Lập quy hoạch 15 ga đường sắt đầu mối, liên vận quốc tế đến năm 2030
Lập quy hoạch 15 ga đường sắt đầu mối, liên vận quốc tế đến năm 2030
(Xây dựng) – Liên danh Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải (CCTDI) – Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng giao thông vận tải (TRICC-JSC) vừa đề xuất lập quy hoạch ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
15 ga được đề xuất gồm: Đồng Đăng, Yên Trạch, Kép, Sen Hồ, Ninh Bình, ga nối cảng Nghi Sơn… (Ảnh: Tuấn Mỹ) |
Tiêu chí xác định nhóm các ga được lập quy hoạch giai đoạn này là các ga hiện có trên các tuyến chính đường sắt quốc gia đang khai thác thường xuyên. Đồng thời đáp ứng các yêu cầu như: Là ga đầu, cuối tuyến; ga có chức năng liên vận quốc tế hoặc có tiềm năng trở thành ga liên vận quốc tế; ga có kết nối hoặc có định hướng kết nối cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa; ga có nhu cầu hành khách, hàng hóa lớn với vị trí đầu mối khu vực hoặc nằm trong đô thị lớn (trừ các ga thuộc các quy hoạch khu đầu mối đường sắt Hà Nội, khu đầu mối đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến và ga trên tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long)…
Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng quy hoạch 15 ga trên các tuyến đang khai thác thường xuyên, gồm các tuyến: Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội – Đồng Đăng trên hành lang Bắc – Nam, Hà Nội – Hải Phòng trên hành lang Đông – Tây.
15 ga được đề xuất gồm: Đồng Đăng, Yên Trạch, Kép, Sen Hồ, Ninh Bình, ga nối cảng Nghi Sơn (Khoa Trường hoặc Trường Lâm), Vinh, ga nối Cảng Cửa Lò (dự kiến tại Nghi Long hoặc Quán Hành), Kim Liên, Diêu Trì, Nha Trang, Vĩnh Trung, Tháp Chàm, Cà Ná.
Trong đó, trên tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, ga Ninh Bình là ga đầu mối đường sắt quốc gia kết nối cụm cảng thủy nội địa Ninh Bình – Ninh Phúc; ga Khoa Trường (hoặc ga Trường Lâm) là ga đầu mối đường sắt quốc gia nhằm trung chuyển hàng hóa phục vụ khu kinh tế Nghi Sơn; ga Vinh là đường sắt quốc gia trong đô thị, có vai trò du lịch; ga Nghi Long (hoặc ga Quán Hành) kết nối với cảng Cửa Lò.
Ga Kim Liên là đầu mối đường sắt quốc gia kết nối cảng Liên Chiểu; ga Diêu Trì là đầu mối đường sắt quốc gia định hướng kết nối cảng cạn Quy Nhơn, có vai trò du lịch; ga Nha Trang là đường sắt quốc gia trong đô thị, có vai trò du lịch; ga Vĩnh Trung định hướng đến năm 2030 thực hiện chức năng ga hàng hóa, sau năm 2030 chức năng phục vụ hành khách của ga Nha Trang được chuyển toàn bộ ra khu vực Vĩnh Trung; ga Tháp Chàm là đường sắt quốc gia trong đô thị, có vai trò kết nối tuyến đường sắt du lịch; ga Cà Ná kết nối với tuyến đường sắt đi ra cảng tổng hợp Cà Ná.
Đối với tuyến Hà Nội – Đồng Đăng: Ga Đồng Đăng là liên vận quốc tế, lưu lượng đang tăng; ga Yên Trạch là đầu mối đường sắt quốc gia kết nối cảng cạn; ga Kép là đầu mối đường sắt quốc gia kết nối cảng cạn Bắc Giang, được tạm thời khai thác liên vận quốc tế; ga Sen Hồ có chức năng đón gửi tàu hàng, có nhánh kết nối với khu cảng cạn và logistics Sen Hồ của tỉnh Bắc Giang.
Đối với tuyến Hà Nội – Hải Phòng, ga Cao Xá (tỉnh Hải Dương) được lựa chọn đưa vào quy hoạch vì ga có kết nối với đường thủy, các khu công nghiệp, định hướng đầu tư để đến năm 2030 là ga liên vận quốc tế.
Đề xuất lập quy hoạch ga Lào Cai và ga Đông Hà đồng thời với quy hoạch tuyến đường sắt (dự án tuyến); thực hiện đầu tư, khai thác theo ranh giới hiện trạng đối với bốn ga: Xuân Giao A, Việt Trì, Hương Canh, Vật Cách.
Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com
Anh chị bên phía chủ đầu tư cần tham khảo đơn vị làm nội thất gia đình thì xem tại website này nha Kệ gỗ đựng đồ. Xin cảm ơn.