HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO TRONG TỪ THỨC TIÊN HÔN LỤC (NGUYỄN DỮ)

HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO TRONG TỪ THỨC TIÊN HÔN LỤC (NGUYỄN DỮ)

Văn học Việt Nam là một dòng chảy liên tục, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Những thành tựu văn học mà chúng ta có được ngày nay là sự kế thừa thành quả lao động nghệ thuật của cha ông ta hàng ngàn năm trước. Ngày nay, chúng ta có một thành tựu khá quan trọng trong dòng văn học Hán Nôm là tập “thiên cổ kì bút” Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Từ Thức, nhân vật trung tâm của tác phẩm cũng đồng thời là hình tượng nghệ thuật hết sức đặc sắc. Tìm hiểu nhân vật này dưới góc độ hình tượng nhà nho, chúng ta có thêm những kiến giải đặc sắc, lý thú trong việc tiếp nhận văn bản khi làm rõ được tâm lý, tính cách và hành động của Từ Thức khi nhìn nhận nhân vật này với tư cách nhà nho. 

Đến nay, phần thân thế và tiểu sử của Nguyễn Dữ vẫn còn nhiều điều cần làm rõ. Có rất nhiều giả thuyết của các học giả, nhà phê bình về thân thế và sự nghiệp văn học của ông. Trong đó có giải thuyết của các ông Hà Thiện Hán trong Bài tựa Truyền kỳ mạn lục, Vũ Phương Đề trong Công dư tiệp kí, Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục đều cho rằng Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã từng đỗ đạt trên quan lộ rồi ở ẩn. Đây là thời đại có nhiều biến động: nhà nước phong kiến Việt Nam đang có sự suy yếu, nhiễu nhương mà một trong những biểu hiện chính của nó là tình trạng rối loạn về chính trị và các biến cố chỉ trong vòng ba mươi năm kể từ khi Lê Thánh Tông – vị vua anh minh trị vì cho đến khi Mạc đăng dung cướp ngôi lập nên nhà Mạc. Từ đó đã có đến sáu đời vua lần lượt bị giết và phế truất trải dài từ 1504 đến 1527. 

Được sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh xã hội như vậy, Nguyễn Dữ không có lựa chọn nào khác hơn là phải chôn vùi ước mơ “hành đạo”. Biểu hiện của sự phản ứng ấy chính là viết sách – sáng tác văn chương và sử dụng các tác phẩm như một nơi để bày tỏ ước muốn, khao khát một xã hội đức trị, con người làm những điều thiện cũng như người nho sĩ được thỏa nguyện chí hành đạo của mình. Bằng việc tái hiện lại những điều mắt thấy tai nghe pha thêm những phần hư cấu, các sáng tác của Nguyễn Dữ không chỉ bộc lộ được thái độ và tình cảm của ông dành cho số phận con người, đồng thời thể hiện phong cách nghệ thuật của tác gia. 

1.2. Giá trị của tác phẩm Từ Thức tiên hôn lục trong nền văn học 

Có thể nói ở Từ Thức tiên hôn lục, Nguyễn Dữ đã vượt ra khỏi sự gò bó, khắt khe và đầy hạn chế của ý thức hệ đương thời để văn chương của ông trở nên khoáng đạt, rộng rãi, nhất là đối với chuyện tình yêu nam nữ. Ông tỏ ra rất táo bạo, phóng túng khi chấp bút về những mối tình si mê, đắm đuối. Truyện của Nguyễn Dữ hấp dẫn người đọc cũng chính vì ông đã biểu đạt sự táo bạo nhưng vô cùng sâu sắc bằng sự đam mê, lòng hân hoan và cả nỗi đau thương của cuộc sống con người.

Trong truyền thống, nhà nho chính thống là hình ảnh những người học và làm việc, thực thi theo nguyên tắc đạo lý Nho gia. Trong Thời Trung đại, giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – nửa trước thế kỉ XIX, giáo sư Trần Đình Hượu đã phân loại nhà nho chính thống ra làm hai loại: nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật. Nhìn từ tính hệ thống của cả tầng lớp sĩ, Trần Đình Hượu cho rằng:

 “họ luôn luôn phải suy nghĩ về cách sống, nghĩ về những vấn đề trách nhiệm, hạnh phúc, lạc thú, về ý nghĩa cuộc sống. Vấn đề làm day dứt các thế hệ nhà nho là lựa chọn“ xuất, xử” ra làm quan hay rút lui ẩn dật. (…) Cuộc đấu tranh tư tưởng lặp đi lặp lại như thế tạo ra hai hình tượng văn học, hai mẫu nhà nho: người hành đạo và người ẩn dật. Người hành đạo chỉ tìm lẽ sống của mình trong học thuyết Nho giáo. Nhưng người ẩn dật phải cầu viện đến học thuyết Lão Trang hay Phật, tìm ý nghĩa cuộc đời ngoài cái Nho giáo chỉ cho họ.” (Trần Ngọc Vương, 1999, 71)

“Về sau, khi đô thị đã phát triển mạnh, những nhà nho nghệ sĩ quen sống cuộc sống đô thị, tìm hạnh phúc và lạc thú theo một hướng khác (…) là những “nhà nho tài tử”.

Đặc điểm của hình tượng nhà nho phi chính thống, hay nhà nho tài tử là tính khẳng định quyền con người hành động theo ý muốn của mình trong những điều kiện của thời bấy giờ kết hợp với thái độ nhẫn nhục đối với các giáo điều của đạo Khổng. Đặc điểm này được thể hiện ở nhiều biểu hiện khác nhau. Đầu tiên, những nhà nho tài tử là người có sự đam mê với cái “tài, tính, tình, du, mỹ”. Đầu tiên, đó là những cá nhân có ý thức về cái tài của mình và dùng cái ngông nghênh thể hiện trong tác phẩm để cậy tài. Thứ hai, đó là cá nhân ham thích “cầm kỳ thi tửu”, những loại hình nghệ thuật và những giá trị vật chất – khác với nhà nho chính thống không màng danh lợi. Thứ ba, đó là những nhà nho đa tình và có nhu cầu muốn thoát ly khỏi thực tại khắc nghiệt. Như vậy, điểm phân biệt giữa nhà Nho tài tử với nhà Nho hành đạo và nhà Nho ẩn dật là ở chỗ nhà Nho tài tử coi “tài” và “tình”, chứ không phải đạo đức, là cái làm nên giá trị con người. Họ “thị tài” và “đa tình”. Và ở đây, cái Kiêu của nhà Nho tài tử, xét cho cùng, là sự tự tin đầy đủ và mạnh mẽ về những phẩm chất, những năng lực cá nhân vốn có, thực có.

3. Hình tượng nhà nho qua nhân vật Từ Thức 

 3.1. Hình tượng nhà nho hành đạo giúp đỡ dân chúng, không màng danh lợi 

“trong đám đông có một cô gái độ chừng mười lăm, mười sáu son phấn điểm nhẹ, nhan sắc tuyệt trần cũng đến xem hoa. Vì muốn xem cho rõ một cành hoa mà cô gái lỡ tay làm gãy cành mà bị người coi hoa trong chùa bắt vạ. Nhưng không may, cô lại không có tiền đền cho nhà chùa nên bị giữ lại đến ngày đã sắp tối mà chưa ai đến chuộc. Từ Thức có mặt trong hội thấy vậy động lòng thương, mới cởi áo gấm đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người ở đó đều lấy lòng cảm phục Từ Thức là một vị quan hiền đức, nhân hậu.” (Nguyễn Dữ, 1988, 15)

3.2. Hình tượng nhà nho thích sống ẩn dật 

“Từ Thức vốn bản tính hay rượu, ngày thích khảy đàn, ngâm thơ vịnh cảnh, vui thú thiên nhiên nên việc quan trường thường bỏ luống hay bị quan trên trách phạt. Cứ như thế đến vài năm sau, Từ Thức chán nản quan trường, lại ngán ngẩm cái vòng danh lợi trần gian quẫn quanh không dừng, chàng treo ấn từ quan mà trở về với non xanh nước ngọc. Chàng chọn nơi Tống Sơn vốn nơi chàng ưu thích phong cảnh mà dựng nhà ở lại.” (Nguyễn Dữ, 1988, 14)

