Mảnh ghép không hẳn phù hợp

Tháng sáu 4, 2024

Link ảnh: https://images.pexels.com/photos/593655/pexels-photo-593655.jpeg?auto=compress&cs=tinysrgb&w=1260&h=750&dpr=1
Hình như lần trước có ai đó đã chỉnh sửa câu chuyện của tôi. Vì yếu bóng, vía tôi hoảng quá mà xóa luôn. Nay làm lại hoàn chỉnh, đăng lại. Nếu ai có thẩm quyền sửa bài tôi, xin người ấy đừng sửa. Hãy để tôi viết vì tôi
1
Ngày 5  tháng 9 của gần mười mấy năm về trước, anh nhập học tại một trường nghề ở địa phương. Kì trước khi chuẩn bị ôn thi tuyển vào lớp mười, anh đã không may mắn trượt ra khỏi con đường học cấp ba tại trường công lập. Thế là anh chán nản, nhốt mình trong phòng và chơi thật nhiều các trò chơi điện tử để giải tỏa cái áp lực do chính anh tự đặt ra.
Ba sau khi biết anh không đỗ cũng chỉ lắc đầu, mẹ chỉ nhìn và thở dài ra. Quá thất vọng với kết quả thi của mình, anh bất lực nhốt mình trong phòng. Trượt trường công khi đó đối với anh là một thứ gì đó rất khủng khiếp. Sau ba ngày tự nhốt mình, anh bắt đầu dần mất hết động lực sống. Chẳng thiết tha gì sự đời rối ren nữa. Cú sốc khi rớt lớp mười là quá lớn. Ba lúc này đã hết kiên nhẫn với anh. Ông bắt anh mở cửa phòng ra và đi theo ông. Ông chở anh tới một trường nghề và đăng kí cho anh học ở đó luôn.
Anh chẳng phản kháng việc này, vì gia đình anh vốn nghèo. Nhà có ba chị em, người chị hiện học lớp mười một, năm tới sẽ học lớp mười hai tại một trường tư có tiếng. Em trai đang học cấp hai tại một trường trung học công lập. Gia đình anh lúc đó đang khó khăn tột độ, chi phí sinh hoạt và học phí của người chị đã ngốn gần hết số tiền công của ba và mẹ.
Anh thừa biết với học bạ chẳng mấy nổi bật của mình, có xin vào trường tư cũng tổ làm phí thời gian. Nên quyết định của bố cũng là quyết định của anh. Lớp anh chọn nhập học là lớp Quản Trị Mạng thuộc niên khóa 23, khoa Công Nghệ Thông Tin. Lúc đầu anh muốn vào lớp Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn, nhưng khi nghe thầy tư vấn. Ba lại
chọn cho anh vào lớp Quản Trị Mạng này. Dù được coi là một trong những lớp tinh anh trong khối. Nhưng lớp anh học chẳng có lấy một mống nữ sinh nào, chỉ có ba cậu thư sinh có phần “mềm dẽo”.
Trên trường anh chẳng làm thân được với ai. Chỉ chơi được dăm người, nhưng mọi người với anh chỉ có thể gọi là bạn, chứ chẳng có ai là thân thiết cả. Anh cũng chẳng có nhóm cho riêng mình. Mấy nhóm trong lớp chẳng phù hợp với anh, đôi khi là anh còn bị mấy nhóm đó gây sốc văn hóa nữa. Đôi lúc, tất nhiên không tránh được sự lạc lõng, cô đơn nhưng anh nghĩ mình cũng có cái mà mình cần.
Đó là rất nhiều mối quan hệ, dù không thân nhưng nó hoàn toàn giúp anh giải quyết các vấn đề khác nhau. Như việc học tập và công việc yêu cầu xã giao. Dù là mối quan hệ đó, nó vô vị nhưng nó cũng trao nhiều thứ cho anh. Ngày qua ngày, vẫn cứ lặp lại thế thôi. Tuần này khác với tuần trước vì có thêm dăm câu chuyện cười nhảm, đó cũng là những niềm vui duy nhất ở trường của anh.
Nhưng rồi nó cũng chẳng còn đủ để níu lòng anh nữa, anh bắt đầu tìm đến sách và thuốc lá. Những thế giới ở đó được người nghệ sĩ vẻ ra giúp anh giải tỏa được nhiều thứ khác nhau như sự lạc lõng, vô định và trao cho anh một số động lực dù là nhỏ. 
2
Có lẽ người cô đơn sẽ tìm đến nhau để bù đắp khoảng trống mà cuộc đời đã tạo ra. Giống như những mảnh ghép đi tìm nhau để ghép lại thành một bức tranh vậy. Dù đó là những mảnh ghép không hoàn chỉnh và không thích hợp để ghép với nhau lắm. Nhưng đó cũng là những mảnh hoản hảo nhất mà cuộc đời dành cho chúng ta. Và chính ta phải quyết định trong số những mảnh ghép đó, mảnh nào là phù hợp nhất để ghép vào, mảnh nào không phù hợp phải trao lại cho đến người sau.
Anh cũng gặp cô, mảnh ghép của anh trong một lần anh chẳng nhớ lắm. Hôm đó, hình như anh kiếm chỗ đọc sách như mọi ngày. Tay trái anh cầm một ly cà phê, tay phải cầm cuốn “Nơi em quay về có tôi đứng đợi ” của Ichikawa Takuji, túi quần có thêm bao thuốc lá và một cái hộp nhỏ.
Kiếm được chỗ ngồi là một cái bậc thềm, ở một nơi vắng người và chắc chắn không bị bắt gặp bởi giáo viên rồi. Anh ngồi xuống nhấp ngụm nhỏ cà phề, lấy ra hộp tinh dầu thơm dạng viên bi, móc ra bao thuốc từ túi quần. Bao thuốc có nguyên quả tim ở bìa, nhìn ớn chết đi được. Nhưng anh đang thèm nicotine, nó giống như liều “an thần” mỗi khi căng thẳng của anh. Ví dụ như hôm nay, anh vừa thấy đứa anh thương năm cấp hai, giờ đã có người yêu.
Buồn bã rút một điếu ra từ bao, nhét một viên tinh dầu thơm hương bạc hà vào cái đầu lọc, bóp nát, đợi cho tinh dầu thấm đều bông lọc. Bật lửa châm điếu Bastos đỏ  lên, khi đầu thuốc đã cháy. Anh rít vào một hơi dài… và đột ngột thơ chảy vào đầu. Chẳng biết viết vào đâu, bần cùng anh định viết vào sách. Nhưng may sao cái chỗ quản sinh gần đó, không xa. Anh bước tới, trộm luôn một cây bút và không quên cầm thêm tờ giấy điểm danh. Lật mặt sau tờ giấy, bắt đầu viết:
Áp lực với cuộc sống, ức chế về tình cảm
Nó buộc anh phải để điếu thuốc lên môi
Cho làn khói chìm vào hai lá phổi
Dù là tình cảm ấy đã lâu
Nhớ lại cũng không khỏi bồi hồi.
Tôi lại nhớ về em
Nhớ cái mùi son đỏ,
Em trao tôi khi phố lên đèn.
Cái vị ngọt trên môi tôi
Giờ thay thế bằng mùi khói
Cái mùi đó đắng nghét
Khiến toàn thân tôi cảm thấy nghẹt
Nhưng dù nó đắng nghét
Tôi lại thoải mái khi hít vào
Dù thoải mái là vậy
Nhưng chẳng vơi nỗi nhớ là bao
Viết xong, cảm thấy bài thơ này cũng hay hay. Anh gấp nó lại, châm lửa đốt luôn tờ giấy. Coi như tiễn mối tình chưa bắt đầu với đứa bạn cấp hai. Rồi tiếp tục rít điếu thuốc trên tay và nhấm nháp ly cà phê. Mãi khi sắp hết giờ ra chơi, “quá thoải mái rồi!”, nghĩ vậy anh cầm điếu thuốc dí xuống ly cà phê, ném vào thùng rác, đứng dậy, rồi bỏ đi.
Anh bước tới căn tin gọi phần mì xào ăn sáng. Rồi rảo bước vào thang máy. Đúng ra thì học sinh không được dùng thang máy, vì nội quy ghi rõ thang chỉ dành cho những người có vấn đề sức khỏe. Nhưng anh kệ, sắp trễ giờ rồi. Nên anh móc ra cái thẻ thang máy mà anh mua được từ thương gia điện tử giấu mặt. Rồi quẹt vào chỗ nhận, lập tức bấm số ba, rồi ấn đóng cửa.
Khi cửa bắt đầu đóng, thì có một cô gái bước vội tới, đưa tay chặn cửa. Số trên thang máy cũng tắt. Nghĩa là anh phải quẹt rồi bấm lại thang. Nhưng cả hai tay đang bận nên anh đành đánh tiếng trước:  
– Có thẻ không? Quẹt đi. Chứ tôi không có đâu – Anh thử hỏi, nếu cô có thì không sao, còn không có nghĩa là cô muốn đi ké anh
– Tôi mới làm mất thẻ rồi bạn. Chắc hai đứa leo thang bộ rồi… – Cô ngượng ngùng nói với anh
“Dễ thương cái *beep*. Muốn đi ké mà còn giả bộ kêu mất, xàm à? Bố không sĩ gái, ok”. Anh cáu vì sắp trễ giờ vào lớp rồi, còn có đứa đứng đây chặn cửa mình. Mà cô gái này, ở ngoài cũng đâu bị gì. Tay chân
lành lặn, mặt mày xinh đẹp, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Tay trái còn đeo cái Apple watch  xịn xò. “Mà nếu nhỏ giàu thật thì vào trường này làm gì chứ? Giàu thế này học trường tư thiếu gì, mà phải vào cái trường rách này nhỉ?”. Khi anh đang mãi phán xét cô, thì cô bước ra thang máy. Thấy không thích hợp nếu để cô leo cầu thang với cũng tiện đường, anh gọi với lại:
– Nè bạn! Cầm giúp tôi cái này…Tôi có thẻ đây!
Cô quay mặt lại nhìn anh, rồi cũng nhanh chóng vào lại thang máy. Cầm giúp anh hộp mì xào, đột nhiên cô giật ra sau. Nói lớn:
– Bạn hút thuốc à!? – Và nép vào góc thang máy
– Vậy thì sao? – Có lẽ cô ngửi được mùi khói còn sót lại trên áo anh
Anh bắt đầu nóng, vì cô đang đụng đến chuyện anh hút thuốc. Anh biết hút thuốc là xấu, nhưng cô đang đi ké, mà còn thái độ. “Biết thế tao chả kêu!”, nghĩ vậy nhưng anh không nói ra. Cô thì cứ nhìn anh như sinh vật nguy hiểm. Anh hơi nóng nhưng anh biết nước mắt và tiếng hét của lũ con gái là thứ vũ khí đáng sợ thế nào, nên chỉ thở dài nói:
– Bạn đi tầng mấy? Tôi bấm giúp cho rồi tí tôi đi lượt sau cũng được. Nhanh lên, tôi đang vội
Cô đó giơ số hai. Anh nhìn cô cười khẩy, rồi quẹt thẻ, bấm tầng hai cho cô. Và không vui bước ra thang máy, bước tới thang bộ. Bắt đầu chạy với tốc độ chân nhân hai.
Dù có là vậy anh vẫn đến lớp trễ hơn thầy. Nên bị phạt đứng ngoài lớp, ngẫm lại cuộc đời. Mãi mười lăm phút sau thầy mới cho vào lớp, khi hai chân anh đã rã rời, kiệt sức. Học thêm một tiếng rưỡi nữa thì lớp anh cũng được thầy cho về.
Khi bước tới thang máy, bấm xuống tầng trệt. Thì mới xuống tầng hai thang dừng lại, anh lại gặp cô, rút kinh nghiệm lần trước. Khi cô bước vào, anh hỏi cô đi tầng mấy. Bấm cho cô, rồi anh bước ra ngoài. Lần này thì cô kéo tay anh lại và đưa cho anh một hộp mì xào.
“Ờ ha, nãy mình đưa cho hộp mì cho nhỏ mà đã lấy lại đâu”, rồi anh cầm lấy hộp mì bước ra, đi thang bộ. Thật sự anh chẳng sĩ đâu, chỉ ngoại cô oang oang về anh với giáo viên thì dở. “Giúp nhỏ lần này, mấy lần sau mình đi thang bộ. Xem nhỏ nhờ kiểu gì đây”. Nghĩ vậy lần sau anh hả hê, đi thang bộ. Ai ngờ lại gặp cô. Thấy anh, cô sấn lại và oang oang hỏi:
– Ông biết hút thuốc có hại không mà sao vẫn hút?
– Bé cái mồm lại giùm tôi! Về việc đó tôi biết nó có hại thế nào với bản thân. Nhưng việc của bạn à? – Anh vặn cô
– Ừ, không phải việc của tôi. Nhưng sao biết mà vẫn làm? – Cô vặn lại anh
– Đấy là việc của tôi! Có hiểu không? – Anh cau có trả lời
Tới đây cô không nói gì nữa. Cũng đã tới lầu hai, cô không dính theo anh nữa. Chỉ nhìn theo  cái lưng của anh. Anh cũng nhanh chóng bước xa khỏi tầm mắt của cô. “Mày thì hiểu cái gì chứ? Bọn nhà giàu thì làm thế nào mà hiểu được người dân xóm lao động áp lực ra sao, hỏi rồi để
làm gì? Đồng cảm hả? Tao không cần mày xía vào. Cút!”, anh chửi thầm cô đó.
Hôm nay vì học hai buổi và nhà cũng chẳng có ai. Nên anh ở lại trường buổi trưa. Học xong buổi sáng thì bụng đã trống rồi, nên nhanh chóng anh phóng từ tầng bốn xuống tầng trệt. Rồi ra cổng, mua cơm ngoài tiệm ăn. Vì cơm ở ngoài ngon hơn cơm ở căn tin nhiều.
Vừa vào quán anh gọi đĩa cơm tấm, rồi ra cái bàn đằng trước quán (vỉa hè), ngồi xuống ghế, cởi cặp để lên cái ghế bên cạnh, móc ra bao thuốc rồi lấy tiếp ra cái hộp đựng mấy viên tinh dầu. Thao tác như cũ nhét vào đầu lọc, bóp nát, đợi thấm đều rồi. Cho lên miệng bật lửa hút.
Khói theo không khí đi vào phổi, thoải mái vô cùng, anh lại thở ra và nhả khói kiểu ba vòng tròn. Đang hăng hái nhả thì cô đột ngột bước tới. Ngồi đối diện anh, hơi bất ngờ nhưng anh không nghĩ nhiều vì còn đang phê trong làn khói. Cô thấy anh nhả khói cũng chẳng khuyên giải hay ra vẻ thượng đẳng nữa. Nhưng anh đột nhiên nổi máu “báo thù” và cũng như còn bực cô vụ hôm qua. Nên anh rít thêm một hơi dài và nhả khói thẳng vào mặt cô. Cái này là anh cố tình chọc cô tức chơi,
chắc chắn rồi.
