KHÔNG CẦN phải LÀM CHỦ thì mới GIÀU – TIỀN KHÔNG TỆ SS2 EP02

KHÔNG CẦN phải LÀM CHỦ thì mới GIÀU – TIỀN KHÔNG TỆ SS2 EP02

Tự do tài chính là mục tiêu được nhiều người trẻ quan tâm khi bắt đầu sự nghiệp, cũng như những ai mong muốn bắt kịp trào lưu Fire – Financial Independence (Độc lập tài chính) và Retire Early (Về hưu sớm).

Tuy nhiên, hành trình đạt được tự do tài chính lại không hề đơn giản. Nhiều người mất hàng năm trời vẫn chưa tìm ra hướng đi phù hợp, trong khi số khác lại chọn những con đường tắt đầy rủi ro để mau chóng đạt được mục tiêu. Đây chính là lý do khiến các mục tiêu tài chính cá nhân dường như luôn xa vời.

Hãy cùng tìm hiểu qua góc nhìn của hai khách mời: anh Phạm Sơn Tùng – Phó Chủ tịch Tập đoàn CF Holdings và anh Nguyễn Văn Linh (Vui Vẻ) – Content Creator đứng sau loạt kênh như The Reviewer, với host Việt Anh – Founder của Spiderum trong tập 2 của series Tiền Không Tệ Mùa 2 tại đây nhé.

Ở tầng thứ 2, sau khi chúng ta có tầng một tương đối vững chãi về tài sản an toàn, thì chúng ta sẽ đến tiếp với tài sản tăng trưởng. Có rất nhiều bạn nhầm lẫn tài sản tăng trưởng là crypto hay tiền điện tử, nhưng đấy là tài sản mạo hiểm. Ví dụ cho tài sản tăng trưởng là bất động sản, cụ thể hơn có thể là đất nền, khi mình hiểu rõ tài sản ấy và biết chắc chắn tài sản sẽ tăng giá trị. Tài sản tăng trưởng còn áp dụng cho thị trường chứng khoán. Bất kỳ cái gì cũng có thể là tài sản tăng trưởng nếu như bạn chỉ mua và kỳ vọng tăng giá để bạn bán.

Khi mà có tài sản tăng trưởng, tổng tài sản của mình sẽ được nhân lên, lúc này sẽ đến tầng tiếp theo của tháp tài sản là tài sản dòng tiền. Lúc này chính là lúc bạn nhìn nhận để có được thu nhập thụ động. Lấy ví dụ, bạn bán mảnh đất nền mà bạn mua ở quê trong ví dụ tầng thứ 2, rồi bạn dùng tiền đó để mua một ngôi nhà cho thuê, thì hàng tháng ngôi nhà sẽ tạo ra thu nhập thụ động cho mình. Và tôi quan trọng ở cái việc là nó sẽ sinh ra cái đấy, đồng thời là nó vẫn tăng trưởng giá trị theo thời gian. Ví dụ này là trên thị trường bất động sản, nhưng đối với thị trường chứng khoán hay chứng chỉ quỹ, thì điều đó vẫn giống vậy.

Lúc đấy thì bạn mới có thể tự do tài chính hơn một chút, và lúc ấy mới là lúc đến với tầng cao nhất là tài sản mạo hiểm.”

“Bây giờ người ta dồn tiền vào đầu tư những thứ cực kỳ rủi ro”

Nói riêng về phần Tài sản mạo hiểm, anh Phạm Sơn Tùng nhấn mạnh một điều quan trọng:

“Khi mà tài chính của em đã tương đối ổn, thì tâm thế đầu tư của em cũng sẽ khác. Giả sử từ dòng tiền, thu nhập hàng tháng của em, em tách ra 20-30% và đẩy nó vào đầu tư rất mạo hiểm, tức là có thể nhân lên hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn lần, và cũng có thể về “mo” bất cứ lúc nào. Thì lúc này, cảm giác của mình khi đó là: Nếu như có mất thì cũng không sao cả. Đối với cả anh, tháp tài sản phải được xây như vậy.

Không có “ngày một ngày hai” cho tự do tài chính

Kết lại chương trình, anh Tùng đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ:

Mình cần phải có tích lũy để đạt được ngưỡng thu nhập cao, nhiều tài sản, để vững chắc hơn so với việc “giàu xổi”, để tránh bị FOMO” 

KẾT

Vừa rồi là những chia sẻ của anh Phạm Sơn Tùng – Phó Chủ tịch Tập đoàn CF Holdings và anh Nguyễn Văn Linh (Vui Vẻ) trong tập 2 của podcast Tiền Không Tệ mùa 2. Spiderum và Tiền Không Tệ xin cảm ơn các khách mời đã dành thời gian tham gia chương trình để chia sẻ những góc nhìn bổ ích và tài chính cá nhân cho người trẻ.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *