Liệu có phải MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI là HƯỚNG ĐẾN KHOÁI LẠC?

Tháng mười một 5, 2024

Bài viết này được lấy cảm hứng từ “Chủ nghĩa khoái lạc” (Eudaimonism) trong triết học, đặc biệt là tư tưởng của nhà triết học Epicurus. Ở đây, “khoái lạc” không đơn thuần chỉ khoái lạc vật chất/tình dục, lối sống trụy lạc hay cảm giác thỏa mãn tức thời, mà ám chỉ trạng thái an lạc, thỏa mãn và viên mãn về mặt tinh thần lâu dài. Bài viết này thể hiện quan điểm chủ quan từ cá nhân tôi, vì thế sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy vậy mong rằng, 6800 chữ dưới đây sẽ giúp bạn phần nào trên hành trình tìm kiếm câu trả lời của riêng mình. 

Nhưng liệu có phải MỤC ĐÍCH TỐI THƯỢNG CỦA CUỘC ĐỜI là HƯỚNG ĐẾN HẠNH PHÚC? Đây là một trong những trăn trở của toàn nhân loại từ thời Hy Lạp cổ đại cho tới ngày nay vẫn chưa hề có lời giải đáp. 

Họ sẽ nói với bạn rằng tất cả những điều trên đều có thể đạt được chỉ trong một khoảnh khắc. Với cỗ máy này, bạn sẽ bước vào một thế giới Utopia do chính mình tạo ra, nơi mà không tồn tại bất kỳ sự đau khổ nào. 

Vậy cỗ máy này hoạt động ra sao?

Bằng việc đắm chìm trong những ký ức giả tạo do cỗ máy tạo ra, bạn sẽ trải nghiệm một cuộc sống hoàn hảo như thể nó thực sự xảy ra. Hơn hết, bạn sẽ không thể phân biệt được đâu là cuộc sống mô phỏng, đâu là cuộc sống thực tại.

Nghe có vẻ khá giống một phân cảnh trong phim The Matrix, nơi mà Neo ban đầu cũng không thẻ phân biệt được đâu là cuộc sống mô phỏng đâu là cuộc sống thực tế đúng không? Để rồi sau đó chúng ta có một phân cảnh huyền thoại trong giới điện ảnh: Lấy viên thuốc đỏ,  bạn sẽ bước ra cuộc sống mô phỏng để tìm hiểu sự thật. Chọn viên thuốc xanh, bạn sẽ quên hết mọi thứ và tiếp diễn cuộc sống hoàn hảo như nó đang là. 

Cũng giống như Neo, bạn cũng sẽ được đưa ra hai lựa chọn.

Lựa chọn 02: Bước vào trong cỗ máy và dễ dàng sống một cuộc đời mà mình hằng ao ước, nơi không có đau khổ và nuối tiếc nhưng sẽ không bao giờ trở về cuộc sống thực? 

Tất cả những viễn tưởng giả định trên đưa tôi và bạn đến với câu hỏi này: Bạn có muốn sống trong cỗ máy trải nghiệm ấy hay không? Nếu có, vì sao? Nếu không, tại sao? 

Vậy những người chọn bước vào cỗ máy, họ có những lập luận như thế nào về lựa chọn này?

2. Những lập luận ủng hộ việc bước vào cỗ máy

Chúng ta hãy cùng cân nhắc các lập luận từ 2 góc nhìn chính dưới đây. 

2.1. Luận điểm theo góc nhìn suy luận

Luận điểm 02: Chúng ta sẽ tận hưởng được nhiều hạnh phúc khoái lạc hơn nếu bước vào Cỗ máy trải nghiệm – tức là X. Việc sống cuộc đời ở thực tại rõ ràng sẽ nhiều khổ đau và thách thức hơn rất nhiều – tức Y. 

2.2.1. Nếu trải nghiệm trong cỗ máy chân thực đến mức không thể phân biệt được với thực tại thì về bản chất, đời thực hay ảo đều có giá trị như nhau đối với người trải nghiệm. 

Lập luận phổ biến của những người CHỌN KHÔNG BƯỚC VÀO CỖ MÁY bởi họ tin rằng việc thực sự LÀM một điều gì đó hay TRỞ THÀNH một ai đó có giá trị sâu sắc hơn so với trải nghiệm hạnh phúc ảo.

Nhưng giờ hãy giả sử bạn đi sai hướng vì một khoảnh khắc bốc đồng và rồi cuộc đời còn lại của bạn sẽ kết thúc trong tù. Bạn phải học cách sinh tồn như một con thú dữ bị nhốt trong lồng kín với điều kiện tồi tệ, bị cô lập hoàn toàn khỏi những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Vậy liệu việc thực sự trải qua những khó khăn này có mang lại ý nghĩa to lớn đến vậy, ngoài việc nhận thức được rằng bản thân bạn đã là một con người mạnh mẽ và kiên cường, sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách mà cuộc đời đem đến? 

Kịch bản 01: Bạn được thông báo rằng trong cuộc sống thực, bạn là tù nhân trong một nhà tù có an ninh nghiêm ngặt nhất trên thế giới. 

Kịch bản 03: Bạn được thông báo rằng trong cuộc sống thực, bạn là nghệ sĩ triệu phú sống tại một hòn đảo giàu có. 

Trong kịch bản thứ nhất, việc ngắt kết nối có nghĩa là người tham gia sẽ trở thành tù nhân trong một nhà tù an ninh nghiêm ngặt, và chỉ có 13% người tham gia chọn thực tại. Nghiên cứu này chứng tỏ việc lựa chọn bước vào cỗ máy và sống một cuộc đời viên mãn với những cảm xúc sống động luôn tốt hơn việc chịu đựng một cuộc đời tồi tệ chỉ vì muốn hiểu rõ hơn về bản thân. 

Điều bất ngờ là ở kịch bản thứ ba, kể cả khi bạn chuyển sang thực tại với một cuộc sống “có thể được coi là hoàn hảo” với thân phận là một triệu phú, thì vẫn chỉ có 50% tham gia nói rằng họ sẽ sẵn sàng ngắt kết nối. Tại sao? 

Do đó, nghiên cứu của ông dựa trên thí nghiệm giả tưởng “The Experience Machine” cho rằng lựa chọn của những người không muốn cắm vào cỗ máy trải nghiệm có thể không liên quan gì đến việc ưu tiên những giá trị ở thực tại hơn mà chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tâm lý “Thiên kiến trạng thái hiện tại”.

2.2.3. Xã hội chúng ta đang sống thường đặt nặng kết quả hơn là quá trình. 

Sẽ chẳng có ai công nhận bạn là nhà văn tài năng nếu bạn chưa có một tác phẩm đề đời nào, bất kể trước đó bạn đã chăm chỉ viết ra hàng trăm nghìn bản thảo ra sao. Tương tự trong công việc, sẽ hiếm ai quan tâm bạn thức bao nhiêu đêm hay ở lại OT bao nhiêu giờ mà chỉ quan trọng kết quả đầu ra cuối cùng. 

(2) Giả sử trong trường hợp thế giới chúng ta đang sống là thật, thì đâu là những yếu tố tạo nên cái thật đó? 

Mặc dù những lập luận ủng hộ việc bước vào cỗ máy nghe có vẻ hợp lý trên mặt lý thuyết, nhưng liệu rằng thực sự trải nghiệm nó có lý tưởng hóa như chúng ta vẫn nghĩ? Để có cái nhìn toàn diện, hãy cùng tôi cân nhắc cả những lập luận của những người nói không với cỗ máy. 

– Luận điểm 01: Quá trình định hình con người chúng ta là ai, có những phẩm chất như thế nào có ý nghĩa sâu sắc hơn việc chỉ trải nghiệm hạnh phúc đơn thuần. 

Kết luận (1) + (2): Việc kiến tạo ra những giá trị tích cực, khám phá bản thân trên hành trình đến hạnh phúc quan trọng hơn trải nghiệm khoái lạc đơn thuần. Vì vậy, mục đích cuối cùng của cuộc sống chưa chắc đã là hạnh phúc. Do đó, chúng ta không nên bước vào cỗ máy.