Cô bị nhả khói vào mặt thì tức đến đỏ mắt. Cũng không chắc là: đỏ mắt do tức giận hay là cô bị cay khói thuốc. Nhưng có lẽ cô tức giận là thật, vì sau đó cô đứng dậy tát thẳng vào mặt anh. Cú tát tất nhiên đau, đương nhiên vì đó là con gái tát chắc chắn sẽ rất đau. Nhưng anh không tức giận, mà chỉ cười, vì anh hiểu cô gái này không giống mấy tiểu thư khác, cô có cá tính của mình. Anh nhìn điếu thuốc, thả xuống đất, rồi lấy cái giày đã mòn đế của mình dẵm lên đầu lửa. Anh dập điếu thuốc xong nhìn cô, rồi nói:
– Bạn quả là thú vị đấy. Hôm trước bạn đi ké thang máy với tôi. Biết tôi hút thuốc bạn tránh như tà. Lúc về gặp bạn, tôi còn nhường bạn đi thang máy, còn tôi đi thang bộ. Tôi còn bấm thẻ giúp bạn nữa – Nghỉ một đoạn, anh tiếp tục –  Hôm nay tôi đang tận hưởng điếu thuốc của
mình, bạn cũng làm phiền tôi cho được. Rốt cuộc bạn muốn gì nào? – Anh nhìn thẳng vào cô gái làm phiền anh hôm qua tới giờ
– Tôi muốn làm bạn – Cô nhìn anh
– Để tôi nói như này nhé – Anh mỉm cười, nghĩ “nghe muốn đánh rắm một cái, rồi ôm mặt cười khanh khách lên ghê” – Từ khi sống trên đời này, tôi biết mình không bảnh bao và cũng chẳng tài cán gì. Nên nếu có một đứa con gái xinh đẹp như bạn tới, đòi kết bạn với tôi thì chỉ có thể là lừa đảo hoặc không thì là trêu đùa  –  Anh mỉm cười như đã thấu lòng người – Bạn nằm ở nhóm nào trong hai nhóm trên? – Anh cười một nụ cười rộng và lộ cả mấy cái răng vàng do thuốc của mình
– Tôi muốn làm bạn thật mà…
– Đùa hoài, mơ mà tôi tin! Biến hộ cái đi! Cô bị quái gì vậy? Đừng đùa nữa!
Chẳng đợi cô có lời nào thêm, anh lấy tay che miệng cô. Rồi rút ra một điếu thuốc nữa, đốt mà chẳng cần thêm tinh dầu vào đầu lọc. Rít vào một hơi thật sâu. Vừa hay cơm đã xong nên anh nhả nốt khói vô mặt cô vẫn đang ngồi ngây ngốc, rồi bước tới quầy, lấy cơm.
Kì lạ bị anh chơi như vậy mà chẳng lấy làm tức giận, mà tát anh như vừa nảy, mà cũng chẳng bỏ đi. Anh lấy cơm xong, ra đến nơi. Vẫn thấy cô đang ngồi đó, “chắn lắm rồi đấy. Cái trò này, không mà là cô nhây thật”, anh chẳng hiểu nổi cô gái này. Anh quay lại quán, gọi thêm chai cocacola, rồi quay lại bàn, ngồi đối diện cô. Đợi một lúc cocacola  được
mang ra, anh mở nắp, đổ ra ly nhựa ở quán.
– Đây tôi mời bạn uống. Công nhận bạn có thành ý làm bạn với tôi. Nhưng tôi không có nhu cầu gì với bạn hết. Mong bạn hiểu cho
Cầu sao cô hiểu rồi, thì tha cho anh, ai ngờ cô uống một ly cocacola  của anh đã đời rồi. Lại tiếp tục nhây:
–  Tôi không hiểu bạn nói gì hết. Muốn mời tôi
uống coca cứ nói đi, bày đặt làm màu.
Anh bất lực rồi, kệ cô nhây. “Đếch quan tâm nữa, xem cô nhây hơn hay anh lầy hơn nào?”, rồi cắm mặt ăn trưa, để còn có giờ ngủ trưa nữa.
Cô nhìn anh đã bắt đầu ăn rồi, thì lấy từ trong cặp một hộp mì xào bò, kèm rau muống thơm nức mũi. Cô vừa mở nắp là anh nhìn hộp mì đó không chớp mắt vì cô bày trí gọn gàng, đẹp đẽ, mà còn thơm nhức nách. Cô thấy anh đã thèm rỏ dãi rồi, thì bắt đầu tung chiêu. Cô lật qua lật lại, làm hương thơm bay khắp nơi. Rồi lại cầm cái hộp lên đưa ra trước mặt anh và nói:
– Muốn ăn không? – Cô cười một cách gian mảnh
Anh biết cơm ở đây đúng là ngon hơn ở căn tin, nhưng cũng chỉ ngon hơn căn tin thôi. Làm sao mà ăn lại được cái hộp mì này. Anh dù hơi ác cảm với cô nhưng “chắc không sao khi mình ăn đồ của nhỏ đâu. Ừ, không sao đâu”, nghĩ lâu nghĩ dài. Cuối cùng anh gật đầu cái rụp. Biết anh đã vào bẫy, cô nói:
– Đẩy cơm của ông qua một bên đi. Tôi chia cho một ít ăn thêm với cơm
– Sao không phải là hết. Mà là một ít? – Miếng ăn hại thân thật mà
– Chia hết cho ông. Rồi tôi ăn cái gì?
– Ừ, vậy cũng…được
Anh hơi tiếc vì chỉ được cho có một tẻo, nhưng ăn thì đúng là ngon thật. Mì xào đậm đà, sợi mì thì dai dai, còn có thịt bò ăn kèm và rau muống xào đi chung. Khác hẳn với hộp mì ở căn tin hôm qua anh ăn, mì nhạt nhắt, sợi thì mềm như bún, chỉ độc mỗi quả trứng chiên và lèo tèo mấy miếng xúc xích. Mì của cô hoàn toàn chiếm trọn dạ dày anh.
– Ông đồng ý với đề nghị vừa nảy của tôi. Tôi sẽ chia cho ông một nửa hộp mì này! – Lời đề nghị hấp dẫn
– Trời, thế này khác nào dí súng bắt kí không? – Anh cố giữ giá
– Có muốn không?
– Muốn…
– Ông sẽ làm bạn với tôi?
– Nhưng tôi muốn ăn mì thôi
– Thế thì không được rồi
– Ừ, vậy tôi làm bạn với cậu…
– Tốt lắm, của ông đây – Nói rồi cô đổ đúng một nửa hộp mì vào đĩa cơm của anh
– Tôi công nhận cậu nhây và lầy thật đấy…
Cô cười không nói gì. Thấy cần có quà đáp lễ, anh gọi thêm một chai cocacola nữa cho người bạn mới này. Cô cũng uống ngon lành, anh cũng ăn ngon lành. “Haha…quả là lợi đôi đường”, anh cười thầm.
Khi vào trường cả hai tiếp tục trao đổi và nói chuyện với nhau nhiều hơn. Qua trao đổi võ mồn, anh biết được. Cô bạn này tên Quỳnh Anh, cô là con gái của một gia đình khá giả (đúng như anh nghĩ) và đang học lớp Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn (lớp kì trước anh định vào). Vào trường này vì gần nhà cô hơn, cũng tiện cho cô đi lại. Vì cô vốn mắc bệnh tim bẩm sinh, trường lại đối diện cái Trung Tâm Y Tế. Nhà cô
thì không đâu xa, chính cái là cái quán cơm mà anh và cô vừa ngồi ăn chung. Hóa ra cô ngồi ở nhà cô là đúng rồi.
 Sở thích của cô là đọc sách, vốn thấy anh đọc sách có chung đam mê, muốn kết bạn với anh. Nên mới muốn tạo dịp bắt chuyện với anh. Từ việc giả vờ không có thẻ thang máy (học sinh có vấn đề về sức khỏe luôn được trường cấp thẻ thanh máy) để đi bộ cùng anh. Rồi sau đó lại phát hiện anh hút thuốc, nhưng vẫn quyết định làm bạn với anh. Vì theo cô, người như anh không bao giờ là người xấu được, cụ thể người như anh là như thế nào. Thì cô giải thích:  “người như anh chính là: người cô đơn, lạc lõng với mọi người xung quanh”.
– Này nếu ông không hút thuốc. Thì từ giờ tôi sẽ nấu cho ông ăn, những món do chính tôi làm. Thế nào?
– Thật không?
– Thật một trăm phần trăm
– Thế thì tôi ok thôi!
Kể từ đó anh cũng bỏ dần khói thuốc, để mở cửa đón cô bạn này vào. Hai người cứ thế dính chặt lấy nhau, dắt nhau đi mọi nơi. Từ thư viện thành phố, bờ kè sông Đồng Nai, cà phê mèo. Như một cặp thực sự vậy, nhưng bây giờ cô không thể yêu anh được. Vì cô đang quen một người khác chính là người bạn cấp hai của cô. Anh biết được điều đó thông qua vài câu chuyện mà cô vô tình để lộ ra. Một lần cô hỏi anh rằng:
– Đạo Công giáo của ông, hình như người ngoài đạo muốn lấy chồng hoặc vợ là phải theo đạo, mới lấy được phải không?
Anh gật đầu. Và cô tiếp tục:
– Ông có tự nguyện từ đạo để cưới một người ngoài đạo không?
– Không, tôi sẽ cố thuyết phục người đó vào đạo. Chứ sao từ đạo được?
– Vậy ông bắt người đó phải từ đạo của mình mà vào đạo ông sao?
– Thì bằng tình yêu của mình, tôi sẽ cố hết sức thuyết phục người đó
Anh hơi không muốn nói câu này, vì anh biết cô sẽ nói gì tiếp theo. Và đúng như anh nghĩ:
– Vậy liệu người đó bằng tình yêu của mình dành cho ông. Ông có chấp nhận từ đạo để bên người đó không?
– Tôi…tôi không thể từ đạo đâu
Anh cười khổ, lắc đầu. Cô chỉ nhìn anh lắc đầu thất vọng, rồi rời đi. Anh biết cô đang nói đến điều gì, chắc chắn anh biết chứ, nhưng anh không thể nào từ đạo Công giáo của mình được. Cũng như việc là anh không muốn đập chậu cướp hoa, anh muốn chính anh là người được cô chọn. Chứ không muốn anh là người chọn cô.
Sau đó hai người cũng ít nói chuyện với nhau hơn, vì Bá (bạn trai của cô) đã bắt đầu ghen vì tầng suất gặp mặt của hai người. Trái ngược với anh, Bá tài hòa và đầy bảnh bao. Hiện học trường cấp ba Thực Hành Sư Phạm nổi tiếng. Đó cũng là ngôi trường, mà lần trước anh đã thi trượt. Hắn đã đe anh trên dưới mười lần, nhưng anh đếch sợ. Có lẽ lần này hắn không tham đe anh nữa, mà chuyển qua cô. Vì một lần cô lần đó đã khóc và tìm đến anh.
– Sao hắn dám đánh cậu. Để tôi tìm hắn
– Ông chỉ cần giữ khoảng cách với tôi là được, không cần tìm Bá chi hết!
– Nhưng hắn đã đánh cậu kia mà?  
– Chỉ cần ông xa tôi ra là được –  Cô nức nở, đưa tay đẩy anh ra
– Hắn làm gì yêu cậu, yêu thì đã không đánh cậu rồi. Sao cậu lại vậy? Tôi mới là người…
Anh chưa nói xong, thì cô đã hét lên với anh:
– Chúng tôi yêu nhau, ông thì biết cái quái gì? Mà đòi làm người phán xử. Tôi với ông cũng chỉ là bạn thôi. Có là gì của nhau đâu – Ngắt một nhịp, cô nấc lên – Xin lỗi, ông hãy hiểu cho tôi – Rồi xoay người bước đi.
3
Rồi thì cô và anh cũng bình lặng sống ở chung trường, nhưng chẳng thân thiết như xưa nữa. Anh lại quay lại chuỗi ngày buồn tủi một mình nơi bậc thềm, bao thuốc Bastos đỏ, hộp tinh dầu dạng bi, ly cà phề, một cuốn sách.
Cũng đã lâu rồi anh mới lại đọc sách, lúc này anh ngậm ngùi nhận ra. Những thứ anh đọc là những thứ anh hằng ao ước có được, còn khói thuốc lại chính là “liều thuốc quý” giúp anh bay bỗng và có cảm giác rằng mình đang ở trong cuốn sách đó. Từ đó thỏa mãn được sự bức bối, khó chịu mà ngày nào cũng phải đối diện khi ở trường. Bạn thân, tình cảm, những chuyến phiêu lưu với tri kỉ, cái ôm phía sau con xe
máy từ người đó. Tất cả những thứ đó anh đều mong muốn có được. Xong lại không thể có được. Nhiều lúc anh còn tự hỏi, liệu ai sẽ thay được làn khói, thế được cuốn sách anh đang cầm đây?
Rồi cô đến với anh. Tất cả những thứ đó, từ khói thuốc, trang sách vô vị. Đã được cô dần thay thế. Đó là lúc anh tìm được cô, giữa cái năm cấp ba chán nản này. Mỗi lúc buồn và cần tâm sự, anh không tìm đến cà phê, sách, thuốc nữa. Mà anh tìm đến cô để buông bỏ mọi thứ ra mà nói hết cho cô nghe. Cô xoa dịu sự cô đơn, buồn bã, áp lực trong anh, cô đúng thật là tri kỉ. Dù anh và cô còn chưa chới với nhau được lâu.
Anh đau đớn không thôi, xong chính cô là người đã gieo vào anh những hy vọng, nuôi trồng hy vọng thành nhưng cây con đẹp đẽ. Cuối cùng chính cô lại phá nát khu vườn trong lòng anh đã ấp ủ bấy lâu. Lời hứa cô sẽ nấu những món ngon cho anh ăn, cũng đã tan vỡ theo những hình ảnh về cô trong tâm trí anh rồi. Vừa rít khói thuốc, nhấp thêm ngụm cà phê. Khi mọi thứ đã ngấm lên não rồi. Thì tay trái anh
cầm lấy cuốn sổ, tay phải cầm bút viết:
Chuyện tình ấy như một thước phim
Chiếu lên tim ai một màu son đỏ
Câu chuyện tình trong ngày xuân đó
Giờ nó đã chết, chìm vào trong tim.
Kỉ niệm ấy, chẳng thể quay lại nữa
Tôi lạc em trong một chiều ngày mưa
Em bỏ lại tôi bên con đường xưa
Thôi thì ta không còn chung câu hứa
Cô là người tàn nhẫn đến tận cùng, tại sao lại trao cho anh, rồi lại cướp của anh, bằng một cách tàn nhẫn đó. Chính cô, không ai khác là vết mực vấy bẩn tầm hồn và lòng tự trọng trong trắng của anh. Cô trong mắt anh lúc này chẳng còn đẹp đẽ nữa, mà giờ cô đại diện cho sự hủy hoại, xấu xa. Cô không còn là con thiên nga trắng xinh đẹp ngày nào. Cô giờ là một con thiên nga đen đáng bị nguyền rủa. “ĐỒ
CHẾT TIỆT NHÀ CÔ!”, anh hét lên với trời cao.
