Lịch sử hình thành thung lũng Silicon

Lịch sử hình thành thung lũng Silicon

Đối với những người yêu công nghệ, có lẽ không còn quá xa lạ gì với cái tên thung lũng Silicon (Silicon Valley) ở Hoa Kỳ, biểu tượng của sự phát triển công nghệ cao, nơi tập hợp của các ông lớn công nghệ với 39 doanh nghiệp (Apple, Alphabet Intel…) nằm trong Fortune 1000 (danh sách 1000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu ở tất cả các lĩnh vực) và hàng ngàn startup với các đột phá công nghệ đều hội tụ tại một khu vực nhỏ của bang California. Tuy nhiên nguồn gốc của tượng đài công nghệ nước Mỹ này lại có khá nhiều sự khác biệt so với nó của bây giờ, câu chuyện mang nhiều màu sắc của không chỉ công nghệ mà còn đó là chính trị và chiến tranh. Trong bài viết này, ta hãy cùng nhau lui về hơn 100 năm trước để xem vùng đất này đã thay đổi ngoạn ngục một cách chóng mặt như thế nào để trở thành một thung lũng công nghệ cao như bây giờ, tìm hiểu xem liệu sự thịnh vượng trên có phải là ngẫu nhiên hay đó là nỗ lực của một cuộc cách mạng. Không chờ đợi nữa, bây giờ mời bạn quay về cuối thế kỷ 19 để cùng tôi khám phá.

Hình ảnh các bạn thấy ở trên chính là vùng đất công nghệ cao ngày nay của nước Mỹ nhưng ở thời điểm hơn 100 năm trước, tọa lạc tại phía Nam của Vịnh San Francisco, bao bọc bởi 2 dãy núi cao trung bình dưới 1000 mét là Santa Cruz và Diablo, thung lũng Santa Clara từng là một nơi cực kỳ phù hợp với nông nghiệp và trồng trái cây với các cánh đồng bạt ngàn các loại trái cây ôn đới như táo, mơ, cherry… Có thời kỳ cao điểm vào đầu thế kỷ 20, nơi đây là vùng đất của gần 8 triệu cây ăn quả các loại, tạo ra một khung cảnh cực kỳ màu sắc, thơ mộng nên Santa Clara còn được gọi bằng một cái tên rất thân thương là “thung lũng trái tim thơ mộng” (The Valley of Heart’s Delight). Chưa kể, với sự ảnh hưởng của cơn sốt vàng tại bang California (cũng là nơi tọa lạc của thung lũng Santa Clara) năm 1848, dân số của bang California đã tăng lên từ dưới 20.000 người lên thành gần 400.000 người vào năm 1855 đưa nơi đây thành một nơi cực kỳ nhộn nhịp với sự giàu có từ vàng và các ngành nghề khác. 

Leland Stanford (1824-1893)

Leland Stanford (1824-1893)

Một trong số những doanh nhân giàu có và có sức ảnh hưởng nhất về sau trong giai đoạn này chính là Leland Stanford (1824-1893). Ông không phải đối tượng giàu nhờ phụ thuộc chủ yếu vào vàng ở California như một số đối tượng khác, thay vào đó, ông trở thành người đứng đầu và được xem như ông trùm của ngành công nghiệp đường sắt trong thời đại giữa thế kỷ 19 với tuyến đường sắt xuyên lục địa đầu tiên của Hoa Kỳ do công ty Đường sắt Trung Thái Bình Dương của ông thực hiện. Công trình này được xem như bước cách mạng của Hoa Kỳ khi nó lần đầu nối bờ Tây và bờ Đông thành tuyến đường sắt giúp thúc đẩy giao thương một cách hiệu quả và đưa quá trình di cư lên một xu hướng nhanh chóng chưa từng có. Nhờ những thứ ấy giúp Leland Stanford không chỉ có số tiền khổng lồ mà còn có sức mạnh chính trị với việc ông được trở thành Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ 1885 đến khi ông qua đời.

Cậu con trai duy nhất của gia đình nhà Stanford

Cậu con trai duy nhất của gia đình nhà Stanford

Tuy nhiên, với sự nghiệp lẫy lừng và đồ sộ của mình trong ngành công nghiệp và chính trị là như vậy, vợ chồng nhà Stanford đã phải trải qua một biến cố lớn khi người con trai duy nhất Leland Stanford Jr. qua đời ở tuổi 15 vì một căn bệnh sốt nghiêm trọng. Để tưởng nhớ người con cũng như tạo ra một cơ sở giáo dục cho xã hội. Leland và vợ là Jane Stanford đã cùng nhau tiến hành dự án xây dựng một ngôi trường đại học theo tên người con trai vào năm 1885 – Đại học Leland Stanford Jr hay ta còn biết đến ngày nay với một cái tên ngắn gọn hơn đó là Đại học Stanford tại Palo Alto, California cách Santa Clara mà tôi nhắc đến ở trên chưa tới 16 dặm. Chúng ta cần hết sức chú ý vào ngôi trường này vì nó là một trong những nơi khai sinh ra một nền tảng cách mạng cho ngành giáo dục đại học Hoa Kỳ cũng như là cách mạng cho nền công nghệ toàn cầu.

Đại học Stanford – nơi tạo ra thứ hữu dụng với thế giới

Ta hãy cùng nhau đặt lên bàn cân với nhóm 8 trường đại học tư thục ở Đông Bắc Hoa Kỳ vào thời điểm đó (hay ngày nay ta còn biết chúng với cái tên rất “sang” đó là các trường IVY League). So với đại học Stanford, thì khối 8 trường trên đều có tuổi đời từ hơn 100 năm đến vài chục năm tính từ khi ngôi trường tại California được hoàn thành. Thêm vào đó, Stanford cũng chọn đi theo đường lối giáo dục riêng khi thay vì đào tạo các ngành khoa học xã hội để đáp ứng nhân lực về luật sư, chính trị gia cho nước Mỹ, ngôi trường này ưu tiên vào khoa học công nghệ, đào tạo các kỹ sư chất lượng và các đột phá công nghệ vượt trội. 

Tuy nhiên, “ống thở” dành cho đại học Stanford bắt đầu đến vào năm 1939, thời điểm ở châu Âu cách đó một đại dương đang xảy ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 đầy khốc liệt. Tại đây, những sự thay đổi trong không chỉ hệ tư tưởng phát xít mà còn là các học thuyết chiến tranh đã đưa việc tạo lợi thế và kiểm soát trên không trở thành mục tiêu tranh giành của các nước tham gia chiến tranh để giành phần thắng của phe Đồng Minh (trong đó có Hoa Kỳ). Mỹ tiến hành nghiên cứu và chế tạo radar phòng không với các dự án nghiên cứu và phát triển do một giáo sư kỹ thuật điện được bổ nhiệm lãnh đạo, ông tên là Vannevar Bush, người đứng đầu của Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Khoa học Hoa Kỳ (OSRD) và là người chịu trách nhiệm cho các phát minh của Bộ Không Quân Hoa Kỳ. Ông cũng thành lập RRL (tên viết tắt của Phòng thí nghiệm nghiên cứu vô tuyến) tại đại học Harvard với hàng trăm cựu sinh viên tại các trường đại học khác nhau.

Terman – Nhà cách mạng giáo dục cho những người làm khoa học

Sau thế chiến thứ II, một cuộc chiến nổi tiếng khác cũng đã diễn ra đó là Chiến tranh lạnh dựa nước Mỹ và đối trọng Liên Xô. Trong viễn cảnh lúc bấy giờ, Liên Xô đã thực hiện hóa được các phát minh trọng yếu trong nền khoa học quân sự đến từ đối trọng lớn nhất của Hoa Kỳ. Nổi tiếng là quả bom Sa Hoàng và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7 được Liên Xô thử nghiệm thành công gieo rắc sự sợ hãi và dè chừng đến từ xứ cờ Hoa. Với mục tiêu ban đầu ngay từ khi thành lập là tập trung vào khoa học công nghệ và phát triển những thứ có ích cho nước Mỹ và thế giới, Terman nhận thấy đây là cơ hội để đại học Stanford vươn lên làm đầu tàu cho các phát minh của nước Mỹ về cả khoa học quân sự và công nghệ. 

Đầu tiên, ông tích cực khuyến khích các giảng viên và sinh viên tham gia vào các dự án thực tế với doanh nghiệp. Thúc đẩy việc thay vì trở thành nghiên cứu sinh hay các giáo sư phòng thí nghiệm, những đối tượng trên được Terman khuyến khích trở thành các thực tập sinh nghiên cứu các vấn đề của doanh nghiệp còn những giảng viên thì ký hợp đồng trở thành các cố vấn kỹ thuật hay khoa học cho họ.

Tấm biển đặt trước căn nhà của 2 nhà sáng lập HP bởi chính phủ California

Tấm biển đặt trước căn nhà của 2 nhà sáng lập HP bởi chính phủ California

Một fun fact thú vị cho các bạn đó là nếu Packard thắng trong 1 ván tung đồng xu tại căn nhà để xe tại Palo Alto đó thì có lẽ bây giờ ta sẽ phải đọc tên công ty này là PH (Packard-Hewlett) thay vì là HP rồi.

Về sau cả hai doanh nghiệp này tận dụng mối quan hệ của Terman đều đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực quân sự và khoa học quốc phòng, nghiên cứu các giải pháp công nghệ gia tăng sức mạnh cho quân đội và bộ quốc phòng Hoa Kỳ, trở thành một trong các đầu tàu, bộ mặt cho sự phát triển của Hoa Kỳ trong giai đoạn chiến tranh lạnh với Liên Xô và được chính phủ tài trợ rất nhiều tiền cho các dự án trên. Nhờ đó mà HP và Varian Associates trở thành những gã khổng lồ tại thung lũng Santa Clara và giúp phần nào nâng tầm bộ mặt của đại học Stanford nói riêng và khu vực California nói chung. Kể từ đây, gần một thế kỷ kể từ cơn sốt vàng, người dân lại một lần nữa đồ về California và thung lũng Santa Clara để lập nghiệp nhưng lần này ở trong một lĩnh vực hiện đại hơn. Bấy giờ ngôi trường Stanford đã có hẳn 2 gương mặt cực kỳ sáng lạn và điển hình cho những người thành công trong lĩnh vực “khởi nghiệp khoa học”, ban lãnh đạo và đặc biệt là Frederick Terman sẽ không thể nào dừng lại để tận hưởng thành quả được, họ phải biến đây trở thành thế hệ đầu tiên, và sau đó các thế hệ thứ 2 3 và hơn thế sẽ phải được tiếp tục hình thành, và đó là lúc ta dần thấy được một tập hợp công nghệ cao sắp được bùng nổ.

Chính nhờ sự hợp tác và giúp đỡ của các thế hệ tiền nhiệm Stanford đã khiến mạng lưới các công ty đến từ trường đại học này “chia sẻ một DNA chung” và tạo ra nét rất riêng cho một hệ sinh thái các doanh nghiệp ở thung lũng Santa Clara với những người tiên phong là HP và Varian Associates. Không chỉ kích thích được sự phát triển của các công ty khởi nghiệp và cứ như vậy, các startup bắt đầu được sinh ra như nấm mọc sau mưa tại khu vực này. Chính sự độc đáo và tính liên kết cao đã thu hút được các công ty và nhà sáng lập nổi tiếng như General Electric và nhà vật lý William Shockey.

William Shockley - cha đẻ của công nghệ bán dẫn

William Shockley – cha đẻ của công nghệ bán dẫn

Trước khi chúng ta tiếp tục với nhà vật lý này, ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu một thứ cực kỳ quan trọng được phát hiện đó là chất bán dẫn và transistor, một phát minh được sinh ra tại phòng thí nghiệm Bell thuộc New Jersey tại bờ Đông của nước Mỹ. Dẫu là một người tầm cỡ làm việc trong một phòng thí nghiệm cũng tầm cỡ không kém nhưng Shockley vì không chịu được phong cách làm việc của các đồng nghiệp. Các tranh cãi về đóng góp và ý kiến chuyên môn cộng thêm việc người mẹ già của ông đang ốm nặng đã khiến Shockley bỏ đi khỏi phòng thí nghiệm Bell và đi đến bang California để thực hiện kế hoạch riêng cũng như chăm sóc người thân. Thông tin về sự cập bến của nhà khoa học vĩ đại nhất nước Mỹ khi đó đã khiến vị viện trưởng Terman cảm thấy cực kỳ hứng thú với một người chất lượng như Shockley lại có mặt tại đây và có đủ khả năng làm một nhân tố quan trọng trong kế hoạch xây dựng của ông. Chỉ ngay trong năm khi ông chuyển đến tiểu bang này, Shockley đã thành lập Shockley Semiconductor tại Mountain View, cách khuôn viên cua đại học Stanford không tới 10 dặm khiến công ty của ông có rất nhiều sinh viên và cựu sinh viên Stanford đến làm việc và đóng góp. 

Tuy nhiên trong mớ bòng bong khó khăn đó, bước ngoặt xảy ra khi nhóm viết thư gửi đến công ty Hayden, Stone – một công ty đầu tư nhưng với mục đích ban đầu là chỉ để xin sự giúp đỡ trong việc tìm một công ty thuê họ về làm việc. Lá thư đến tay của Arthur Rock một nhà đầu tư mới tốt nghiệp MBA tại trường kinh doanh Harvard  và ông chủ của Rock là Bud Coyle đã khuyên nhóm 8 người hãy thành lập một công ty riêng thay vì đi làm thuê. Bud Coyle đã giới thiệu thành công nhóm với Sherman Fairchild (một triệu phú là chủ sở hữu của Fairchild Camera and Instrument và là cổ đông lớn nhất của IBM). Fairchild cảm thấy kế hoạch và ý tưởng của các nhà khoa học trên là phù hợp một cách hoàn hảo với dự định mở rộng hoạt động của công ty sang lĩnh vực điện tử đã giúp các bạn trẻ trên thành lập nên Fairchild Semiconductor vào tháng 9 năm 1957 tại Palo Alto California