3.2. Luận lập từ góc nhìn triết học

Cuộc sống trong một cỗ máy ảo có lẽ được tóm gọn trong hai thao tác cơ bản: Một – Chọn trải nghiệm mình muốn và Hai – Đắm chìm vào nó. Sự đơn giản này che đậy một sự thật gồ ghề rằng: Việc kết nối vào cỗ máy trải nghiệm vô hình chung biến con người trở thành những kẻ thụ động không có khả năng tư duy độc lập, chỉ biết tiêu thụ những trải nghiệm được thiết kế sẵn. 

Giống như một chú chim bị nhốt trong lồng, dù có được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống, bản năng tự nhiên vẫn thôi thúc nó khao khát tự do, được tự mình bay lượn trên bầu trời rộng lớn và tìm cách kiếm ăn. Tương tự – con người, dù được đáp ứng mọi nhu cầu trong thế giới ảo, vẫn có một nhu cầu bản năng sâu xa để trải nghiệm cuộc sống thực với tất cả những thách thức, rủi ro và phần thưởng bất ngờ của cuộc sống. 

3.2.2. Việc thực sự làm (do a certain thing) mang lại nhiều giá trị hơn việc chỉ có trải nghiệm về hành động đó (experience thing) 

Ví dụ như khi bạn thực sự leo núi, bạn sẽ cần thực hiện toàn bộ quá trình từ rèn luyện sức khoẻ, chuẩn bị hành trang, đối mặt với những thách thức và nguy hiểm thực tế. Trên hành trình đặt từng bước chân, bạn sẽ cảm nhận được thế giới quanh mình bằng mọi giác quan, như không khí se lạnh, mùi thơm của núi rừng, âm thanh của gió hay thậm chí là sự mệt mỏi của cơ bắp. Kể cả khi máy móc có tân tiến tới đâu cũng không thể mô phỏng được những cảm giác ấy. 

Mà có phải là khi chúng ta có mọi thứ quá dễ dàng, ta sẽ không còn trân trọng nó nữa có đúng không?

(1) Điều gì sẽ tạo nên căn tính cá nhân của bạn khi trải nghiệm và ký ức bạn có được tạo nên bởi một cỗ máy công nghệ?

(3) Nếu mọi trải nghiệm đều có thể được tạo ra, liệu cuộc sống có còn đem lại ý nghĩa? Chúng ta sẽ tìm kiếm ở cuộc sống điều gì khi mọi thứ đều có sẵn trong một nút bấm?

Sau khi nghiên cứu toàn bộ những ý tưởng xoay quanh “Cỗ máy trải nghiệm” (The Experience Machine), tôi tự nhận thấy những hiểu biết của mình về cụm từ “Hạnh phúc” còn có phần….nông cạn. Giống như ai cũng biết câu nói “Hạnh phúc không phải đích đến, mà là hành trình” nhưng không mấy ai thực sự hiểu tại sao nó lại nói vậy. 

B. TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO NHÌN NHẬN KHÁI NIỆM HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO? 

1. Chủ nghĩa Khoái lạc – Triết gia Epicurus 

Chưa có triết gia nào trong lịch sử loài người bị chê trách và hiểu lầm nhiều như Epicurus. Triết lý của ông được đặt theo tên mình – Chủ nghĩa khoái lạc Epicurus, với luận điểm chính cho rằng mục tiêu cao cả của con người là đạt được hạnh phúc và tránh né đau khổ. Tuy nhiên, người dân Hy Lạp cổ đại lúc bấy giờ lại cho rằng triết lý của ông cổ suý cho những thú vui thấp kém truỵ lạc, hưởng thụ vật chất vô độ. Ngay cả bản thân tôi trước khi tìm hiểu về triết lý này cũng khá giật mình vì hai từ “khoái lạc” này.

Quan điểm của ông đối với cái chết và Chúa khi ấy đã vượt xa hàng thiên niên kỷ so với thời đại của ông. Cần nhớ rằng Hy Lạp vốn là một đất nước có niềm tin rất mãnh liệt vào thần linh với những lễ nghi vô cùng hà khắc kể cả cho tới thời điểm hiện tại. 

“The thing you really need are few and easy to come by; the things you imagine you need are infinite and you will never be satisfied”. 
Tạm dịch: “Những thứ bạn thực sự cần chỉ rất ít và dễ dàng có được; còn những thứ bạn tưởng tượng mình cần thì lại vô hạn nên bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn.”

(1) Ham muốn tự nhiên và cần thiết – Ví dụ như: Ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đủ giấc, có chỗ trú ẩn an toàn, có quần áo giữ ấm cơ thể, có nước sạch để giải khát)

(3) Ham muốn không tự nhiên và cũng không cần thiết – Ví dụ như: Tích luỹ của cải quá mức cần thiết, khao khát danh vọng, quyền lực….

Tuy nhiên, ông không chủ trương một lối sống khắc khổ cực đoan đến mức lúc nào cũng phải dè xẻn chắt bóp, bởi thi thoảng ông vẫn nhấm nháp một chút phô mai thêm chút rượu vang cùng bạn bè – thứ ông cho là xa xỉ. 

Nhưng chúng ta liệu có thể hoàn toàn hạnh phúc nếu chỉ dừng lại ở việc được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu? Rõ ràng là không, con người được lập trình phức tạp hơn thế. Vật chất chỉ thoả mãn một phần lạc thú trong tâm hồn, bởi có một ngưỡng mà dù với số lượng nhiều bao nhiêu đi chăng nữa thì nó cũng không thể thoả mãn hạnh phúc bên trong chúng ta.

– Một là, Tình bạn và cảm giác thuộc về một cộng đồng

Epicurus coi tình bạn là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất giúp con người cảm thấy thật sự hạnh phúc. Khi một cá nhân có những người bạn đáng tin cậy cùng một cộng đồng đem lại cảm giác được thuộc về, họ sẽ hình thành nên sự kết nối sâu sắc với cuộc sống, tự tin hơn về giá trị sống của bản thân. 

Người già qua đời một mình không ai hay biết dẫn đến hẳn một dịch vụ dọn dẹp di vật nhà cửa; hay tỷ lệ trầm cảm, rối loạn lo âu của người trẻ tăng cao hàng năm dẫn tới vấn nạn tự tử luôn là những vấn đề nhức nhối của các quốc gia đang phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc.

– Hai là, Tri thức và sự hiểu biết

Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tâm lý “sống cho ai chứ chẳng phải sống cho mình”, hình thành nên sự bất mãn với thực tại và đóng vai nạn nhân của cuộc đời mình. Cảm xúc tiêu cực bên trong khiến nhiều người lâm vào trạng thái sống mòn, sống như những người đã chết.

– Yếu tố cuối cùng là thực hành lối sống đơn giản

Việc thực hành triết lý của Epicurus vào cuộc sống hàng ngày không phải điều dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tự nhận thức sâu sắc, kỷ luật cá nhân một cách vô cùng nghiêm túc. Không phải điều gì mang lại cảm giác khoái lạc cũng nên theo đuổi. Như danh vọng, quyền lực, xa xỉ phẩm sẽ chỉ đem lại những nỗi đau lớn hơn trong tương lai. Ngược lại không phải nỗi đau khổ nào cũng là xấu, như sự tổn thương khi bị phản bội, cảm giác bỏ lỡ…. Chúng ta cần phải chấp nhận nó như một cái giá phải trả để có thêm sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân và cuộc sống. 

Khác với những người ủng hộ việc bước vào Cỗ máy trải nghiệm (The Experience Machine) vì tin rằng mục tiêu cuối cùng của con người là hạnh phúc, quan điểm của Phật giáo cho rằng hạnh phúc không phải là những khoái lạc tạm thời, hay sự thỏa mãn mọi ham muốn của con người. Trái lại, hạnh phúc thật sự đến từ trạng thái bình an nội tâm, tự do khỏi mọi nỗi đau khổ, phiền não trong cuộc sống. Để đạt được đến hạnh phúc đích thực, con người ta phải trải qua một hành trình tu tập không ngừng. 