Cứ như thế năm tháng cấp ba trôi qua đời anh. Năm lớp mười hai, hai năm sau cơn khủng hoảng từ cô. Anh giờ đã là một học sinh giỏi của khối và nhận các danh hiệu khác nhau như “Học sinh ba tốt” và “Đảng viên tích cực”. Cô giờ vẫn vậy, vẫn là cô bé đó. Một mình bám theo anh và đôi khi gửi cho anh vài viên kẹo dễ thương do cô tự làm. Cô cũng đã chia tay tên Bá, sau mấy tháng kể từ cuộc chia ly với anh.
Nhưng anh đã khác rồi, đừng có mơ mà dụ anh thêm lần nữa. Anh dây phải cô một lần là quá đủ. Cô bám thì mặc cô, còn cô tặng kẹo thì cũng kệ cô nốt. Anh cũng chưa bao giờ ăn kẹo từ cô, anh chỉ nhận rồi đem về cất trong tủ lạnh. Từ mấy viên, giờ đã thành mấy hộp kẹo lớn. Lạ thay, gia đình anh không ăn kẹo mà anh đem về. Sau này hỏi anh nới biết, trong vỏ kẹo đôi khi kẹp vài tờ giấy nhắn nhỏ do ai đó viết. Nên cả nhà cũng bảo nhau là anh có tâm sự, quyết không ăn.
Nhưng lúc đó thì anh chưa biết, nên anh vẫn không nói chuyện với cô. Anh biết cô thích anh, kể cả lúc cô còn quen Bá. Anh cũng vậy, thích cô. Nhưng vết sẹo trong tâm anh là quá lớn để anh có thể chấp nhận cô, anh chưa sẵn sàng tha thứ cho cô. Chưa bao giờ sẵn sàng cả.
Mấy tháng sau, anh và cô cũng tốt nghiệp. Thay vì như mấy trường khác họ chúc nhau học tốt, thì trường anh chúc nhau làm đúng nghề mình chọn học. Anh thì hơi khác, may mắn đỗ vào trường Đại Học, cách nhà anh hơn ba mươi cây số, mất tầm hai mươi phút chạy xe máy. Cô thì chọn học liên thông lên hệ Cao Đẳng, tiếp tục chuyên
ngành liên quan đến nấu ăn, dù gì nếu học không được thì nhà cô giàu, vốn chẳng cần phải lo gì nhiều.
Hôm đó, anh lấy hết can đảm, buông bỏ lại quá khứ. Quyết định gặp và lần nữa nói chuyện với cô:
– Này Quỳnh Anh ơi! – Đó là lần đầu anh gọi tên cô
Cô quay lại, bất ngờ nhìn anh, nhưng rồi cũng nhanh chóng bước tới chỗ anh. Anh thì dù có ngại nhưng vẫn lấy từ túi ra một hai cái móc khóa, hai cái móc khóa ấy đều được khắc tên của anh và cô ở hai mặt. Một mặt thì khắc tên anh. Một mặt khác thì khắc tên cô. Anh mua được hai cái móc trên mạng, rồi tự điêu khắc và sơn màu lên chúng. Anh đưa cho cô món quà mình chuẩn bị và nói:
– Đây món quà tôi tặng cậu. Giữ lấy mốt còn nhớ tên tôi, kẻo mốt lại quên tên tôi đấy nhé!
– Tôi ôm ông một cái, rồi tạm biệt. Được chứ?
Cô nhìn sâu vào anh. Chính cái nhìn này đã gây không ít đau đớn, nhớ nhung, mệt nhoài trong anh. Dù biết đó là “trái cấm” nhưng nếu cho anh được sống lại năm lớp mười, anh nghĩ mình vẫn sẽ chọn làm bạn với cô. Nghĩ vậy chẳng nói gì, anh ôm cô luôn, chẳng đợi cô ôm anh. Ôm một cái thật sâu:
– Mấy cái kẹo ấy, từ nay tôi không thể mỗi tuần đều tặng ông nữa rồi. Nên hôm nay tôi đưa nốt đống kẹo này cho ông đây, cầm lấy đừng ăn vội vàng nhé, mỗi tháng ăn một cái thôi. Nhưng vì nó hạn sử dụng, nên cũng đừng ăn chậm quá. Không nó hư…
Chưa đợi cô dứt câu, anh ôm cô chặt hơn nữa. Anh biết sau này, khó mà có thêm dịp để ôm cô chặt như này lắm. Nên cứ mặc cô đấm “bịch, bịch” vào lưng, anh vẫn ôm tới mức cô muốn nghẹt thở .
– Tôi biết rồi, cậu nói nhiều quá đấy. Uớc gì năm lớp mười đó, cậu cũng ngọt ngào như vậy. Thì tôi và cậu có lẽ đã khác rồi.
Cô không đấm anh nữa, mà cũng vươn tay ôm chặt lấy anh,lấy từ túi ra một bịch kẹo chanh, loại anh thích nhất. Nhét vào túi quần anh. Vì
lúc nhỏ vốn hay bị ho, nên anh đặc biệt thích kẹo chanh, nó là làm dịu cơn đau rát trong cổ họng của anh. Hệt như cách cô làm dịu sự trống trãi trong anh vậy.
– Tạm biệt nhé…
– Tạm biệt… – Anh lưu luyến ôm cô
Nhưng cô đã bất ngờ đẩy anh ra, như hai năm trước. Nhưng câu nói tiếp theo của cô đã không còn tổn thương anh nữa:
– Sau này…nếu còn yêu ông. Tôi nhất định sẽ tìm…
– Ừ…tôi cũng sẽ tìm
Cả hai buông tay nhau ra. Thật sự tạm biệt
4
Ngày 15/7 của hai năm sau, kể từ lúc tốt nghiệp cấp ba rồi. Cô lúc này đang tiếp tục với những món ăn của mình, một ngày cô bất ngờ có
được số của số của anh, qua một người quen chung của hai người. Không nghĩ nhiều lắm, cô liền gọi cho anh. Lúc đầu, có lẽ anh hơi bất ngờ hoặc là có chút chần chừ, nên mãi một lúc (tầm gần một phút). Anh mới nhấc máy gọi lại cho cô, hai người trao đổi với nhau khá lâu.
Cũng chẳng có gì nhiều cả, chỉ là hỏi thăm tình hình học tập, sức khỏe của nhau, vài chục câu chuyện hai người đã trải qua kể từ lúc chia tay. Cuối cùng là hẹn nhau đi ăn, địa điểm là một nơi gần trường cấp ba cũ.
Giờ anh đang học ngành xã hội và nhân văn, tại một trường ở miền Nam. Anh học không giỏi, chỉ khá. Hiện tại anh đang yêu một cô bé khóa dưới, thú thực anh không yêu cô bé đó. Chỉ là cô bé đó mang trong mình các sở thích, tính cách và cách ăn nói khá giống cô. Nhưng sau khi cô hẹn anh đi ăn. Anh cũng quyết định hẹn hò với cô bé đó lần cuối.
Cô bé đó đã rất sốc, khi anh đường đột nói chia tay cô. Vì mới hôm trước anh còn chở cô bé đi ăn lẩu, mà nay lại phũ phàng đòi chia tay cô bé ngay trong lúc hai người đang nắm tay. Cô bé lúc đầu tưởng anh đùa, đây cũng chẳng phải lần đầu hai người chia tay. Vì tính tình có phần trẻ con của cô bé và sự trưởng thành nhưng chưa hẳn chín chắn của anh. Nhưng khi anh buông tay cô ra và trao cô cái ôm cuối cùng thì cô bé cũng đã hiểu mình thật sự chia tay anh rồi. Kết thúc một chuyện tình sinh viên, gần tròn hai năm.
