Hưng Hà (Thái Bình): Tập trung xây dựng nhiều mô hình thực hiện chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

Tháng sáu 14, 2024

Hưng Hà (Thái Bình): Tập trung xây dựng nhiều mô hình thực hiện chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

(Xây dựng) – Từ ngày 1/1/2025, cả nước sẽ đồng loạt bắt buộc thực hiện phân loại rác tại nguồn. Theo đó, tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Hưng Hà nói riêng đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Mục tiêu đến ngày 31/12/2024, 100% các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.

Hưng Hà (Thái Bình): Tập trung xây dựng nhiều mô hình thực hiện chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

Xác định việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của địa phương; phát huy vai trò tham gia tích cực của các tổ chức chính trị – xã hội trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn giám sát về phân loại CTRSH tại nguồn; đồng thời tăng cường công tác xã hội hóa để huy động tối đa các nguồn lực tham gia vào công tác phân loại CTRSH tại nguồn và thu gom, vận chuyển, xử lý riêng chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại.

Việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn được triển khai thực hiện tại tất cả xã, thị trấn trên địa bàn huyện theo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 9368/BTNMT- KSONMT ngày 02/11/2023, phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, điều kiện thực tế của từng địa phương theo kế hoạch đặt ra.

Theo Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 06/6/2024 của UBND huyện Hưng Hà về việc triển khai thực hiện việc phân loại CTRSH trên địa bàn huyện Hưng Hà, ngày 07/6/2024 Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện ban hành Công văn số 227/CV-BTV chỉ đạo Ban Thường vụ Hội LHPN xã, thị trấn triển khai thực hiện, tập trung vào một số nhiệm vụ sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc phân loại CTRSH tại nguồn. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường như: Mô hình Tổ phụ nữ thu gom rác thải; mô hình Tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; mô hình phân loại, xử lý rác thải tại nguồn; mô hình Biến rác thải thành tiền; mô hình đường hoa nông thôn mới; mô hình đoạn đường phụ nữ tự quản…

Vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn giảm thiểu chất thải rắn phát sinh; thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp với điều kiện của gia đình; lưu trữ, chuyển giao chất thải rắn đã được phân loại đảm bảo thời gian, phương thức theo quy định của địa phương. Khuyến khích phân loại riêng chất thải nguy hại trong CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và hộ gia đình cá nhân ở nông thôn tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Hưng Hà (Thái Bình): Tập trung xây dựng nhiều mô hình thực hiện chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
35/35 xã, thị trấn thành lập mô hình Tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.

Nhiều mô hình chương trình, dự án phân loại rác thải tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực, giảm lượng rác thải chôn lấp, tăng lượng rác thải tái chế. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn.

Chị Đinh Thị The – Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Năm 2020, Hội LHPN huyện xây dựng kế hoạch ra mắt mô hình điểm mô hình “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình” tại thôn Đồng Lạc, xã Minh Khai. Sau đó, hàng năm Hội LHPN huyện xây dựng kế hoạch nhân diện mô hình ra diện rộng thêm từ 01 – 02 mô hình/xã trong toàn huyện.

Đến nay, toàn huyện đã có 07 xã xây dựng được 21 mô hình tại các xã Minh Khai, Tiến Đức, Liên Hiệp, Bắc Sơn, Hòa Bình, Canh Tân, Văn Cẩm. Ngoài việc duy trì, nhân rộng mô hình “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình” thì Hội LHPN huyện Hưng Hà còn triển khai thực hiện các mô hình khác góp phần bảo vệ môi trường như: 34/35 xã, thị trấn thành lập mô hình Tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, 65 mô hình “Biến rác thải thành tiền”, 115 mô hình “Chi hội Phụ nữ 5 không, 3 sạch”, 248 mô hình tổ phụ nữ thu gom rác thải đi vào hoạt động có hiệu quả.

Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com