Từ Thức là một người có tâm hồn thanh cao, chán ghét danh lợi. Chàng là một người thông minh, tài giỏi, đỗ đạt cao nhưng lại không màng danh lợi, chỉ thích sống một cuộc sống an nhàn, tự do. Chàng không thích cuộc sống bon chen, xô bồ nơi trần thế, chỉ muốn tìm đến một nơi thanh tịnh, yên bình để sống. Lối sống trên một mặt vừa cho thấy sự thanh cao, liêm khiết của một người làm quan thức thời trong chốn quan trường khốc liệt, một mặt chính là tiếng nói vừa ngao ngán, vừa phản đối những nhiễu nhương mà Từ Thức nhìn nhận thấy ở con đường công danh. Những khó khăn và xấu xa của đời sống quan trường khiến chàng cảm thấy gò bó, chật chội và bào mòn các giá trị đạo đức tốt đẹp mà Từ Thức có. Hình ảnh Từ Thức từ bỏ ấn quan đi ngao du, ẩn dật như một tiếng nói phản tỉnh chế độ quan trường lúc bấy giờ. 

3. 3. Hình tượng nhà nho sống hòa mình với thiên nhiên 

“Từ nhỏ Từ Thức đã được nghe kể chuyện vua Đường Minh Hoàng lạc vào cảnh tiên vào một đêm rằm tháng tám. Nơi tiên cảnh ấy nhà vua đã gặp những vị tiên nữ tuyệt sắc với làn da hồng đào. Tiên nữ mặc những bộ váy áo tay rộng rất lộng lẫy, thướt tha bằng thứ màu cầu vồng bảy sắc. Nơi tiên cảnh ấy tràn ngập tiếng cười của niềm hạnh phúc và niềm vui dường như bất tận, tiên nữ say sưa ca hát và nhảy múa suốt ngày trong tiếng nhạc trời du dương, réo rắt. Đến khi nhà vua rời khỏi chốn tiên, nhà vua đã mang vũ khúc Nghê Thường về dạy cho các cung nữ. Rồi từ đó về sau vũ khúc này được lưu truyền trong cung cấm, nhà vua vừa uống rượu vừa say sưa ngắm nhìn cung nữ ca múa mỗi dịp trăng tròn. Về chàng Từ Thức, kể từ lúc được nghe câu chuyện về vùng đất của các vị tiên nga, chàng chỉ ước mong một ngày tìm cho được chốn đó.” (Nguyễn Dữ, 1988, 14)

 Đối với Từ Thức, thiên nhiên giống như một phần của con người, để con người thưởng thức và nảy sinh những cảm xúc thẩm mỹ khi ngắm nhìn. Quả thực vậy, khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên rực rỡ, tráng lệ, Từ Thức đã có cảm hứng sáng tác nên các sản phẩm nghệ thuật. Điển hình trong phân đoạn sau: 

Nguồn: https://peterpotter90.wordpress.com/2024/02/14/tu-thuc-lay-vo-tien/

Nguồn: https://peterpotter90.wordpress.com/2024/02/14/tu-thuc-lay-vo-tien/

“Nữa tin nữa ngờ Từ Thức neo thuyền lại rồi bước lên bờ, quả nhiên là một ngọn núi thật lại tựa như tiên cảnh bồng lai. Từ Thức tức cảnh đề một bài thơ rằng:

Triêu dương bóng rải khắp ngày xanh,

Hái thuốc nào đâu sư kẽ suối,

Lang thang đất lạ đàn ba khúc,

Bến Vũ chàng ngư, tìm thử hỏi,

Từ Thức là một người có tâm hồn thanh cao, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Chàng là một người thông minh, tài giỏi, đỗ đạt cao nhưng lại không màng danh lợi, chỉ thích sống một cuộc sống an nhàn, tự do. Chàng thường lui tới những nơi thiên nhiên tươi đẹp để ngắm cảnh, ngâm thơ, hưởng thụ cuộc sống. Từ khi còn trẻ, Từ Thức đã luôn mơ ước được đặt chân đến những vùng đất, địa danh đẹp để thỏa sức ngắm nhìn, tận hưởng. Hình ảnh này gần gũi với một con người có niềm đam mê du ngoạn, khám phá phiêu lưu đến những vùng đất mới trong thời kì đương đại.

Như vậy, có thể thấy rằng từ xưa cho đến nay, những vùng đất đẹp, kinh kì luôn khiến con người hình thành những rung động và ý thức muốn hướng thiện, sống tốt đẹp và thoải mái.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *