Lạm Phát và Thất Nghiệp: Cặp Đôi Dở Khóc Dở Cười Của Kinh Tế
Tháng chín 9, 2024
Vậy… mối quan hệ giữa việc làm và lạm phát là gì nhỉ? Liệu chúng có tỉ lệ thuận với nhau trong ngắn hạn và dài hạn không? Đã có những nghiên cứu hay thí nghiệm nào chứng minh lý thuyết này chưa, và ai là người ủng hộ các quan điểm đó? Nhân một ngày mưa gió thế này, ‘bóng bàn’ một chút thử xem sao.
1. Khái niệm
Lạm phát là gì?
Lạm phát (lạm phát dương) đơn giản là sự tăng giá của hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, giá của một cây bút có thể đã tăng từ 1,00 đô la lên 1,20 đô la trong năm qua. Hoặc lạm phát có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, chẳng hạn như lạm phát của nền kinh tế đã tăng từ 1,56% lên 1,76% trong quý vừa qua (4 tháng).
Nhưng lạm phát có hoàn toàn xấu không? Câu trả lời không hẳn là vậy. Ví dụ:
Lạm phát tích cực: Khi giá nhà tăng, chủ sở hữu sẽ thấy giá trị tài sản của mình tăng lên, đồng nghĩa với việc họ trở nên giàu có hơn.
Lạm phát tiêu cực: Giá nhà tăng, người mua nhà sẽ vật lộn vì giá quá cao. ( Hà Nội khụ khụ)
Để đo lạm phát cho toàn bộ nền kinh tế, người ta thường tính toán giá của một “giỏ hàng” lớn gồm những sản phẩm mà các hộ gia đình thường xuyên mua trong một khoảng thời gian nhất định, thường là hàng tháng. Chỉ số này được gọi là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Thiểu phát là gì?
Thiểu phát (hay còn gọi là lạm phát âm) là thuật ngữ chỉ việc giá cả giảm, có thể chỉ áp dụng cho một sản phẩm cụ thể. Ví dụ: giá của một cây bút đã giảm từ 1,00 đô la xuống còn 0,90 đô la trong năm qua. Hoặc có thể áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế: Ví dụ, tỷ lệ giảm phát của nền kinh tế đã giảm từ 1,56% xuống còn 1,26% trong quý vừa qua.
Vậy giảm phát có phải là điều tốt không?
Giảm phát tích cực: Khi giá các mặt hàng trong chỉ số CPI giảm, sức mua tăng, mức sống cải thiện, và sức mạnh đồng tiền được nâng cao.
Giảm phát tiêu cực: Khi giá nhà giảm, chủ nhà sẽ thấy giá trị tài sản của mình giảm, dẫn đến tổng tài sản của họ bị giảm sút.
Nhìn chung, thiểu phát thường được coi là tốt hơn so với lạm phát hoặc siêu lạm phát, và tất nhiên là tốt hơn cả so với lạm phát phi mã.
Ở Việt Nam, chúng ta thường nhầm lẫn giữa Giảm phát và thiểu phát. Thực tế, Giảm phát không chỉ sự biến động giá cả của hàng hóa, mà chủ yếu được dùng để đánh giá hành vi của nền kinh tế. Giảm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 0 và điều này không phải là điều tốt. Khi giá cả giảm, người tiêu dùng có xu hướng trì hoãn mua sắm vì họ mong giá sẽ tiếp tục giảm thêm. Kết quả là các doanh nghiệp có thể phải cắt giảm lao động và giảm lương để duy trì lợi nhuận.
Giảm phát là xấu vì nó có thể khiến người tiêu dùng chi tiêu ít hơn ngay lúc này do họ dự đoán giá sẽ còn giảm; điều này có thể buộc các doanh nghiệp phải giảm lương hoặc sa thải nhân viên để bảo toàn mức lợi nhuận; đồng thời, làm cho nợ hiện tại trở nên đắt đỏ hơn đối với nhiều người vay.
Việc làm
Dù bạn có là người mê kinh tế hay không, việc làm vẫn là một khái niệm cần biết. Nó đơn giản là tổng hợp tất cả những người đang có công việc trong nền kinh tế. Có nhiều loại hình việc làm khác nhau, ví dụ như:
Việc làm toàn thời gian: Đây là kiểu công việc mà bạn sẽ phải dành từ 35 đến 40 giờ mỗi tuần, thường chia đều trong năm ngày với tám giờ mỗi ngày. Đúng là công việc này yêu cầu bạn phải làm việc chăm chỉ, nhưng ít nhất bạn không phải lo lắng về việc làm thêm vào cuối tuần.
Việc làm bán thời gian: Công việc này như một vé VIP cho những ai không muốn làm việc toàn thời gian. Bạn chỉ cần làm việc ít hơn, thường là dưới 30 giờ mỗi tuần, và có thể sắp xếp thời gian linh hoạt. Thích hợp cho những ai muốn có nhiều thời gian hơn để ngủ nướng hoặc làm các sở thích cá nhân và lương cũng thấp hơn. Phù hợp với các bạn sinh viên đi làm thêm hoặc người muốn kiếm thêm thu nhập.
Hợp đồng không giờ (Zero-hours contract): Đây là loại hợp đồng thú vị cho những ai thích sự linh hoạt tối đa. Bạn không bắt buộc phải làm việc nếu không có việc cần làm và bạn cũng không cần phải lo lắng về việc có việc không, ví dụ như các thông dịch viên. Nói tóm lại, bạn có thể ‘bán thời gian’ theo cách của mình. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, hợp đồng không giờ chưa được pháp luật về lao động công nhận. BLLĐ hiện chỉ thừa nhận hai loại HĐLĐ dựa trên thời hạn giao kết hợp đồng, đó là HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn.
Lao động Tự do( Freelancers): Làm việc tự do giống như làm việc theo cách của bạn, từ nhà hoặc bất kỳ nơi nào bạn thích, và chỉ nhận công việc khi bạn cảm thấy hứng thú. Bạn có thể tự do chọn lịch làm việc và thường sẽ không phải ngồi trong văn phòng suốt ngày. Một sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn thích sự tự do và cân bằng công việc/cuộc sống.
Vẫn còn nhiều loại hình việc làm khác, nhưng đây là bốn loại phổ biến nhất, dễ hiểu và thực tế nhất.
Thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng khi số lượng người đang tìm việc nhưng không tìm được do điều kiện không thuận lợi trong ngành của họ, như dư thừa lao động, cắt giảm nhân sự, nhu cầu thấp, hoặc các ngành công nghiệp lỗi thời.
Có nhiều loại thất nghiệp khác nhau, bao gồm:
Thất nghiệp theo chu kỳ: Xảy ra khi nhu cầu hàng hóa giảm, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm và gây ra tình trạng sa thải và cắt giảm chi phí.
Thất nghiệp tạm thời: Là thời gian mà những người vừa rời bỏ công việc cũ cần để tìm công việc mới. Tình trạng này thường không kéo dài lâu, nhưng có thể kéo dài hơn nếu điều kiện kinh tế khó khăn.
Thất nghiệp cấu trúc: Là thất nghiệp kéo dài do những thay đổi lớn trong ngành, chẳng hạn như sự tiến bộ công nghệ làm công nhân trở nên dư thừa, hoặc khi kỹ năng của công nhân không còn phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.
Thất nghiệp theo mùa: Xảy ra khi người lao động thất nghiệp vào những thời điểm cụ thể trong năm khi nhu cầu trong ngành của họ giảm. Ví dụ, một xe bán kem sẽ không bán được nhiều vào mùa đông hoặc trong những ngày lạnh giá.
Thất nghiệp cổ điển: Xảy ra khi mức lương quá cao khiến công ty không thể giữ tất cả nhân viên, dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
Các loại thất nghiệp khác: Còn nhiều loại thất nghiệp khác không có tên cụ thể, chẳng hạn như khi một nhân viên có hành vi không phù hợp với quy định của công ty, dẫn đến việc bị sa thải.
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng phần trăm số người trong lực lượng lao động nhưng không có việc làm. Tỷ lệ tham gia lao động là phần trăm lực lượng lao động trên tổng số dân trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên). Tỷ lệ lao động khiếm dụng/lao động thiếu việc làm (underemployment) là những người trong lực lượng lao động, có việc làm nhưng không làm toàn thời gian.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng cục thống kê công bố, cho những người trong độ tuổi từ 15 – 60 đối với nam và 15 – 55 đối với nữ. Người thất nghiệp cần phải hiểu là những người tại thời điểm điều tra không đi làm, đang có nhu cầu tìm việc làm và nếu có việc làm là phải đi làm ngay.
Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát đi kèm suy thoái trong tiếng Anh được gọi là cost-push inflation.