5
Cuộc hẹn của anh và cô diễn ra ở một cái nhà hàng. Nơi cô đã đặt phòng riêng cho hai người, nhưng không suôn sẻ lắm. Sau màn dạo đầu và vài câu chuyện nhỏ, anh được biết rằng cô vừa được gia đình sắp xếp cho xem mắt. Anh hơi khó chịu, trong khi cô nói về nó như chẳng có gì. “Dù gì đây không phải lần đầu nữa rồi”, cô nói mà không để ý anh đang nhìn cô với con mắt dò xét.
Và anh và cô có tranh cãi về quan điểm. Khi cô nói về một tên xấu mà cô gặp. Trong lúc tranh luận, cô tức giận và vô tình đã miệt thị luôn những người dân xóm lao động, có cả anh. Anh hơi bực bội, cắt ngang lời cô đang nói thao thao bất tuyệt trong lúc tức giận:
– Này như này nhé. Tôi và cậu đều sinh ra trong hoàn cảnh rất khác nhau. Tôi sinh ra trong nghèo khó, cậu thì sinh ra đã ngậm thìa vàng, là trâm anh thế phiệt – Nghỉ một hơi, anh hét lên – Thì cậu hiểu cái gì về những người dân trong khu lao động của tôi, mà nói như thật thế hả?
Cô không bất ngờ, trước phản ứng quá kích của anh. Cô chỉ nói đơn giản:
– Tôi cũng chỉ nói với ông. Về đứa bạn xấu của tôi thôi. Mà ai biểu ông…
– Cái gì mà người lao động không được dạy dỗ tử tế hả!? – Anh cắt ngang lời cô – Cô có hiểu chúng tôi sống khổ thế nào không? – Ngắt một hơi, anh hoàn toàn bùng nổ – Cô thì biết cái gì? Sống trong sự che chở của ba của mẹ, là con cái của một nhà giàu, có gương mặt sinh đẹp. Có bao giờ cô đi ra ngoài đường thử làm chạy bàn chưa? Cô có bảo giờ thử cuộc sống của một người như tôi chưa? Lũ nhà giàu các cô được mỗi cái mõm. Trải nghiệm thì chả có lấy một chữ, mà ở đấy sủa vang cả trời. Thử hỏi nếu cô không mắc bệnh tim, tôi có gặp được cô không? Rồi nếu tôi không có trí tiến thủ, thì cô có làm bạn không?
 Anh sau khi xả một tràn cho bỏ tức rồi, thì quay mặt đi. Lúc này cô đã bắt đầu khóc, cô khóc vì cô hiểu cô đã làm tổn thương lòng tự trọng và cái hoàn cảnh của anh. Nhưng anh cũng đã tổn thương mọi thứ cô dành cho anh. Cô khóc, chua chát nhận ra buổi hẹn cô dày công chuẩn bị đã bị phá vỡ bởi chính cô và cái lòng tự trọng của anh. Cô hiểu ra là mình và anh quá khác nhau, cô khác anh ở hoàn cảnh. Còn anh khác
cô về suy nghĩ và trải nghiệm.
Không còn gì để nói, cô đứng dậy, lấy túi xách, rời đi. Anh lúc này cũng đã nhận ra mình vừa làm tổn thương cô sâu sắc thế nào, cũng chỉ vì cái mặc cảm về xuất thân, lòng tự trọng của đứa con trai chưa lớn và cái tôi cao ngút trời của anh. Đã làm tổn thương cô, vì một chuyện chẳng đáng phải vậy. Anh đứng dậy, nhưng lại ngồi xuống, quyết định không đuổi theo cô.
Anh trở về nhà, cầm lấy một hũ đầy mấy viên kẹo chanh đủ màu. Mà mấy năm trước cô đã tặng anh, anh ăn lấy ăn để. Cầu cho kẹo chanh
mát, có thể giải tỏa cơn nóng nực nơi ngực anh. Nhưng anh càng buồn hơn, khi trong mỗi viên kẹo đều có lời nhắn từ cô. Nào là hỏi thăm anh có thi tốt không, có buồn chuyện gì không mà sao mặt anh không được vui, có còn giận cô hay không. Hóa ra cô luôn cố làm lành với anh là vậy, yêu anh thầm lặng là vậy. Chỉ có anh là kẻ luôn cố buộc tội cô vì tất cả, dù là những thứ chỉ là vô tình.
“Tôi đúng là kẻ hèn mọn, không xứng danh người yêu của cậu. Cậu nhỉ?”
6
Sau ba năm, anh giờ đã tốt nghiệp Đại Học với tấm bằng Cử nhân. Đang đi thực tập tại một tòa soạn có tiếng ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Hiện anh sống không khác thời sinh viên là mấy. Ngày ba bữa, đều ăn cơm bụi, chơi sang thì kêu thêm ly cà phê, không thì ly nước trà miễn phí. Tin tức về cô thì đã lâu anh không cập nhật, số điện thoại thì cô đã chặn anh từ lâu. Anh cũng chẳng buồn liên lạc nữa. Anh cũng chẳng ham gặp cô lúc này, cho cô thấy được cái vẻ nhếch nhác của anh sao? Không thể nào!
Nhưng anh không muốn, thì cô lại muốn. Chiều đó, vừa đi làm về. Mệt mỏi rã rời, sau một buổi chạy đi khắp nơi phỏng vấn, viết bài, đăng bài. Vừa về nhà chỉ muốn tắm rửa rồi đi ngủ luôn, chứ không muốn ăn nữa. “Lúc này mà em xuất hiện, thì chắc khó mà chấp nhận cái vẻ tàn tạ này của tôi”, nghĩ vậy chẳng muốn tắm nữa. Nằm trên cái giường đã bắt đầu có mùi, trong căn phòng mười mét vuông, đắp cái chăn đã mục, mặc trên người bộ đồ công sở. Anh chìm vào giấc ngủ.
Trong mơ anh tiếp tục lại thấy cô, cũng chẳng còn lạ gì nó nữa. Anh bước tới, trao cho cô một nụ hôn kiểu pháp, ôm chặt lấy eo cô. Buông cái ôm ra, dẫn cô đi khắp ngọn đồi đầy cỏ, vào khu rừng thông tuyệt đẹp, tắm trong cơn mưa rào mùa hạ, trao cho cô tất cả mọi thứ. Cứ như thế anh làm mọi trò mà ở ngoài đời anh chẳng thể và chẳng dám làm với cô.
Mười một giờ đêm, anh bực mình tỉnh dậy. Tiếng xe máy của người chung trọ đánh thức anh. Anh mò lấy điện thoại, thấy đã mười một giờ
hơn. Thì bật dậy, chế một tô mì không trứng để ăn. Tô mì này anh đã ăn đến chán ngấy rồi, nhưng vẫn phải nuốt. Đang ăn thì điện thoại “ring, ring” anh thấy lời mời kết bạn và dòng tin nhắn từ facebook của cô. Cô nhắn anh rằng “anh có rảnh không? Tôi muốn hẹn đi ăn”. Chưa trả lời cô vội, anh vào xem face của cô.
Anh thấy hiện tại cô đang sống rất tốt, công việc, tình cảm, đời sống cá nhân đều rất tốt. Cô giờ đang làm quản lí chuỗi nhà hàng của gia đình. Cô cũng đã có bạn trai, tên đấy chắc chán không chết giẫm như anh.
Nhà hắn giàu, xế xịn, mặt đẹp, bảnh bao. Cô và hắn thường đi ăn tại nhà hàng, các quán ăn nước ngoài và các bữa tiệc hải sản sang trọng. Khác xa với anh ngày nào cũng cơm bụi, mí gói và trà đá muôn năm.
Anh mặc cảm khủng khiếp, cơn mặc cảm lại lần nữa nuốt lấy anh. Anh nhắn lại đầy cục mịch: “Không”. Rồi nhấn không chấp nhận lời mời kết bạn của cô. Quẳng cái điện thoại ra một xó, tắt điện, nằm xuống cái nệm. Gác tay lên trán, mắt nhìn lên trần nhà. Anh ngẫm lại, lúc đó may là không đuổi theo cô ấy lần thứ hai. Để cô ấy quen phải thằng dở là mình, thì có lẽ cô không ngại mà chạy mất dép.
Thấy hơi khó ngủ, anh lại bật dậy. Lấy một lon bia từ tủ lạnh tu một hơi, rồi chìm luôn vào giấc ngủ. Quên cái tắt đèn, giấc mơ hỗn loạn
kia và cái tô, đôi đũa chưa rửa.
Sáng hôm sau, anh thức dậy, sửa sang đồ đạc để đi làm. Bấy giờ nhớ lại anh thấy cô nói đúng. Buổi tối hôm anh bắn rap vào mặt cô như kẻ
thù. Anh sau thoáng ngập ngừng, đã đuổi theo cô. Anh nắm chặt lấy tay cô, muốn ôm cô lại. Nhưng cô đã đẩy anh ra và nói: “Thực chất thứ anh chửi không phải tôi, mà chính là cái sự mặc cảm và tự ti trong anh”, rồi quay mặt bước vào xe hơi của cô. Anh đứng đó, chẳng đuổi theo nữa. “Xe máy sánh thế nào được ô tô đây? Em nên buông thằng chết giẫm như tôi thì hơn. Đừng hi vọng gì cả, sau cùng là thất vọng thôi”
7
Hơn một năm sau, giao thừa đã đến. Tết năm ấy, anh lang thang ngoài đường phố Hồ Chí Minh chứ không đón tết với gia đình, vì mắc một số việc. Anh đi ra con sông Đồng Nai, cầm theo một lon bia và một bao thuốc vừa mua. Cũng đã lâu anh không đụng đến nó, kể từ lúc anh tổng sỉ vả cô đến giờ. Nay anh buồn chán quá nên quyết định phê thêm lần nữa.
Đột nhiên đang uống bia và đã ngà ngà say, thì điện thoại lại reo kên. “Thằng cha nào, gọi giờ này vậy trời?”, dù nghĩ vậy, nhưng vẫn bắt máy.
– Chúc mừng năm mới nha – Giọng nói thân thuộc vang lên
– Là em sao? Sao lại gọi cho tôi? Hết giận tôi rồi hả? – Anh tỉnh cả say
– Cũng không có gì đâu, chỉ là tôi nhớ anh rồi. Muốn hỏi xem anh có nhớ tôi không thôi. Mà sao anh lại gọi tôi là “em” thế!?
– À có vài sự kiện đã xảy ra trong một vài năm qua, nên tôi muốn gọi em là “em”. Không được sao?
– Cũng không hẳn là không được, chỉ là tôi không quen với việc… Đột nhiên anh xưng hô thân mật với tôi thôi
–  Ừ thì…Cũng khó giải thích lắm…Mà em giờ đang ở Biên Hòa nhỉ? Cùng người thân và bạn trai của em?
– Cũng không hẳn là bạn trai tôi đâu. Hắn là tên nhát cáy, đã từng làm tổn thương tôi thôi. Giống như anh vậy, nhưng tại sao lúc chia tay hắn, tôi lại chẳng đau như lúc anh mắng tôi nhỉ? Có lẽ là tôi yêu anh sâu đậm hơn chăng?
– Em đang say đấy à?
– Không nha, hoàn toàn tỉnh táo. Tỉnh như lần anh mắng tôi vậy, nghe không sót chữ nào cả luôn!
– À, về việc đó. Cho tôi…Xin lỗi nhé, thật sự là lần đó. Tôi không muốn làm tổn thương em. Chỉ là…tôi thực sự rất yêu em. Nhưng lại vô tình tổn thương em. Xin lỗi nhé…
– Nhưng rồi anh cũng làm tổn thương tôi đấy thôi. Mà nó cũng nguôi rồi không đau như lần đó nữa
– Mà gọi tôi chỉ để chúc mừng năm mới thôi, thì hơi khó tin. Có việc gì không?
– Tết năm tới ấy mà, trường cấp ba cũ của tụi mình ấy. Có tổ chức tiệc, anh có đi không?
–  Chắc chắn rồi. Tôi nhất…
– Đừng có hứa. Lần trước năm lớp mười hai, anh hứa tìm tôi. Anh cũng đâu có tìm đâu, lại để tôi tìm anh – Cô cắt ngang lời anh một
cách phủ phàng – Nhưng nhất định phải tới đấy nhé. Còn an ủi tôi, việc tôi bị đá nữa. Nhớ chưa?
– Mà em gỡ chặn số tôi từ khi nào thế?
– Gỡ lâu rồi, nhưng tên đần nhà anh cứ chẳng thèm gọi, thậm chí còn chẳng chấp nhận kết bạn với tôi. Tôi còn tưởng anh tan vào đâu đó rồi
cơ. Tồi thế là cùng…
– Tôi tồi đến thế sao?
– Ừ, rất tồi…
– Lần tới, nhất định tôi sẽ nắm lấy tay em. Lần này tôi không hứa lèo đâu
– Tin được không?
– Tôi hứa… À không phải tôi thề với em luôn
– Vậy sao?…Mà cũng…muộn rồi, tạm biệt anh nhé…chúc năm mới vui vẻ nhé – Giọng cô có chút khác thường
– Ừ năm mới, em cũng vui vẻ – Tôi hơi tiếc vì nó kết thúc sớm quá
Gác máy, tôi nhìn vào điện thoại. Face của cô ấy lại gửi kết bạn cho tôi lần nữa, lần này tôi thấy cô ấy đã chia tay tên kia được hơn một năm rồi. Ngày chia tay cũng san sát ngày cô gửi lời mời kết bạn cho tôi lần đầu tiên. Không như lần trước, giờ tôi cũng chẳng còn là cái cậu thanh niên sĩ diện hảo nữa. Mọi mặc cảm dường như biến mất, từ lúc em nói yêu tôi. Tôi lê lết tấm thân nặng nề về nhà trọ và ngủ luôn trước cửa phòng.
8
Thế rồi một năm lại trôi qua, cũng đã tới dịp cận tết. Anh giờ đã là quản lí tại một tòa soạn khác với cái tòa soạn nơi anh thực tập. Hiện đã có được nhà, sau mấy năm lăn lộn ở nơi hoa lệ này. Việc thì khá nhiều, nhưng tiền lương cũng xứng đáng. Công việc, cuộc sống tất cả đều đã xong rồi, chỉ có tình cảm là bị thiếu thôi.
Buổi sáng hôm đó anh, anh lên con xe Wave  Thái năm chín mươi của mình. Phóng về nhà chơi, chơi một lúc thì lại sửa soạn đồ để đi buổi tri ân toàn khóa 23, trường cấp ba của anh. Anh diện cái áo sơ mi, quần tây lịch sự hết sức. Xịt ít nước hoa lên người, đeo cái vòng tay bạc, cầm cái chùm chìa khóa xe có kèm móc khóa tên anh và cô. Lại ngồi lên xe máy, phóng tới trường.
Mọi người trong lớp đều nhận ra anh, vì anh chơi với hầu hết mọi người. Nên tất cả mọi người trong lớp không ít thì nhiều đều quen biết
anh. Mở đầu là tiết mục múa của lớp Văn Thư Hành Chính, kế đến là tiết mục nhảy đèn Led của lớp Cơ Điện Tử, tiết mục hát solo Kế Toán Doanh Nghiệp. Sau cùng là món ăn do lớp Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn thực hiện, được phục vụ bởi lớp Nghiệp Vụ Nhà Hàng. Món chúng tôi ăn tất nhiên ngon, nên anh mãi mê ăn uống, chẳng để ý gì nữa. Không để ý là cô đã lại gần anh từ khi nào.
Cô ngồi xuống bên cạnh anh, anh cũng chẳng lấy vẻ bất ngờ làm gì. Cứ thế hai người lại trò chuyện với nhau về những chuyện đã xảy ra trong các năm họ không gặp nhau. Cô hỏi một câu hỏi vốn đã nằm trong dự tính của anh:
– Cái lần mà hai đứa cãi nhau năm lớp mười ấy. Anh có nói câu “Tôi mới là người…” gì gì ấy. Anh có thể nói hết câu đó, cho tôi nghe vào lúc này. Được không?
Tôi nghĩ là em đã biết câu trả lời rồi chứ
– Không, tôi ngốc lắm, chả biết nổi đâu
– Vậy thế này đi. Tôi nói cho em nghe hết câu đó, đổi lại em phải nói lí do và vì sao năm lớp mười, em lại chọn Bá. Thế nào?
– Để tôi nói trước đi, giải đáp thắc mắc cho anh… – Nghỉ một hơi dài. Cô mới tiếp tục – Năm đó Bá yêu tôi và tôi cũng yêu Bá. Nhưng rồi đột anh nhiên chen ngang vào. Dù anh tới sau nhưng tôi lại yêu anh hơn Bá. Việc này chắc anh rõ hơn ai hết…Lúc đó Bá chắc cũng đã biết điều đó. Nhưng Bá không muốn buông tay tôi, cả việc đánh tôi. Thực sự cũng là một trong những sự níu kéo vô vọng bàn tay tôi, từ Bá.
– Vậy tại sao em vẫn tiếp tục chọn Bá?
– Vì tôi hiểu, nếu từ chối anh. Anh sẽ khóc sẽ buồn rất nhiều, nhưng anh vẫn sẽ đi qua và tiếp tục sống. Dù có thiếu tôi hay không…Bá thì ngược lại, tôi thấy được sự tuyệt vọng và uất ức trong Bá. Nếu tôi chọn
chia tay Bá, chắc Bá sẽ chôn mình vào vực thẳm mất – Ngập ngừng – Nên tôi quyết định ở lại với Bá, đến khi Bá buông bỏ được tôi rồi. Tôi sẽ đến với anh
– Nhưng lúc Bá đã buông bỏ được em rồi, thì tôi cũng đã khép chặt cánh cửa lòng mình vào rồi. Nên em đã cố xin lỗi tôi bằng mấy viên
kẹo chanh do em tự làm sao?
– Đúng vậy, nhưng cả kẹo của tôi cũng chẳng hâm nóng được trái tim đã nguội của anh. Vì vốn anh còn chưa từng mở kẹo của tôi ra ăn kia mà. Đúng không?
– Thực ra là rồi…
– Khi nào vậy?
– Lần tôi dùng mọi thứ để đả kích em trong nhà hàng. Đêm đó tôi đã ăn một mạch hai hộp kẹo
– Nhưng lúc đó thì chưa. Nên năm lớp mười một và mười hai, anh vẫn không tha thứ cho tôi. Vì vẫn chưa biết, thông điệp của tôi trong mấy viên kẹo.
Tôi gật đầu, xác nhận suy đoán của em. Em hớn hở ra mặt và tiếp tục suy nghĩ của mình:
– Mãi đến cuối năm lớp mười hai, thì mới chịu giảng hòa với tôi… Mà nói anh nghe cái này nhé, đúng ra năm ấy tôi còn định học chung trường Đại Học với anh cơ. Mà chẳng may trượt mất, thành ra lại học Cao Đẳng.
– Lúc đó tôi chưa hoàn toàn tha thứ cho em. Chỉ là tôi muốn cho chúng ta thêm cơ hội gặp mặt…
– Rồi kết thúc ở đây. Anh nên điền vào ô trống câu “tôi mới là người…”. Để cho tôi giải đáp thắc mắc rồi!
– Để tôi lấy giọng…Ừm…Ừm – Hít vào một hơi – Tôi mới là người yêu em!
– Em cũng là người yêu anh!
– Nghiêm túc chứ?
– Ừ, nghiêm túc
– Chúng ta đi chỗ khác nói chuyện tiếp nhỉ? Ở đây hơi ồn
– Được thôi
Anh và cô bước ra khỏi hội trường, tiến đến chỗ giữ xe. Thì anh nhận ra cô vẫn đi theo anh. Thấy lạ, nên anh hỏi:
– Em không đi lấy xe của mình à? Mà xin lỗi…quên nữa. Nhà em ở ngay đây mà
– Không, lần này anh chở tôi đi. Tôi báo với gia đình là chơi qua mai mới về rồi!
– Em chắc chắn tôi sẽ đến nhỉ?
– Anh cũng đã thề rồi còn gì?
– Ra là vậy. Mà lên xe đi, tôi chở em đi chơi
Lạ thay dù đã lâu không gặp, nhưng hai người vẫn tươi cười chẳng chút e dè với đối phương. Anh lại chở cô đi chơi trên con xe máy, giống
những lần mới quen. Anh đưa cô ra bờ kè ngắm dòng sông Đồng nai về đêm. Tấp vào một tiệm bánh ngọt, ăn bánh uống trà xong. Khi cả hai đã mệt lã người, anh chở cô về nhà anh, lấy ra một ít nước ngọt và sanck khoai tây. Bật tivi lên, mở Netflix, bộ phim hai người chọn là “18 Again ”.
Xem xong hai người cũng đã thấm mệt, nên ôm luôn nhau ngủ luôn trên ghế sofa. Sáng hôm sau lại chở nhau đi ăn sáng, rồi rong rủi cả một ngày cuối tuần trên con xe Wave  từ năm chín mươi của anh. Cuối ngày cô cũng dẫn anh về nhà cô, để ăn tối và giới thiệu anh với gia đình cô. Mẹ cô lâp tức nhận ra anh:
– Ô, chẳng phải cháu là cái người chuyên ăn cơm rồi nhả khói ba vòng tròn đấy sao? – Mẹ cô nói như muốn chọc ghẹo anh
– Dạ, đó là cháu trước kia thôi ạ. Chứ giờ cháu ngoan lắm cô ạ – Anh thanh minh cho quá khư của mình
– Ngoan thế nào, mà lại để con gái bác đợi, thế hả cháu? – Ba cô đá xéo anh
– Ba à, bạn trai con giờ có con nên ngoan lắm – Cô bào chữa cho anh
– Mày không nói thì tao cũng biết đó là người yêu mày. Mày đã dẫn thằng con trai nào về nhà trước đây đâu! – Ba cô ra vẻ ta đây biết tuốt
– Dạ cháu cũng mới thương thương thôi. Chứ cũng chưa làm
bạn trai chính thức của Quỳnh Anh đâu ạ – Anh nói với ba cô, nhưng thực chất là đang nói với cô
– Cháu mà muốn quen con gái bác, là phải hối lộ cho bác mấy bao thuốc. Thì bác mới cho quen đấy!
– Thế con mời bác trước một chai rượu – Nói rồi, anh lấy từ trong túi ra, một chai rượu nho
– Uầy, được đấy. Cái này thì bác cho cháu quen thôi. Mốt muốn cưới nó thì biếu bác hai chai, bác cho lấy
– Vâng, bác cứ từ từ ạ
Bữa cơm sau đó khá vui vẻ, anh cũng bớt mặc cảm hơn với cô. Buổi tối đó sau khi nhận được thông điệp từ anh. Cô cũng tỏ tình luôn với anh, hai người xác lập mối quan hệ tình cảm nam nữ, cũng như trao nhau những nụ hôn đầu tiên trong đêm mùa xuân.