Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thông qua 11 dự án luật và xem xét, cho ý kiến đối với 11 dự án luật
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thông qua 11 dự án luật và xem xét, cho ý kiến đối với 11 dự án luật
(Xây dựng) – Tại Kỳ họp thứ 7, diễn ra trong 27,5 ngày, Quốc hội khóa XV đã thông qua 11 dự án luật và xem xét, cho ý kiến đối với 11 dự án luật khác. Đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất.
Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV biểu quyết thông qua 11 dự án luật. |
Cụ thể, Quốc hội đã thông qua 11 dự án luật, gồm Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Trong đó, đáng chú ý là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Bởi đây là luật được Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và xem xét, thông qua theo quy trình, thủ tục rút gọn tại 01 kỳ họp.
Luật gồm 05 điều, quy định theo hướng cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024. Riêng khoản 10 Điều 255 và khoản 4 Điều 260 của Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Việc quy định hiệu lực thi hành, góp phần sớm đưa các nội dung đổi mới của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản vào thực tiễn, khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành 03 luật và phát huy những ưu việt của chính sách, quy định tiến bộ trong các luật nêu trên.
Việc quy định hiệu lực sớm 3 luật nói trên đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi, thúc đẩy sự tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở…
Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua tại kỳ họp các nghị quyết, gồm: Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Cũng tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với 11 dự án luật, gồm Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Trong đó, dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo, nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; khắc phục những bất cập, hạn chế của các quy định hiện hành, nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát, giám sát việc thực hiện, bảo đảm quản lý thống nhất từ Trung ương tới địa phương; bảo đảm minh bạch, khả thi, tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, quản lý và phát triển đô thị bền vững…
Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com
Anh chị bên phía chủ đầu tư cần tham khảo đơn vị làm nội thất gia đình thì xem tại website này nha Kệ gỗ đựng đồ. Xin cảm ơn.