Sự mở rộng của các hoạt động đầu tư mạo hiểm (là hoạt động rót vốn cho các startup, công ty được thẩm định là mới nổi và có tiềm năng tăng trưởng cao) cũng đến từ sự khuyến khích của chính phủ Mỹ khi cuối những năm 70,. khi sự điều chỉnh ERISA (tạm dịch là đạo luật đảm bảo thu nhập cho nhân viên khi nghỉ hưu) cho phép các quỹ hưu trí tham gia vào các hoạt động đầu tư mạo hiểm. Hay đạo luật về lợi nhuận Revenue Act được thông qua nhằm giảm lãi suất phần lợi nhuận vốn từ mức trần gần 40% xuống chỉ còn 28% và đến 1981 được giảm còn chỉ 20%, một điều khoản cực kỳ có lợi dành cho các nhà đầu tư rót vốn vào các công ty có khả năng sinh nhiều lợi nhuận. Sự mở rộng của hoạt động đầu tư nói trên còn mở ra một hệ thống tài chính mới chuyên dành cho các sáng kiến và ý tưởng khởi nghiệp với sự ra đời của ngân hàng thung lũng Silicon (SVB) vào năm 1983 (nay đã sát nhập vào First Citizen Bank).

Vào thế kỷ 21 hiện tại, không chỉ là cái nôi của công nghệ thuần túy mà còn như một “lò luyện” ra các công ty khởi nghiệp tỷ đô (hay ta còn gọi là các kỳ lân công nghệ). Theo báo cáo của Deloitte, hơn 1/3 trong số 141 công ty tại châu Mỹ, châu Âu và châu Á tăng trưởng lên con số 1 tỷ đô từ 2010 đến 2015 đều đến từ thung lũng Silicon, ta có thể thấy phân bổ địa lý của các kỳ lân công nghệ đã chứng minh rằng sự tập trung của các công ty tỷ đô tại đây là lớn như thế nào, riêng chỉ tính số lượng tại thung lũng Silicon thì số lượng công ty kỳ lân tại đây đã bằng số công ty của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, phần còn lại của châu Á, châu Âu, Canada và Nam Mỹ cộng lại.

Báo cáo phân bổ các công ty tỷ đô theo vị trí địa lý

Báo cáo phân bổ các công ty tỷ đô theo vị trí địa lý

Các công ty tại thung lũng Silicon không chỉ gia nhập thị trường ngành mà còn tái định hình lại cách ngành đó vận hành, cũng trong ước tính của Deloitte, hơn 155 tỷ USD là con số doanh thu mà các công ty tại đây đã phá vỡ, thu về từ việc tạo ra sự khác biệt và hiệu quả so với cách kinh doanh truyền thống của ngành với các ví dụ tiêu biểu có thể nói đến như Netflix với hệ thống streaming film online, Airbnb và Uber với hệ thống đặt phòng khách sạn và taxi trực tuyến.

Sự thành công của khu vực công nghệ cao tại California đã biến cái tên thung lũng Silicon không còn là một tên gọi trên mặt báo nữa, nó đã trở thành một tên gọi chính thống cho biểu tượng và đầu tàu của lĩnh vực đổi mới sáng tạo tại Hoa Kỳ. Không những thế, giá trị biểu tượng của cả thế giới khi nhắc đến sáng kiến đổi mới công nghệ đến mức biến thành tiêu chuẩn của tất cả những khu phức hợp công nghệ khác trên thế giới. Không khó để bắt gặp các bài báo gọi những nơi như vậy với những cái tên như “Thung lũng Silicon 2.0” hay “Thung lũng Silicon của quốc gia X” đủ để thấy tầm vóc và sự thành công của nơi đây sau gần 1 thế kỷ xây dựng của tập thể đại học Stanford và các doanh nghiệp tại đây.

U.S. Department of State. (2013). Zoom in on America: The Power of the Chip

Sturgeon, T. J. (2000). How Silicon Valley Came to Be. In M. Kenney (Ed.), Understanding Silicon Valley: The Anatomy of an Entrepreneurial Region. Board of Trustees of the Leland Stanford Jr. University.  

Berlin, L. R. (2001). Robert Noyce and Fairchild Semiconductor, 1957-1968. Business History Review, 75(1), 63–101. Harvard College. 

Schroeck, M., Srinivasan, G., & Sharan, A. (2016). Tapping into the Silicon Valley Innovation Ecosystem. Deloitte University Press.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *