Kỳ lạ hiện tượng “biển kẻ ô vuông” và lời giải đáp đơn giản đến không ngờ!

Kỳ lạ hiện tượng “biển kẻ ô vuông” và lời giải đáp đơn giản đến không ngờ!

Hiện tượng hiếm gặp này dù trông thì có vẻ thú vị nhưng thực sự lại rất nguy hiểm.

Khi Photoshop và các công cụ chỉnh sửa ảnh xuất hiện với độ tinh tế và dễ sử dụng ngày càng tăng, các sản phẩm đã qua chỉnh sửa cũng ngày càng khó phân biệt với hàng thật. Mọi thứ đều có thể là ảo, ngay cả khuôn mặt của chính bạn cũng vậy thôi.

Nhưng ngược lại, thế giới tự nhiên đã chứng minh rằng có nhiều hiện tượng trông kỳ cục và “ảo” đến mức chẳng khác gì sản phẩm Photoshop, nhưng lại là hàng thật.

Ví dụ như bức hình dưới đây là một hiện tượng thực 100%, nhưng chẳng ai tin cả.

Thế nào mà biển lại kẻ ô vuông thế này?
Thế nào mà biển lại kẻ ô vuông thế này?

Trên thực tế, hiện tượng này không hề bí ẩn, cũng không quá hiếm, chỉ là chúng ta không biết thôi. Đó là khu vực biển giao nhau – cross sea, xảy ra khi 2 hệ sóng biển di chuyển hướng về nhau theo góc xiên. Và nếu góc xiên ấy gần với 90 độ, chúng ta sẽ có những ô biển vuông chằn chặn như thế này.

Một trong những mối lo ngại lớn nhất liên quan đến sóng vuông là khả năng chúng hình thành đột ngột và không có dấu hiệu cảnh báo. Do sóng biển và gió không thể đoán trước được nên cần phải cảnh giác để phát hiện sóng vuông. Mặc dù sự hình thành sóng này được coi là hiếm gặp nhưng một số bờ biển nhất định trên thế giới sẽ có sóng vuông xuất hiện với tần suất đều đặn đáng ngạc nhiên. Hiện tượng này phổ biến hơn ở vùng nước nông, biển giao nhau thường được bắt gặp ở ngoài khơi mũi phía tây đảo Rhé ở Pháp, hoặc các bãi biển ở Tel Aviv, Israel.

Đây là hiện tượng hiếm gặp trong tự nhiên và nhìn có vẻ đẹp đẽ nhưng kỳ thực cross sea lại được xem là thảm hoạ nguy hiểm, ai bắt gặp nó khi đang tắm biển thì tốt nhất nên “xách dép mà chạy” cho an toàn.

Biển giao nhau có thể là kết quả khi hai cơn sóng tồn tại cùng lúc, hoặc khi gió đẩy sóng xô về một hướng và sóng cồn di chuyển theo hướng ngược lại. Các nhà vật lý và toán học coi biển giao nhau là ví dụ của phương trình Kadomtsev – Petviashvili dùng để mô tả chuyển động sóng phi tuyến tính. Thông thường, hiện tượng sẽ xảy ra khi sóng ở một hệ thời tiết gặp phải sóng của một hệ khác.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đang ở trên mặt nước khi sóng vuông bắt đầu hình thành?

Sóng vuông (cross sea) xảy ra khi 2 hệ sóng biển di chuyển hướng về nhau theo góc xiên.
Sóng vuông (cross sea) xảy ra khi 2 hệ sóng biển di chuyển hướng về nhau theo góc xiên.

Nếu sóng vuông hình thành, cách hành động tốt nhất là tránh hoàn toàn xuống nước. Tuy nhiên, nếu một người đã ở dưới nước hoặc trên thuyền khi sóng vuông xuất hiện, một số biện pháp nhất định có thể giúp tối đa hóa sự an toàn của bạn.

Đối với những người đi bơi và đi tàu, biển giao nhau là một hiện tượng nguy hiểm, thường đi kèm với thủy triều gây ra dòng chảy xa bờ mạnh và biển động. Các dòng hải lưu có thể sinh ra những cơn sóng cao bất thường và khó lường, một số trường hợp sóng cao tới gần ba mét, đủ làm lật những con tàu lớn. Các chuyên gia khuyến cáo khi thấy các ô biển đột nhiên xuất hiện ở xung quanh, bạn nên vào bờ nhanh hết mức có thể.

Người bơi nên cố gắng vào bờ càng sớm càng tốt hoặc cố gắng nổi lên cho đến khi có sự trợ giúp chuyên nghiệp. Người trên thuyền nên mặc áo phao và cố định hàng hóa để tránh bị lật thuyền. Mọi người nên thông báo cho chính quyền, chẳng hạn như lực lượng bảo vệ bờ biển, nếu phát hiện người hoặc thuyền ở vùng biển xuất hiện sóng vuông.

Hơn nữa do được hình thành từ 2 hướng gió khác nhau, dòng biển trong khu vực này sẽ trở nên rất khó đoán, dễ có những con sóng bạc đầu cao đến 3m ập đến, đủ sức khiến một con tàu lớn phải nghiêng ngả và tàu bé thì bị nhấn chìm.

Nếu bạn tình cờ phát hiện ra những con sóng này, hãy thư giãn trên bờ biển trong khi tắm nắng. Rốt cuộc, sóng chỉ có thể ảnh hưởng đến bạn nếu bạn ở dưới nước!

Biển ở trong bức hình trên thì không nguy hiểm lắm. Nó chỉ là hệ sóng dài và êm, chứ không phải sóng ngắn do gió tạo thành, nên không có gì đáng ngại.

Mẹ thiên nhiên quả là khó lường phải không các bạn?

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *