Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua
Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua
Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua Đồng Khánh trị vì chỉ được ba năm, chưa nghĩ đến việc xây lăng thì mất sớm khi mới 25 tuổi. Vua Thành Thái kế vị bèn đổi tên điện Truy Tư thành Ngưng Hy làm nơi thờ vua Đồng Khánh. Năm 1916, con vua Đồng Khánh là Khải Định lên ngôi và tu bổ điện thờ, xây lăng cho cha.
Lăng gồm 20 công trình lớn nhỏ. Kiến trúc pha trộn truyền thống và châu Âu, mở màn cho sự “Tây hóa” kiến trúc cung đình.
Khu tẩm điện vẫn theo phong thủy: hồ bán nguyệt trồng sen làm “minh đường”, đồi Thiên An cách đó khoảng 3 km làm “tiền án”. Kiến trúc vẫn theo mô thức cung đình nhà Nguyễn với 7 gian 2 chái theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” (chồng mái, nhà nối nhà), cột bằng gỗ lim sơn son thếp vàng.
Cạnh đó, điện Ngưng Hy có 24 đồ bản mô tả tích xưa “Nhị thập tứ hiếu”. Nội, ngoại thất được chạm khắc, khảm, sơn mài với các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, bát bửu, ngũ phúc… Trên cổ diêm, bờ nóc, bờ quyết của điện Ngưng Hy có phù điêu bằng đất nung tráng men màu không bó buộc vào mô tuýp trang trí cung đình mà mở rộng sang dòng trang trí dân gian như “ngư tiều canh mục”, “ngư ông đắc lợi”, gà, rắn, ngựa, tắc kè…
Khu lăng mộ dùng vật liệu xi măng, sắt thép. Hàng tượng quan viên bằng vôi gạch, dáng cao thay vì bằng đá, dáng thấp như các lăng vua Nguyễn tiền triều. Ngói ardoise (đá chẻ) thay vì ngói liệt. Hệ thống cửa kính nhiều màu (theo kiểu kiến trúc Gothic) thay vì dùng hệ “song, bản” truyền thống…
Năm 1998, công trình được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Với nhu cầu theo xu thế hiện nay việc sở hữu những chiếc giường spa gia đình để phục vụ nhu cầu cá nhân rất được ưa chuộng hiện nay. Với những Ông Bà, Cô Chú có tuổi việc đi lại khó khăn thì việc chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà rất được ưu tiên. Anh chị chị, cô chú có thể tham khảo mẫu tại đây: