Không có sự lười nhác vô lý
Tháng sáu 25, 2024
“Letters to His Son” – Lord Chesterfield
Con thân yêu!
Tình yêu mà cha dành cho con khác với tình cảm của những bậc cha mẹ nuông chiều con cái, cha nghĩ con cũng cảm nhận được điều đó. Cha sẽ không vờ như không thấy những khuyết điểm của con. Không chỉ như thế, nếu cha thấy con còn khuyết điểm gì, cha sẽ nghiêm khắc với con hơn. Bởi cha cho rằng đôn đốc con cái là nghĩa vụ của cha mẹ, và hơn thế nữa đó còn là một đặc quyền. Con nghĩ sao? Thật may mắn là tới bây giờ cha vẫn chưa phát hiện ra những khuyết điểm nghiêm trọng ở con, nhưng có một điều mà con cần phải chú ý: con đã bắt đầu có biểu hiện lười nhác – Đó là điều mà cha muốn nói ngay với con. Cha phát hiện ra rằng gần đây con có phần lười nhác, không tập trung tinh thần, con cũng bắt đầu lơ là những việc nhỏ. Con yêu, thái độ thờ ơ nếu xuất hiện ở người già còn có thể hiểu được, bởi sự già nua khiến họ chỉ mong mỏi theo đuổi cuộc sống an nhàn bình yên. Nhưng đối với một thanh niên như con, đó hoàn toàn là thái độ sống tiêu cực, không thể tha thứ được.
Thanh niên cần ngập tràn sinh khí, cần phải biết phấn đấu để nổi trội hơn, cần có ý thức kiên trì, nhanh nhạy, linh hoạt trong công việc. Caesar đã từng nói: “Hành động không ưu việt không được coi là hành động”. Câu nói này rất thích hợp với những người trẻ tuổi như con. Cha không cho rằng con thiếu sự hoạt bát, chỉ cần con có thái độ sống tích cực hơn, cha tin rằng con có thể tạo nên không khí vui tươi cho mọi người xung quanh! Nếu muốn trở thành người được người khác tôn trọng, con hãy hành động, hãy nỗ lực vì mong muốn ấy, nếu không con sẽ không thể nhận được sự kính trọng, chân thành từ mọi người. Nếu con không muốn mang tới niềm vui cho người khác thì con không thể làm người khác vui. Tuy nguyên nhân khách quan của hai hành động này khác nhau, nhưng kết quả mang tới lại giống nhau. Những việc làm này đều khiến con người mất đi sự đón nhận và tôn trọng của mọi người đối với bản thân.
Mỗi người đều có những ước mơ riêng, tuy nhiên trước khi con định làm gì thì cũng cần nâng cao kiến thức cho bản thân. Nếu con không có điểm gì khác biệt so với người khác, con càng phải nghĩ cách để bồi dưỡng thêm năng lực, phát huy ưu điểm của bản thân. Con thân yêu! Có thể tương lai con sẽ trở thành nhân viên trong một doanh nghiệp phát triển, vậy thì nhiệm vụ trước mắt của con là phải biết tranh thủ thời gian khi công việc còn chưa bề bộn để nỗ lực mở mang tầm mắt, nâng cao kiến thức, ví dụ như con hãy tìm hiểu về nền chính trị của các quốc gia, tìm hiểu về kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán của mỗi nước. Cho dù là một người có trí tuệ bình thường nhưng nếu có kiến thức và biết chuyển hóa những kiến thức đó thành hành động cụ thể thì vẫn có thể trở thành người có tài năng xuất chúng. Cha nghĩ lười nhác là thái độ khi mà con biết bản thân mình nên làm gì nhưng thực tế lại không muốn hành động. Theo cha không còn từ ngữ nào thích hợp hơn để giải thích cho trường hợp này bằng câu nói trên.