Hạnh phúc trong Đạo Phật giống như một “nhân vật phụ” xuất hiện vào cuối phim, còn nỗi khổ đau mới là “nhân vật chính” đóng vai trò quan trọng trong mọi lời giảng dạy của Phật giáo. Để đạt được hạnh phúc đích thực, con người cần trải qua một hành trình tu tập lâu dài không ngừng, tập trung vào việc hiểu và vượt qua chính nỗi khổ của mình.

Khổ đế: Chân lý về sự tồn tại của khổ đau trong cuộc sống.

Diệt đế: Chân lý về khả năng chấm dứt khổ đau.

Đạo đế chính là “Bát chánh đạo” – con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực, bao gồm:

Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng đắn, không sân hận, ác ý hay hại người

Chánh nghiệp: Hành động đúng đắn có đạo đức

Chánh tinh thần: Nỗ lực đúng đắn trong việc tu tập

Chánh định: Tập trung tâm trí, phát triển trí tuệ qua thiền định

Nguồn: Ảnh từ Tiktoker huuhoangvu

Nguồn: Ảnh từ Tiktoker huuhoangvu

Bằng cách thực hành Bát chánh đạo, con người sẽ dần thoát khỏi vòng luân hồi của khổ đau, tiến tới trạng thái Niết bàn – hạnh phúc đích thực nhờ sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi phiền não và đau khổ. 

2.1. Vậy Đạo Phật sẽ nói gì về Cỗ máy trải nghiệm – The Experience Machine? 

Đạo Phật có thể cho rằng hạnh phúc từ cỗ máy trải nghiệm là giả tạo và tạm thời. Nó không phải sản phẩm từ tâm trí tự lực hay sự giác ngộ sau quá trình rèn luyện, mà chỉ là một giải pháp tạm thời để trốn tránh thực tại. Trong khi đó, Đạo Phật khuyến khích con người dám đối mặt với khổ đau và học hỏi từ nó để giải quyết được gốc rễ của sự phiền muộn. Hạnh phúc giả tạo từ cỗ máy sẽ chỉ tước đi khả năng tự tiến hóa của con người, bởi không khổ đau sẽ không thể phát triển.

Cỗ máy trải nghiệm tạo ra một nghịch lý sâu sắc với giáo lý Phật giáo, đặc biệt là về sự chấp niệm và tính vô thường. Khi ta sử dụng cỗ máy , ta dễ dàng bị cuốn vào những trải nghiệm dễ chịu, nuôi dưỡng ảo tưởng về một cuộc đời toàn hạnh phúc bất biến. Điều này sẽ khiến ta tự bám víu mạnh mẽ vào những cảm giác tích cực. Kết quả là, thay vì giúp giải thoát thật sự, cỗ máy này sẽ chỉ làm tăng thêm sự ràng buộc và khổ đau. Nếu trở về với thực tại, ta có thể cảm thấy thất vọng và không thể chấp nhận được khi đối mặt với những thăng trầm tất yếu của cuộc sống. 

Sau một hành trình dài cùng nhau đi qua, liệu rằng bạn đã tìm thấy đáp án của riêng mình cho câu hỏi “Liệu rằng mục đích cuộc đời là hướng đến khoái lạc hạnh phúc” hay chưa?

Sẽ có nhiều góc nhìn khác nhau về hạnh phúc, nhưng sẽ luôn có chung những điều tạo nên khổ đau, phiền muộn. Đó là nỗi sợ về tương lai, về những điều không chắc chắn, là không chấp nhận hiện tại, luôn mong cầu mọi thứ phải khác đi; là liên tục chạy theo ham muốn vô hạn, phó mặc cuộc đời mình vào một ai đó khác. Hẳn nhiên, học cách vượt qua những điều khó chịu, nuôi dưỡng những giá trị tích cực chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng chẳng phải đó là mục tiêu sống để chúng ta tiếp tục đi về phía trước hay sao?