Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực, phương án bồi thường, tái định cư thay đổi ra sao?
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực, phương án bồi thường, tái định cư thay đổi ra sao?
(Xây dựng) – Thay vì ngày 1/1/2025, Luật Nhà ở 2023 dự kiến có hiệu lực ngay từ ngày 1/8/2024 tới đây. Người dân cần nắm rõ nội dung của phương án bồi thường, tái định cư theo quy định mới.
Luật Nhà ở 2023 dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. (Ảnh minh họa) |
Theo khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023 thì phương án bồi thường, tái định cư phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên của chủ đầu tư đối với trường hợp đã lựa chọn được chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Tên và địa chỉ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; Vị trí, diện tích nhà chung cư được cải tạo, xây dựng lại; vị trí, diện tích nhà ở phục vụ tái định cư được bố trí.
Hình thức bố trí nhà ở phục vụ tái định cư bao gồm bố trí nhà ở phục vụ tái định cư tại chỗ hoặc tại địa điểm khác hoặc mua, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn hoặc nhận tiền theo quy định của Luật Nhà ở 2023.
Hệ số K diện tích căn hộ đối với nhà chung cư quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Nhà ở 2023; Lưu ý: Có giá đất để tính bồi thường (nếu có) và giá thuê nhà ở sau khi đầu tư xây dựng lại (nếu có).
Giá trị căn hộ được xác định sau khi quy đổi diện tích theo hệ số K quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023; Tiền đóng góp để xây dựng căn hộ theo tiến độ dự án hoặc nộp một lần sau khi bàn giao căn hộ đối với nhà chung cư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Nhà ở 2023.
Giá trị nhà ở phục vụ tái định cư trong trường hợp tái định cư tại địa điểm khác; Thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 60 Luật Nhà ở 2023.
Phương án xử lý đối với các căn hộ còn lại sau khi đã bố trí tái định cư; Khoản tiền chênh lệch (nếu có) mà chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hoặc chủ sở hữu phải thanh toán giữa giá trị nhà ở phục vụ tái định cư và giá trị nhà ở chủ sở hữu sẽ nhận theo phương án bồi thường, tái định cư.
Thời gian thực hiện dự án; thời gian hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời; Thời gian bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư theo hình thức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023; Kinh phí hỗ trợ di dời, thuê nhà ở tạm thời và các kinh phí liên quan khác (nếu có).
Kinh phí bảo trì sau khi xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023; Bồi thường, tái định cư đối với phần diện tích khác không phải là căn hộ chung cư (nếu có).
Theo khoản 2 Điều 71 Luật Nhà ở 2023 quy định về nội dung và thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư theo thẩm quyền và kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện đúng phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn phải kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện đúng phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt.
Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com