Kẻ lười nhác là người không biết nỗ lực trong công việc, chỉ cần gặp đôi chút khó khăn hay phiền phức, họ sẽ dễ dàng nảy sinh cảm giác chán nản; họ dễ dàng từ bỏ mọi việc trước khi đạt được mục tiêu. Câu cửa miệng của họ luôn là “tôi không biết làm”, “tôi không làm được”, đối với họ những khó khăn trước mắt không thể giải quyết được. Làm việc chăm chỉ và nỗ lực sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng trên thế gian này không có quá nhiều việc khó khăn. Cha nghĩ rằng “không làm được” chỉ là lời biện minh cho sự lười nhác. Người không biết khát khao sẽ không đạt được sự tiến bộ, nếu con gặp phiền phức hay khó khăn trong cuộc sống hay trong công việc, tuyệt đối không được tỏ thái độ chán nản hay từ bỏ, trái lại con cần biết khích lệ bản thân và biến nó thành động lực để tiến bộ. Nếu gặp phải hoàn cảnh ấy con phải biết chịu đựng, giữ vững quyết tâm, nỗ lực tới cùng, cha tin sẽ có ngày con trở thành người xuất sắc.
Kẻ lười nhác rất khó tập trung tinh thần, nếu ta ép họ tập trung tinh thần để làm việc gì đó, sợ rằng chỉ sau một tiếng đồng hồ họ sẽ cảm thấy đau khổ và khó chịu vô cùng. Cho dù gặp bất cứ vấn đề gì, họ cũng không biết linh hoạt ứng biến, chỉ suy ngẫm và giải thích vấn đề theo những thông tin thu nhận được từ ban đầu, không muốn suy ngẫm theo hướng khác. Kết quả là những suy nghĩ của họ không bao giờ sâu sắc. Nếu tiếp xúc với những người có khả năng quan sát, họ sẽ bộc lộ sự ngốc nghếch và lười nhác của bản thân.
Để giải quyết vấn đề này không còn con đường nào khác ngoài nâng cao kiến thức của bản thân. Cha muốn nhấn mạnh với con rằng, việc tìm hiểu những kiến thức bên ngoài chuyên ngành của con cũng rất quan trọng. Có những kiến thức không phổ biến rộng rãi, đó là những thứ mà chỉ có các nhà chuyên môn mới cần tìm hiểu. Ví dụ: với những kiến thức về hàng hải, người bình thường chỉ cần hiểu một cách tương đối là được. Ngược lại, có những kiến thức mang tính phổ biến, ai ai cũng phải hiểu, hơn nữa còn cần phải hiểu cặn kẽ. Ví dụ như ngôn ngữ, lịch sử, triết học, địa lý, lý luận học, tu từ học, … Nếu phạm vi theo đuổi của con cao hơn, con còn cần phải hiểu được tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục, … của từng quốc gia. Không dễ dàng gì để con tập hợp những kiến thức này thành một thể thống nhất. Để làm được điều đó con phải có sự nỗ lực rất lớn. Cho dù đó là hệ thống kiến thức ngổn ngang bề bộn, nhưng việc tập hợp được chúng thực ra không phải là điều xa vời. Nếu con biết tiếp nhận kiến thức một cách cần mẫn không biết mệt mỏi, kiên trì tới cùng, cha chắc chắn rằng con có thể thu được thành quả kiến thức rực rỡ.
Cha nói rất nhiều điều với con không mong con đáp lại cha rằng: “Con không làm được”! Cha tin con sẽ không bao giờ nói với cha điều đó. Theo kinh nghiệm của cha, không có việc gì là không làm được. Nếu mọi người đều nói đó là việc dễ dàng mà cá nhân con lại cho rằng không làm được thì đó không phải là rất nhục nhã sao? Con phải hiểu rằng, tự cho rằng bản thân mình không thể tập trung tinh thần để làm việc cũng đồng nghĩa với việc con tự nhận mình là kẻ ngốc nghếch.
Anh chị cần mua bàn ghế ăn gia đình thì tham khảo trang này bên em với nhé này ạ. Xin cảm ơn.