KHÔNG THỬ THÌ LÀM SAO BIẾT NHƯ NÀO LÀ SAI?
Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu chúng ta đi học ở trường học là để rèn luyện tư duy như những gì cô thầy vẫn hay bảo hay chỉ đơn thuần là ta đang học cách trao đổi tiền mặt bằng công sức và năng lượng mà ta bỏ ra – hơn là chất xám ? Tôi đã ngẫm nghĩ câu hỏi này suốt cả năm cấp ba, nhưng nó hiện hữu rõ nhất vào đầu kì hai lớp 12, và là vào những tiết Văn. Lúc mọi người hì hục chép bài, tôi một mình một bàn ngồi thờ ra đấy, tôi nhìn xung quanh, những hạt bụi phấn đang rơi, giáo viên đang ghi lên bảng những gì tối quan trọng của một tiết học, các bạn ngồi chép bài miệt mài, có bạn vì mệt hay buồn ngủ mà nằm gục trên bàn. Không hiểu vì sao tôi lại thích khoảnh khắc này, vì vậy hành động này của tôi diễn ra nhắc nhiều lần. Những lần tôi chậm lại để quan sát dòng chảy của thời gian, vẫn là cảnh quen thuộc ấy – các bạn ngồi chép bài, vẫn là cảnh từng hạt bụi phấn phủ lên tóc cô khi cô đang viết từng dòng chữ trên chiếc bảng đen, nhưng một câu hỏi mới dần in bóng trong tâm trí tôi – liệu tôi có thực sự đang học?
Quay trở lại quá khứ, vào lúc chúng tôi chào đón học kỳ đầu của năm cuối cấp. Chúng tôi có tiết Văn vào buổi học đầu tiên, tôi được gặp gỡ cô N, lần đầu gặp nhưng cô đã toát lên vẻ đẹp thùy mị, đoan trang, giọng cô nhẹ nhàng và điềm tĩnh. Vì là lần đầu tiên gặp nên cô bảo dành một tiết học để là quen với chúng tôi, sau một khoảng giới thiệu về bản thân cho nhau, cô cũng rất quy tắc, nêu rõ những gì nên và không nên làm trong giờ của cô. Trong đó có một quy tắc cô có nêu rất rõ với chúng tôi rằng: :
Sau khi nêu rõ nguyên tắc của mình,cô còn hỏi ý kiến các bạn, liệu có bạn nào không đồng ý hay gì không? Sau thống nhất, chúng tôi bước vào bài học đầu tiên.
Rõ ràng là thế, tiết học sẽ trở nên dễ nhớ và thú vị hơn khi chêm thêm câu chuyện của bản thân vào.
THAY ĐỔI
Tuy ở trên trường tôi không học gì nhiều nhưng ở nhà tôi cũng không học nốt, bởi tôi đang chú tâm vào một quyển sách, tôi gọi em ấy là người yêu tôi vì tối nào trước khi đi ngủ tôi cũng ngắm ẻm dù có đọc hay không, và tôi cũng hay mang em theo để đọc vào giờ giải lao ở trường. Cuốn sách mang tên : ” Tư Duy Nhanh Và Chậm” được sáng tác bởi Daniel Khaneman. Phải nói là sách khó đọc dã man, nhưng nội dung sách viết thì chẳng chê vào đâu được, nó thách thức trí tư duy của con người , vậy nên tôi rất thích đọc nó.
Sự nhàm chán của các tiết học như ngọn lửa châm thêm niềm say mê của tôi dành cho cuốn sách này, và cũng chính nó đã tạo ra một sự kiện mà sau này dù có về già, tôi ngồi ngẫm lại, vẫn nhớ rõ như in những gì xảy ra, và quan trọng hơn hết, tôi hài lòng!
Tấm vé may mắn thứ hai lại dành cho tôi. Tôi thưa cô rằng tôi đã không học bài. Vẫn câu hỏi cũ:
– ” Em nhận 0 điểm ạ!”
” Em đã suy nghĩ kỹ chưa?”
– Cô N ghi tên tôi với con số 0 to và tròn in ngay trong sổ đầu bài. Tôi cũng không nói gì, lấy cuốn ” Tư Duy Nhanh Và Chậm “ ra định đọc vài trang. Xui thay, chưa kịp hiểu những gì tác giả ghi thì giọng cô N vang lên tai tôi :
Mình đứng dậy:
Cô N phản ứng ngay tức khắc, đó là lân đầu tiên tôi thấy cô như thế, lúc đó tôi cũng đã ý thức được rằng cô đang rất giận, cô say chữ ” NO” to và rõ, sau đó cô bảo nếu muốn thì hãy đi ra ngoài mà đọc. Tôi cầm ngay cuốn sách đang đọc dở trên tay và rời đi, không quên cúi đầu chào cô trước khi ra khỏi lớp. Khung cảnh thay đổi, vì giờ không ở lớp nữa nên tôi cũng chẳng biết chuyện gì tiếp diễn sau đó. Tôi xuống căn tin trường, ngồi đọc tận hai tiết, là hai tiết mà đã lâu lắm rồi tôi mới cảm thấy thời gian trôi qua thật nhanh như vậy .Sau 2 tiết là giờ giải lao, một số bạn xuống căn tin ăn sáng, vô tình gặp tôi, các bạn nói tôi sai rõ ra, khuyên tôi hãy tìm cô xin lỗi và nhận sai ngay đi. Nhưng lúc đó thật sự tôi vẫn không biết mình đã sai ở đâu và xin lỗi vì sai điều gì. Các bạn bảo vì tôi mà sổ đầu bài bị trừ một điểm và cô N đang rất giận tôi bởi ngay khi tôi vừa đi, cô liền dạy cho cả lớp một câu ca dao:
Kể từ hôm đó, cô N không đoái hoài gì đến tôi cả, cô không bao giờ mời tôi trả lời bài, dò bài cũ cũng chẳng màng, nhưng kiểm tra thì có nhé, vì cô phải ghi điểm vào sổ học bạ
NGƯNG CỐ CHẤP VÀ HỌC CÁCH LẮNG NGHE ĐI
– ” Vì em biết em sẽ không học, dù có nợ sang tiết sau, thậm chí năm sau, em cũng sẽ không học, sẽ không trả, nên em xin lấy điểm không ạ!”
” Cô đã cho em một cơ hội để sửa sai, em lại chối bỏ nó,cả đời thầy đi dạy chưa từng ai cư xử lạ đời như em”.Thầy nói thêm ” em như vậy là không có chí tiến thủ, không có quan tâm gì đến môn Văn, thái độ học tập của em thờ ơ quá”
Thầy lúc này cũng khá bực mình bởi lời tôi nói, thầy bảo tôi quá cố chấp và ngang bướng, nếu cứ giữ tính cách như này thì khi làm công ăn lương không sớm sẽ bị đuổi việc, bảo mình phải biết lắng nghe và nhẫn nhịn. “ Cô N là quá hiền ” – Thầy nói – ” Gặp cô khác là em sẽ gặp rắc rối lớn đó, cả hội đồng sẽ họp về vấn đề này, và em cũng sẽ để lại ấn tượng xấu với giáo viên”. Tôi cũng hiểu được lúc này im lặng vẫn là hơn, tôi lắng nghe thầy nói đến khi tiếng chuông reo. Trước khi ra về, thầy vẫn dặn tôi và cả lớp như một bài học rằng :” Phải biết lắng nghe”.
QUA CÂU CHUYỆN NÀY, TÔI NGHĨ GÌ?
Xét phương diện thái độ, tôi thừa nhận bản thân sai và cần trau dồi thêm, nhưng về hành động khi ấy, nếu được hỏi tôi có hối hận không, câu trả lời sẽ không bao giờ xuất hiện từ ” CÓ”, trái lại, tôi rất hài lòng về bản thân mình.
Dẫu sao, đây là môt bước tiến triển trong cuộc đời của tôi, vì nó là tiền đề cho những hành động dám từ chối những điều không quan trọng để có đươc những điều quan trọng sau này của tôi. Tôi đã dám đứng lên nói lên qaun điểm của mình. Hầu hết học sinh e ngại và sợ rằng nếu họ nói gì không đúng, họ sẽ là trung tâm của sự phán xét hoặc sẽ làm phật lòng mọi người, vì vậy tôi biết có hàng loạt những ý tưởng mới mẻ, những điều các bạn muốn nói, muốn làm, muốn phản bác, nhưng cái bóng của nỗi sợ quá to lớn và lấn át đi mong muốn sâu thẳm bên trong của các bạn.
Thừa nhận việc này khi mới xảy ra đã khiến mình suy nghĩ rất nhiều, mình và cô N cũng có một khoảng thời gian khá căng thẳng, nhưng nhờ vậy mà tôi kiên định với mục tiêu mình hướng tới, một tư dy không bị ảnh hưởng bởi người khác và sự suy ngẫm để tìm ra lỗi sai của mình, lỗi sai của người khác để học hỏi thêm.