Lạm phát do chi phí đẩy là lạm phát xảy ra khi mà tổng cung giảm vì chi phí sản xuất tăng dẫn đến một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát chi phí đẩy được “đẩy” lên từ các yếu tố sau: Lao động – Vốn – Đất đai – Năng lực kinh doanh.
Trong đồ thị tổng cung – tổng cầu, một cú sốc như vậy sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối cảnh đó, mọi biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi: sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát đều tăng.
Khi thất nghiệp thấp, sẽ xảy ra tình trạng thiếu “lao động dư thừa” , làm tăng nhu cầu về công nhân và dẫn đến việc tăng lương.
Với mức lương cao hơn, chi phí sản xuất sẽ gia tăng vì công nhân yêu cầu nhiều hơn. Để duy trì lợi nhuận, các doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sản phẩm.
Chi phí lao động cao hơn sẽ được chuyển cho người tiêu dùng, dẫn đến lạm phát do chi phí đẩy.
Điều này có thể tạo ra một vòng lặp không ngừng nếu ngân hàng trung ương không can thiệp:
Giá cả tăng => Người tiêu dùng có ít tiền rảnh rỗi hơn => nên chi tiêu ít hơn =>Theo quy luật cung cầu => giá cả sẽ giảm => Người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn => Nhu cầu tăng lên => Giá cả lại tiếp tục tăng.
Dĩ nhiên, đây chỉ là giả định “ceteris paribus” (các yếu tố khác không đổi), điều này không hoàn toàn phản ánh thực tế vì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc lạm phát của Quốc Gia.
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo (Demand – pull inflation) là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Lạm phát do cầu kéo thường bắt nguồn từ việc nhu cầu về một loại mặt hàng nào đó tăng khiến giá của mặt hàng đó leo thang, kéo theo giá của hầu hết các mặt hàng khác trên thị trường cũng có xu hướng tăng.
Lạm phát do cầu kéo xảy ra theo các bước sau:
Thất nghiệp thấp làm tăng nhu cầu về công nhân, dẫn đến việc tăng lương => Mức lương cao hơn tăng cường sự tự tin của người tiêu dùng => Khiến họ chi tiêu nhiều hơn => Chi tiêu cao hơn dẫn đến tăng cầu => và theo quy luật cung cầu, giá cả tăng lên =>Khi giá cả tăng, đó chính là lạm phát.
NRU — Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (NRU) là tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động khi nền kinh tế hoạt động bình thường. Đây là tỷ lệ người thất nghiệp trong tổng số lực lượng lao động.
Để tính toán NRU, chúng ta sử dụng công thức sau:
FU = Thất nghiệp tạm thời (Frictionally Unemployed): Những người vừa rời khỏi công việc cũ và đang tìm việc mới.
SU = Thất nghiệp cấu trúc (Structurally Unemployed): Những người mất việc do sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế, chẳng hạn như sự tiến bộ công nghệ hoặc thay đổi nhu cầu của thị trường.
LF = Lực lượng lao động (Labor Force): Tổng số người trong độ tuổi lao động, bao gồm cả những người có việc làm và những người đang tìm việc.
Công thức tính NRU là:
NRU = (FU + SU) ÷ LF
Trong đó, ta cộng tổng số người thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cấu trúc, sau đó chia tổng số này cho lực lượng lao động để tính tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
NAIRU — Tỷ lệ thất nghiệp không làm tăng lạm phát
NAIRU (Non-Accelerating Inflation Rate of Unemployment) là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất có thể tồn tại trong dài hạn mà không dẫn đến sự gia tăng lạm phát. Nói cách khác, nếu tỉ lệ thất nghiệp ở mức NAIRU, lạm phát là không đổi. NAIRU thường đại diện cho trạng thái cân bằng giữa trạng thái của nền kinh tế và thị trường lao động.
Ví dụ, nếu NAIRU ở mức 7%, thì thất nghiệp dưới 7% sẽ dẫn đến lạm phát, trong khi thất nghiệp trên 7% sẽ không làm tăng lạm phát.
Đường cong Phillips ngắn hạn
Đường cong Phillips mô tả mối quan hệ ngược chiều giữa thất nghiệp và lạm phát.
Nhà kinh tế học A.W. Phillips đã phân tích dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp và tiền lương ở Anh từ năm 1861 đến năm 1957 và phát hiện rằng khi lạm phát giảm, thất nghiệp có xu hướng tăng, và ngược lại.
Do đó, nếu chính phủ muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp, họ có thể áp dụng các chính sách để thúc đẩy tổng cầu. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc lạm phát tăng cao.
