Main character symdrome – chứng bệnh kỳ lạ không thuốc chữa

Tháng mười 18, 2024

Sau bài viết review cuốn sách “Không phải sói cũng đừng là cừu”, tôi mới tìm thấy dịp tìm hiểu sâu hơn về tâm lý học. Tôi phát hiện ra tâm lý học – thứ mà tôi nghĩ rằng sẽ rất khô khan, rất hàn lâm lại thú vị tới không tưởng. Tôi sẽ chia sẻ với bạn một số kiến thức về tâm lý mà tôi tìm hiểu được để ta cùng nâng cao tri thức của chính mình

[Hình ảnh chất lượng hơi thấp, mong các bạn thông cảm]
1. Chứng bệnh “Nhân vật chính” hay “Main character symdrome” đại khái như thế nào?
Chứng bệnh tâm lý “Nhân Vật Chính” là hiện tượng xảy ra khi một người nhìn nhận họ là vai chính trong bộ phim của cuộc đời. Hệ quả là họ thể hiện một phiên bản sai lệch về chính mình trên mạng xã hội, nhằm “thao túng” cách người khác nghĩ về bản thân.

Phổ biến nhờ mạng xã hội, dù không phải một hội chứng tâm lý được ghi nhận nhưng nó dần trở thành một khái niệm được ngầm hiểu trong đại chúng, đặc biệt là trong văn hóa mỹ.
2. Dấu hiệu và nguồn gốc của “Nhân vật chính”:
Tuy không hề có khái niệm, cách nhận diện rõ ràng do chưa có nghiên cứu khoa học – tâm lý học nào chuyên sâu về nó những những đặc điểm sau đây đều được đại đa số người công nhận và sử dụng để nhận diện người mắc hội chứng này.

Những dấu hiệu của người có main character syndrome bao gồm:
Chỉ nói về mình trong các cuộc trò chuyện, mà không lắng nghe người khác chia sẻ.
Cố gắng thể hiện mình “khác biệt” và “hoàn hảo”, đặc biệt trên mạng xã hội.
Phản ứng dữ dội mỗi khi bị người khác phê bình, góp ý.
Luôn “đói” sự công nhận từ người khác, nhằm tạo cảm giác mình “làm chủ” cuộc đời.
Tư duy “vai chính” vốn được tâm lý học hành vi cổ điển ghi nhận từ cuối thế kỷ 19, nhưng đến năm 2009 thì thuật ngữ chính thức xuất hiện trên Urban Dictionary.

Dần dà tuy duy này dần trở nên phổ biến thông qua các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok với nội dung chia sẻ, khuyến khích mọi người nên coi bản thân là “vai chính” của đời mình nhiều hơn.
3. Góc nhìn tổng quan dành cho Main character symdrome:
Tuy là một tư tưởng có phần “vô hại” khi nghe lần đầu, giúp bạn nhìn ra mình có quyền tự chủ với cuộc đời, từ đó quyết đoán và tự tin hơn khi ra các quyết định.

Nhưng đó chỉ là bề nổi của vấn đề, khi tìm hiểu kỹ hơn về những người bị mắc hội chứng này, ta sẽ thấy một bộ mặt hoàn toàn khác:
Những người mắc hội chứng này nếu ở trường học thì đó là những bạn trẻ ăn mặc lồng lộn, nói chuyện kiểu “ô dề” nhằm thu hút sự chú ý của crush.
Ở công sở, đó là những người tự cho rằng mình thông minh và quan trọng hơn các đồng nghiệp khác, luôn lấn át hoặc “dìm” họ trong các cuộc họp để được sếp chú ý.
Người có main character syndrome thường thể hiện nó trên mạng rõ rệt hơn, thậm chí xây dựng hình ảnh bản thân khác xa với thực tế. Chẳng hạn họ đăng ảnh với caption mua siêu xe, dùng túi hiệu… trong khi đó thực tế không phải đồ của họ.
Điều này khiến những người bị mắc chứng bệnh rất khó để hòa nhập với người khác, không thể hợp tác làm việc lâu dài và đôi lúc rất dễ sinh ra mâu thuẫn.

Vì vậy dù là ai, có phải vai chính hay không vai chính, chúng ta đều phải hòa nhập với xã hội, hạ cái tôi bản thân và quan tâm, hợp tác với người khác nếu muốn thành công.