“Mr. Plankton (2024): Cuộc Hành Trình Tìm Kiếm Ý Nghĩa Cuộc Đời”
Có thể nhìn vào cái tên phim MR Plankon bạn sẽ có chút tò mò đúng không, nội dung giới thiệu cũng lằng quằng và khó hiểu như cái tên của nó. Sự Khó hiểu cũng là cách mà bộ phim len lỏi vào tâm trí người xem khi bộ phim tạo ra những tình huống ” điên điên ” mà nhân vật chính đưa vào. Và cái sự điên táo bạo đó đã làm bộ phim cuốn đến mức mà người xem bị cuốn vào cái thế giới đó từ lúc nào không hay.
Mr Plankon khéo léo đem về một chủ đề tình thương gia đình, rồi gột rửa nó, tháo nhẹ từng lớp màn củ khoai tây từng bước 1. Một điều hay của bộ phim đã giải quyết tất cả những vết thương lòng từng nhân vật trọn vẹn. Đối với mình, cá kết bộ phim đẹp đến mức mình cảm thấy bộ phim như một giấc mơ và khi xem phim xong bạn sẽ bất giác mỉm cười một chút… và có lẽ muốn sống nhiều hơn một chút
Như bộ phim The End of the F***ing World (Hành Trình Chết Tiệt) năm nào, Mr Plankon có phong cách phong cách kịch đen đặc trưng, với nhịp điệu chuyển mình từ những diễn biến hỗn loạn, sôi nổi ban đầu đến sự lắng đọng nhẹ nhàng ở cuối cùng. Dù người xem có thể mường tượng được số phận của nhân vật chính, bộ phim không sa vào bi kịch mà khéo léo chuyển hóa nỗi buồn thành những khoảnh khắc đẹp không thể quên .Đôi khi, người xem cảm giác như đang chứng kiến một câu chuyện “điên khùng” nào đó, để rồi chợt lặng người, thoáng chút chạnh lòng trước sự trớ trêu của cuộc sống.
Khi Hae Jo phát hiện mình mắc căn bệnh não và không thể chữa, anh cho rằng mình là người xui xẻo nhất trần gian. Nhưng ngay lúc này đây, trước mặt anh Joe Mi người bạn gái cũ năm nào luôn khao khát có một gia đình trọn vẹn. Ở tuổi 28, giấc mơ ấy tan vỡ khi bác sĩ thông báo cô bị mãn kinh sớm, chỉ vài ngày trước lễ cưới với Eo Heung (Oh Jung Se) – người cháu đích tôn của một gia tộc danh giá. Và gia tộc đó chỉ chấp nhận cô làm dâu khi và chỉ khi cô sinh con cho họ!
Hae Jo đã hiểu rằng cả anh và Joe Mi điều là kẻ bất hạnh. Họ đều là những trẻ mồ côi và anh cho rẳng những kẻ bất hạnh thì không thể làm cho người khác hạnh phúc
Cả hai như những sinh vật phù du – nhỏ bé, lạc lối giữa dòng đời rộng lớn. Khi mất đi mục tiêu sống, họ trở nên chênh vênh, chẳng biết phải làm gì. Mặc dù sinh vật phù du chỉ là những sinh vật nhỏ bé nằm ở dưới cùng của chuỗi thức ăn, nhưng chính chúng lại là nguồn sống cho cả đại dương. Nếu không có sinh vật phù du, cá sẽ không có thức ăn và con người sẽ thiếu ôxy để thở.
2. Gia đình là nơi chữa lành trái tim
Điểm nổi bật nhất của bộ phim có lẽ là cách tác giả truyền tải thông điệp về tình yêu gia đình mà không cần đến những lời sáo rỗng như “Con yêu bố” hay “Con cần bố.” Dù không lời nào được thốt ra, khán giả vẫn cảm nhận sâu sắc nỗi lòng của Hae Jo – một người luôn khát khao một gia đình trọn vẹn nhưng chưa từng có được.
Cũng như Hae Jo – Jae Mi cũng không có gia đình từ bé. Jae Mi – nữ chính nói anh rằng, anh may mắn hơn cô, vì còn biết bố ruột của mình ở đâu đó để đi tìm. Cô lại là một đứa trẻ mồ côi.
Nhưng giữa từng có rồi mất đi, hay chưa từng có – cái nào đau hơn – có lẽ thật khó để trả lời.
Hae Jo giống như một đứa trẻ lạc lõng, tự do rong ruổi khắp nơi nhưng vẫn không thể khỏa lấp cảm giác trống vắng trong tâm hồn. Anhcó thể thô lỗ và cay nghiệt, nhưng đó không phải là bản chất của anh mà là hệ quả của một trái tim nhiều tổn thương. Anh miệt mài tìm kiếm người cha ruột, tin rằng việc giải đáp câu hỏi “Tại sao mình được sinh ra?” là mục tiêu cuối cùng của đời mình. Hae Jo cũng là cái tên anh đặt ra mình cái tên ấy vì anh cảm thấy mình không có tên, không có một mái nhà thuộc về.
Trong giây phút ấy, mọi thứ trở nên giản dị nhưng rõ ràng: tình yêu gia đình là thứ duy nhất có thể chữa lành tất cả.
Tổn thương đó hóa ra là lý do khiến anh bỏ lỡ Jae Mi trong lần chia tay đầu tiên.Anh cho rằng những người như họ chưa bao giờ được trải nghiệm tình yêu trọn vẹn từ cha mẹ, vì vậy anh tin cả anh và Jae Mi đều không có khả năng trao đi thứ mà họ chưa từng có.
3. Bình Luận
Với mình “Mr Plankon” là một dạo chơi của nhân vật chính với nhiều nhân vật hay ho. Không một nhân vật nào trong Mr Plankon có vẻ thừa thãi khi chúng tô vẽ những bức trah của Plankon rõ ràng hơn về cuộc đời phiêu lãng của mình
Mình thích những câu thoại điên cuồng của Plankon. Những câu thoại cực kỳ đáng giá chính là điểm sáng trong phim. Không quá ồ ạt, sến sẩm hay ướt át, Plakon đủ sức khiến người xem ngây người
” Hoặc là anh giết tôi chết, hoặc giết tôi ngay bây giờ. Hoặc là anh chết trước đi
Mình cũng thích cách bộ phim chọn kết thúc cho bộ phim. Khi Hae Jo –
Chae Heung Suk chào tạm biệt cũng là lúc anh nhận ra cuộc đời đẹp và thật đáng sống . Có lẽ khi quay với dạng road-movie (phim hành trình), đạo diễn Hong Joo Chan đưa người xem theo chân cặp đôi “nấm và khoai tây”băng qua những cung đường tuyệt mỹ của Hàn Quốc. Chỉ trong vỏn vẹn 10 tập phim, cảnh sắc xứ kim chi hiện lên như bức tranh thơ mộng chuyển mình qua bốn mùa, từ nhịp sống hối hả của Seoul và Busan, những dãy núi tuyết phủ trắng ở Gangwon, nét cổ kính trầm mặc của nhà truyền thống Jeolla, cho đến biển xanh biếc và bờ cát trắng trải dài ở Jeju.
Chae Heung Suk chào tạm biệt cũng là lúc anh nhận ra cuộc đời đẹp và thật đáng sống . Có lẽ khi quay với dạng road-movie (phim hành trình), đạo diễn Hong Joo Chan đưa người xem theo chân cặp đôi “nấm và khoai tây”băng qua những cung đường tuyệt mỹ của Hàn Quốc. Chỉ trong vỏn vẹn 10 tập phim, cảnh sắc xứ kim chi hiện lên như bức tranh thơ mộng chuyển mình qua bốn mùa, từ nhịp sống hối hả của Seoul và Busan, những dãy núi tuyết phủ trắng ở Gangwon, nét cổ kính trầm mặc của nhà truyền thống Jeolla, cho đến biển xanh biếc và bờ cát trắng trải dài ở Jeju.
Những cung đường tràn đầy ánh nắng ở cuối phim ư đó chính là phép màu đang dẫn lối, tựa hy vọng lặng lẽ mà họ đang kiếm tìm, hay đây cũng chính là niềm tin mà khán giả đặt vào một kỳ tích sẽ xuất hiện trong cuộc đời hai nhân vật mà chúng ta không thể biết được
cứ như là
Mỗi người chúng ta đều có những lần đầu tiên như thế để bắt đầu cuộc sống… và lại sẽ có những lần đầu tiên tiếp theo để tiếp diễn cuộc sống