Một thế hệ đối mặt với BrainRot
Tháng mười 19, 2024
Các bạn từng trải qua cảm giác chống rỗng, chán nản và không biết tương lai mình như thế nào? nguyên nhân một phần đến từ mạng xã hội, nó giúp chúng ta giải trí sau những ngày căng thẳng, nhưng nó là một con dao hai lưỡi, nó khiến chúng ta lướt hàng giờ mà chẳng thấy chán. Hiện nay, việc sản xuất nội dung ra khá dễ dàng, nhưng mà chất lượng thấp thì nhiều vô cùng, còn chất lượng cao thì trên đầu ngón tay. Video ngắn mang tính giải trí, nhưng nó kéo theo nhiều hệ lụy, từ việc giảm khả năng tiếp nhận thông tin và khả năng sáng tạo. Theo các số liệu thống kê, từ người dùng trên các nền tảng xã hội.
Theo Báo VrV Online “Việt Nam xếp thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới, với khoảng 49,9 triệu người dùng. Theo số liệu của DataReportal, tính đến tháng 2/2023, có khoảng 77,93 triệu người dùng Internet tại Việt Nam. Như vậy, có tới hơn 64% người dùng Internet tại Việt Nam đang sử dụng TikTok.”.
Nguồn bài báo: Vtv.vn
Số liệu trên cho thấy, đây là mối lo ngại về cách thức tiếp cận đến với mạng xã hội khi mà chất lượng thấp nhiều vô kể. Không chỉ nền tảng tikok, nó bao gồm cả facebook, youtube và nói chung là tất cả nền tảng mạng xã hội, hiện nay đang tập trung phát triển reel, những thuật toán mà có thể giữ chân người dùng lại. Từ việc hiển thị theo sở thích với thời thượng ngắn, vô hình chung khiến người dùng khó rời mắt với màn mình. Chính vì thế, giới trẻ hay thế hệ tiếp theo đang đối mặt về khủng hoảng “BrainRot” hay thối não thông qua những nội dung độc hại trên các nền tảng mạng xã hội.
Thuật ngữ về BrainRot
Trạng thái này mô tả khi mà chúng ta lướt hàng giờ trên các nền tảng trên mạng xã hội, bắt gặp những nội dung có chất lượng kém chẳng hạn như các bài về drama, khoe về sự thành công “Tôi kiếm được lương nghìn đô, khi mới 20 tuổi”, điều này đã tạo nên sức ép về tâm lý lên bản thân chúng ta, khiến bản thân mất động lực, tạo ra cảm giác chán nản không hồi kết.
Khi mà các bạn có dự định, một kế hoạch cá nhân rất hoàn hảo luôn, lỡ khi các bạn cầm điện thoại thầm bảo “lướt 5 – 10 phút thôi, sau đó mình làm tiếp”, ai ngờ nó kéo cả tiếng đúng không ạ? Bản thân mình từng trải qua cảm giác này, khó chịu và chán nản vô cùng, khi mà tất cả dự định của mình điều trì trệ. Vậy, BrainRot là thuật ngữ miêu tả về những nội dung có chất lượng kém, khiến suy nhược về mặt tình thần và suy giảm nhận thức của chúng ta.
Nguyên nhân dẫn đến BrainRot
Thông qua tháp nhu cầu của Maslow, chúng ta biết được nhu cầu cơ bản của con người là về mặt sinh lý, đáp ứng được những thiết yếu hằng ngày. Tiếp theo, nhu cầu về an toàn vật chất và tinh thần. Khi đã đáp ứng hai điều kiện trên, thì đến với nhu cầu về mặt tâm lý, đó chính là nhu cầu về xã hội.
Hiện nay, việc kết nối và trao đổi thông tin một người rất dễ dàng. Thật khó, khi mà người khác bảo chúng ta bỏ điện thoại đúng không? Chúng ta thường sử dụng điện thoại để trao đổi công việc thường qua các group thiếu nó cũng không được, nhắn tin với mấy thằng bạn chí cốt thiếu nó cũng không được, tra thông tin thiếu nó cũng không được và còn nhiều nguyên nhân khiến bản thân không muốn rồi điện thoại nữa. Việc tiếp cận như vậy là không sai, nó còn giúp các bạn tiết kiệm được thời gian của mình.
Nhưng mà, điều gì cũng sẽ có hai mặt của nó, mô hình giải trí lớn nhất hiện nay là reel hay các thể loại video ngắn, khiến bản thân chúng ta không rời mắt khỏi màn hình được, vì nó quá là thu hút đi, nó khiến mình quên đi cả thời gian, cứ để mắt tới nó là 10 phút, 20 phút và thậm chí 1 tiếng là trôi qua là điều bình thường.Có phải, sau khi chúng ta giải quyết hết công việc hằng ngày hay áp lực deadline, để giải tỏa vấn đề đó, thường thì tìm đến các nền tảng mảng xã hội, tính giải trí cao, để bản thân quên đi thực tại. Vô hình, đây chính là lưỡi dao, âm thầm dần dần hủy hoại lên tinh thần của chúng ta.
Vì sao video ngắn hủy hoại bộ não chúng ta?
Đầu tiên, về phía người thực hiện nội dung nhắm đến các bạn, làm thế nào có thể thu hút các bạn nhiều nhất , nên các nội dung thường đánh vào các trạng thái cảm xúc của bạn bao gồm: nỗi sợ, niềm vui, nỗi buồn…, điều này, dẫn đến bộ não của chúng ta điều tiết dopamine nhiều hơn, nó khiến bản thân rơi vào trạng thái nghiện nội dung. Các bạn tưởng tượng, tại sao nhiều người khó bỏ hút thuốc lá, dù biết nó là xấu? Đó chính là kích thích lượng lớn dopamine, khi thiếu nó đi, thì rất khó chịu. Khi chúng ta rơi vào chu kỳ nghiện nội dung rồi, thì khó mà chúng ta thoát khỏi cơn nghiện đó được và một khi thiếu nó thì bản thân rơi vào cảm giác trống rỗng, mất đi động lực để làm việc.
Thường ngày, các bạn muốn cơ thể săn chắc thì đi tập gym đúng không? Thế thì bộ não cũng như vậy đó, nếu muốn bộ não khỏe mạnh, thì có phải thông qua rèn luyện về tư duy và khả năng phân tích vấn đề. Thế nhưng, thời lượng trung bình một video ngắn hiện nay được ra lò khoảng 30s – 1 phút, việc di chuyển sang một video mới là rất nhanh, bộ não chúng ta tiếp nhận thông tin bị ngắc đoạn liên tục, điều này, vô tình giảm khả năng phân tích vấn đề và tư duy sáng tạo của chúng ta.
Thời gian từ từ trôi qua 10 phút, 30 phút rồi đến 1 tiếng, bản thân mình từng rơi vào vòng lặp nghiện nội dung không hồi kết. Không biết các bạn có rơi vào cảm giác như vậy không? Ban đầu, xem chủ yếu để giải trí vì mình khó tò mò các nội dung ngắn, sau khi lướt một hồi thì bất ngờ sao mà trôi lẹ quá, chưa gì hết 1 tiếng rồi. Sau khoảng một tiếng đó, thì bản thân buông điện thoại ra thì cảm giác bơ phờ với đừ người đi. Đấy, lượng video ngắn nó khiến bản thân chúng ta nghiện vào nó mà quên hết thời gian và trì trệ các công việc dự định.
Vì vậy, video ngắn là mô hình tính giải trí cao, nó giúp chúng ta giảm stress sau những chuỗi công việc căng thẳng, tiết kiệm thời gian tiếp cận thông tin. Thế nhưng, nó có thể phản tác dụng, nếu bản thân rơi vào vòng lặp không hồi kết, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, sáng tạo và gây ra tình trạng trì trệ trong cuộc sống thường ngày.
Biện pháp thay đổi như thế nào?
Có phải các bạn tra thông tin nào là đặt ra mục tiêu, giới hạn thời gian, và rồi xây dựng thói quen đúng không? Những cách trên, đều đặt ra tình huống rất chung chung, và xong khi đọc những phương pháp ấy, mình tiếp tục rơi vào vòng lặp không hồi kết nữa. Thực ra, vấn đề đặt ra bản thân trong mỗi người, trước tiên chúng ta phải học cách chấp nhận với bản thân rằng đang rơi vào vòng lặp. Không phải nhận thức được là bản thân có thể thay đổi 100%, đó là điều bất khả thi vì nó đã trở thành thói quen của mình rồi. Thế thì, phải thay đổi và tăng các bước trở nên phức tạp theo gian. Với phương pháp này, mỗi khi mình muốn sử dụng là tải lại, đăng nhập vào tài khoản và khi sử dụng xong thì mình làm ngược lại các bước trên. Cách này nghe qua, rất mất thời gian đúng không ạ, vâng bộ não chúng ta rất ngán các bước phức tạp, khi thực hiện nhiều lần khiến mình chán đi và thời lượng xem video nó sẽ được rút ngắn dần theo thời gian.
Ngoài ra, mình tìm đến những hoạt động theo sở thích của mình, chẳng hạn như bây giờ mình thực hiện bài viết như thế này? Mặc dù, lối hành văn chưa chuyên nghiệp, nhưng đổi lại hàng giờ viết và tìm thông tin thay vì sử dụng điện thoại của mình. Thế thì, các bạn thử tìm cho mình một sở thích của bạn thân và thử làm nó chẳng hạn như là vẽ, đan len, chơi thể thao…, Với mình cảm ơn Spiderum đã tạo ra sân chơi cho mình, tạo ra cơ hội được trải nghiệm viết lách, chia sẻ và cũng là nguồn động lực để thực hiện các bài viết tiếp theo.
Kết luận
Hiện nay, thế hệ chúng ta đang đối mặt và tiếp cận với các nội dung độc hại trên nền tảng mạng xã hội. Bản thân mỗi người chúng ta nên nhận thức được vấn đề và thay đổi thói quen của bản thân, để hướng đến một cuộc đời chất lượng.
Camlamblog
19/10/2024