Đường cong ngắn hạn Phillips sẽ có hướng dốc xuống từ trái qua phải, thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Từ mô hình đường cong ngắn hạn Phillips cho thấy, nhà hoạch định chính sách tiền tệ sẽ phải lựa chọn giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp ở một mức độ nhất định cho tối ưu nhất. Vì trong ngắn hạn, chúng có mối quan hệ nghịch biến, nên một nền kinh tế với tỉ lệ lạm phát vừa phải, kiểm soát được và tỉ lệ thất nghiệp thấp, sẽ là mục tiêu tối ưu của chính sách tiền tệ. Do đó đường cong Phillips ngắn hạn sẽ hữu ích trong việc hoạch định chính sách kinh tế của Chính Phủ cũng như chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương.
Quan điểm của Keynes
Đường tổng cung của Keynes (Keynesian Aggregate Supply Curve) có suy nghĩ tương tự như Đường cong Phillips. Đường tổng cung là đường biểu diễn mức độ sản xuất của tất cả các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Đường tổng cung thể hiện mức độ sản xuất tối đa mà nền kinh tế có thể cung cấp cho một mức giá nhất định.
Đường tổng cung của Keynes (ASK) là một khái niệm trong lý thuyết kinh tế của John Maynard Keynes, ông được coi là một trong những nhà kinh tế quan trọng nhất của thế kỷ 20. Đường tổng cung của Keynes mô tả mối quan hệ giữa mức giá chung và tổng sản lượng của nền kinh tế trong ngắn hạn.
Theo Keynes, đường tổng cung của nền kinh tế không phải luôn luôn nghiêng về phía trên, như trong lý thuyết cổ điển. Thay vào đó, Keynes cho rằng đường tổng cung có thể có dạng lồi, hoặc đôi khi là thẳng đứng. Trong mô hình của Keynes, nếu tổng cầu tăng lên, đường tổng cung sẽ có xu hướng lồi lên bên trái. Tuy nhiên, nếu mức giá cao hơn, đường tổng cung có thể trở nên thẳng đứng hoặc thậm chí hướng xuống.
Các yếu tố ảnh hưởng đến đường tổng cung của Keynes bao gồm các yếu tố kinh tế như sự thiếu hụt lao động, tình trạng không đầy đủ hoạt động của các nhà máy, hoặc sự gián đoạn trong các chuỗi cung ứng. Chính sách kinh tế như chính sách tiền tệ và chính sách fiskal cũng có thể ảnh hưởng đến đường tổng cung của Keynes. Đường tổng cung của Keynes cũng liên quan đến khái niệm “ngưỡng chật chội” (threshold of rigidity) – mức giá mà tại đó sản lượng cung cấp bắt đầu tăng đột ngột.
Trước đường đỏ đầu tiên (kết thúc Part 1), sản lượng thấp và thất nghiệp cao; công nhân phải chấp nhận mức lương thấp và giá cả không thay đổi nhiều.
Trong khu vực của Part 2, khi sản lượng tăng, thất nghiệp giảm và giá cả bắt đầu tăng lên. Mối quan hệ này tương tự như mối quan hệ được mô tả bởi Đường cong Phillips.
Kỳ vọng thích ứng
Đường cong Phillips ngắn hạn giống như một chiếc bánh ngọt được làm với hy vọng rằng mọi thứ đều hoàn hảo – nhưng cuộc sống thì không đơn giản như vậy. Nhiều nhà kinh tế cho rằng không phải cứ nhìn vào lạm phát và thất nghiệp là có thể vẽ được toàn bộ bức tranh. Ví dụ, khi lạm phát tăng, hầu hết mọi người không nghĩ rằng nó sẽ sớm hạ nhiệt. Họ dự đoán nó sẽ “ăn bám” lâu hơn, và kết quả là họ bắt đầu điều chỉnh hành vi – đây chính là kỳ vọng thích ứng. Nói cách khác, chúng ta dùng quá khứ để phán đoán tương lai. Ví dụ, nếu hôm nay lạm phát tăng vọt, nhiều người sẽ dự đoán nó sẽ tiếp tục tăng vào ngày mai. Lạm phát có thể dễ dàng “cắm rễ” vào nền kinh tế, ngay cả khi chính phủ đang cố gắng kéo nó xuống như kéo một chiếc diều giấy trong cơn bão.
Stagflation của thập niên 1970
Trước hết, chúng ta cần làm rõ, Stagflation là gì? Lạm phát đình trệ (stagflation) xảy ra khi một nền kinh tế trải qua tình trạng tỷ lệ thất nghiệp cao kết hợp với tình trạng trì trệ hoặc tăng trưởng âm (suy thoái) và giá cả tăng (lạm phát). Khi một nền kinh tế trải qua lạm phát đình trệ, chúng ta có cả hai mặt tồi tệ nhất: suy thoái kết hợp với lạm phát cao.
Hãy quay lại một chút về những năm 1950 và 1960 – thời điểm mà các chính phủ đặt niềm tin vào Đường cong Phillips như thể nó là chiếc chìa khóa vạn năng cho mọi vấn đề kinh tế. Nhiều nhà kinh tế vẫn tin rằng tồn tại một mối quan hệ ngược chiều ổn định giữa lạm phát và thất nghiệp. Các dữ liệu trước đó đã củng cố quan điểm rằng khi lạm phát tăng, thất nghiệp giảm, và ngược lại, khi lạm phát giảm, thất nghiệp lại tăng. Họ nghĩ có thể “điều khiển” được lạm phát và thất nghiệp, nhưng rồi đời lại không dễ dãi như vậy. Nền kinh tế nhanh chóng rơi vào một trạng thái mà người ta gọi là stagflation – một sự kết hợp tồi tệ giữa thất nghiệp cao, tăng trưởng chậm, và lạm phát tăng không phanh. Bạn có thể tưởng tượng nó giống như đi xe đạp mà xích xe rỉ sét, bánh xe xì hơi, còn trời thì mưa xối xả. Điều này đã làm lung lay những giả định trước đó và buộc các nhà kinh tế phải xem xét kỹ lưỡng hơn về nguyên nhân của sự đình trệ này cũng như các chính sách cần thiết để chấm dứt giai đoạn bế tắc đó. Cụ thể:
Thập niên 1970 là một giai đoạn mà nền kinh tế Mỹ như một chiếc xe đạp đạp trượt dốc không phanh – ngân sách liên bang ngày càng phình to do hai nguyên nhân chính: chi tiêu quân sự cho Chiến tranh Việt Nam và các chương trình phúc lợi xã hội Great Society nhằm xóa đói giảm nghèo. Nếu chưa đủ đau đầu, thỏa thuận Bretton Woods – chiếc phanh của hệ thống tài chính quốc tế – cũng tan thành mây khói.
Thất nghiệp vượt ngưỡng “bình thường” so với hai thập kỷ trước, trong khi tăng trưởng kinh tế lúc cao lúc thấp như đồ thị cổ phiếu. Kinh tế rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 1969 đến tháng 11 năm 1970, rồi lại tiếp tục lao dốc từ tháng 11 năm 1973 đến tháng 3 năm 1975. Nhưng mỗi khi thoát khỏi suy thoái, GDP lại bật lên trên 5% trong các năm 1972–1973 và 1976–1978, như thể kinh tế chỉ đang “hít thở lấy đà” cho cú sốc giá dầu tiếp theo.
Sau lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước Ả Rập vào năm 1973, giá dầu thô bỗng dưng leo thang. Cú sốc tiếp theo đến vào cuối thập niên khi Mỹ quyết định cấm vận dầu mỏ từ Iran. Đỉnh điểm là vào cuối năm 1979, giá dầu thô West Texas Intermediate lao thẳng lên đỉnh, chạm gần mức 150 đô la mỗi thùng theo giá năm 2024, khiến nền kinh tế như bị tạt thẳng gáo dầu sôi vào mặt.
Giá năng lượng tăng phi mã đã kích hoạt một vòng xoáy tiền lương – giá cả, lan rộng khắp mọi ngóc ngách của nền kinh tế. Các cuộc suy thoái diễn ra liên tiếp đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao mà vẫn không thể hạ nhiệt cơn bão lạm phát. Cục Dự trữ Liên bang, trong nỗ lực duy trì tăng trưởng, lại bất lực trước làn sóng giá cả leo thang không kiểm soát. Đối mặt với những cú sốc kinh tế từ bên ngoài, các nhà hoạch định chính sách đành để cho kỳ vọng lạm phát cắm rễ sâu, làm nản lòng các nhà đầu tư.
Lạm phát cao ngất ngưởng cùng sự bất ổn kinh tế đã khiến tinh thần dân chúng xuống dốc không phanh. Vào tháng 11 năm 1979, chỉ 19% người Mỹ bày tỏ sự hài lòng với tình hình quốc gia. (Để so sánh, mức độ hài lòng này từng đạt đỉnh 71% vào năm 1999). Những năm 1970 là thời kỳ mà sự giảm sút mức sống và niềm tin vào chính sách kinh tế trở nên phổ biến.
Các nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ bước vào và chỉ ra rằng, vấn đề nằm ở chỗ Đường cong Phillips chỉ xem xét lạm phát hiện tại mà quên mất điều quan trọng hơn – đó là lạm phát kỳ vọng. Vì vậy, họ đã nâng cấp thành Đường cong Phillips dài hạn (LRPC), với mong muốn giải quyết được cơn đau đầu dai dẳng này.
Đường cong Phillips dài hạn
Đường cong Phillips dài hạn (LRPC) hình thành từ việc điều chỉnh kỳ vọng lạm phát và các yếu tố khác trong nền kinh tế. Khi kỳ vọng lạm phát thay đổi và các yếu tố đã điều chỉnh, tỷ lệ thất nghiệp sẽ trở về mức NRU và không bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Đây là một khái niệm quan trọng trong lý thuyết Monetarist, nhấn mạnh rằng trong dài hạn, không có sự ngược chiều giữa lạm phát và thất nghiệp. Theo các nhà kinh tế học Monetarist, như Milton Friedman, đã phát triển lý thuyết về LRPC để chỉ ra rằng sự điều chỉnh kỳ vọng lạm phát làm cho mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Trong dài hạn, LRPC là đường thẳng đứng tại NAIRU – Non-Accelerating Inflation Rate of Unemployment.
Giả sử xuất phát từ đường Phillips ngắn hạn SRPC0, tại đây tỷ lệ thất nghiệp là 6% và mức lạm phát kỳ vọng cũng như thực tế là 0%. Nếu các nhà làm chính sách muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống chỉ còn 4%, nền kinh tế sẽ mở rộng sản xuất và tạo thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến mức giá cao hơn và lạm phát cao hơn, khiến nền kinh tế chuyển sang điểm A.
Theo thời gian, khi người dân nhận thấy lạm phát tăng lên và điều chỉnh kỳ vọng của mình từ 0% lên 2%, đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển lên SRPC2. Lúc này, nếu tỷ lệ thất nghiệp vẫn là 6%, lạm phát thực tế sẽ là 2%. Nếu các nhà làm chính sách vẫn tiếp tục muốn duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4%, lạm phát thực tế sẽ tăng lên 4%, và nền kinh tế sẽ chuyển sang điểm B.
Khi kỳ vọng lạm phát tiếp tục tăng lên từ 2% lên 4%, đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển lên SRPC4. Tóm lại, nếu chính sách vẫn là duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp (4%), thì sẽ phải đánh đổi với mức lạm phát tăng dần theo thời gian.
Để tránh việc lạm phát tăng, chính phủ phải chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp ở mức đủ cao để lạm phát kỳ vọng bằng với lạm phát thực tế. Trong trường hợp này, khi nền kinh tế ở SRPC0, lạm phát kỳ vọng và thực tế đều bằng 0% khi tỷ lệ thất nghiệp là 6%. Khi nền kinh tế chuyển sang SRPC2, lạm phát kỳ vọng và thực tế cùng bằng 2% khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn là 6%. Tỷ lệ thất nghiệp này được gọi là tỷ lệ thất nghiệp không gia tăng lạm phát (NAIRU – Non-Accelerating Inflation Rate of Unemployment). Bất kỳ chính sách nào làm tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới mức NAIRU đều dẫn đến sự gia tăng lạm phát trong ngắn hạn.
Vĩ thanh
Mối tương quan nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp trong đường cong Phillips chỉ có thể mô tả nền kinh tế trong ngắn hạn, đặc biệt khi tỷ lệ lạm phát trong trạng thái ổn định. Nó không thể ứng dụng trong dài hạn, vì cơ chế thị trường sẽ tự điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp về với tỷ lệ tự nhiên của nó. Đường cong Phillips không phải “vị thuốc tiên” cho nền kinh tế, cũng không thể áp dụng nó để “chữa cháy” tình trạng khủng hoảng thất nghiệp của một quốc gia, thậm chí, nó còn gây hại cho nền kinh tế.
Bởi vì, giữa lạm phát và thất nghiệp không hề có mối quan hệ ngược chiều.