảo lợi ích hấp dẫn cho nhà đầu tư.

Phần chiết khấu không lãi suất trong giai đoạn đầu:

Phần trả lãi cố định từ năm thứ 6 trở đi:

Lợi tức thực tế hấp dẫn:

Mệnh giá trái phiếu: 100,000 đồng.

Ân hạn: Không trả lãi trong 5 năm đầu tiên.

Kỳ hạn: 25 năm (đáo hạn sau 25 năm, trả gốc và lãi).

Giảm áp lực tài chính trong ngắn hạn:

Khuyến khích nhà đầu tư:

Cam kết hoàn thành công trình:

Tối ưu hóa nguồn thu dài hạn:

Để phương án trái phiếu kết hợp này thành công, cũng như áp dụng hiệu quả mục “Trái phiếu Metro dùng để làm gì ?”, TP.HCM cần đáp ứng các điều kiện sau:

TP.HCM phải được quyền tự quyết định cấu trúc trái phiếu, bao gồm:

Lãi suất: Lãi suất cố định hoặc thả nổi tùy vào tình hình kinh tế, nhưng cần đảm bảo hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác.

Kỳ hạn đáo hạn: Linh hoạt lựa chọn kỳ hạn dài (20-30 năm) để giảm áp lực trả gốc trong ngắn hạn.

Thành phố cần công bố kế hoạch chi tiết về:

Dự toán doanh thu: Phân tích cụ thể các nguồn thu từ vé, quảng cáo, cho thuê mặt bằng, và thuế phụ thu bất động sản để chứng minh khả năng trả lãi và gốc.

3. Quản lý vốn hiệu quả

Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn được đầu tư đúng mục đích và mang lại hiệu quả tối ưu.

Để thực hiện phương án sử dụng gốc và lãi trái phiếu trong mục “Trái phiếu Metro dùng để làm gì ?”, cần các điều kiện sau:

Trung ương cần cấp quyền cho TP.HCM sử dụng trái phiếu như một phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt trong các dịch vụ liên quan đến hệ thống Metro. Điều này bao gồm: Vé tàu Metro (tất cả các loại). Nạp tiền vào hệ thống thẻ trả trước để thanh toán trong các cửa hàng hoặc dịch vụ tại sân ga. Đóng thuế phụ thu bất động sản đối với các dự án gần ga Metro. Thanh toán chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, quảng cáo, hoặc các dịch vụ khác tại ga Metro.

Thành phố cần xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Metro (cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động, ATM, dịch vụ trông giữ xe, v.v.) chấp nhận trái phiếu như một phương thức thanh toán hợp lệ.

Hệ thống Metro phải phát triển một nền tảng thanh toán kỹ thuật số đồng bộ, cho phép nạp tiền từ gốc và lãi trái phiếu vào thẻ trả trước hoặc ứng dụng di động. Hệ thống này cần liên kết với các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Metro để tạo trải nghiệm thanh toán thuận tiện cho người dùng.

Thành phố cần đưa ra cơ chế ưu đãi cụ thể để tăng tính hấp dẫn cho trái phiếu. Ví dụ: Giảm giá vé Metro: Trái chủ được giảm giá khi sử dụng trái phiếu để thanh toán. Ưu đãi thuế: Các doanh nghiệp sử dụng trái phiếu để thanh toán thuế phụ thu bất động sản có thể được giảm thuế suất. Chính sách thuê mặt bằng: Doanh nghiệp sở hữu trái phiếu có thể được giảm giá thuê mặt bằng tại sân ga Metro.

Quỹ dự phòng tài chính:

Chiến dịch truyền thông minh bạch:

Việc phát hành trái phiếu kết hợp với các điều khoản sáng tạo như trên, cùng với khả năng sử dụng gốc và lãi trái phiếu một cách linh hoạt và đa dạng, không chỉ giúp TP.HCM huy động vốn hiệu quả mà còn đặt nền tảng cho một mô hình tài chính bền vững, đảm bảo phát triển hệ thống Metro lâu dài. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, thành phố cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Trung ương, bao gồm các cơ chế tự chủ cần thiết và khung pháp lý hỗ trợ cho phương án mới này. Tôi tin rằng nếu triển khai đúng cách, TP.HCM sẽ trở thành hình mẫu tiên phong trong việc tài trợ và quản lý các dự án công ích tại Việt Nam.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *