Muốn tăng THU NHẬP, đừng làm việc NHIỀU HƠN – TIỀN KHÔNG TỆ SS2 EP01
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tiềm năng, việc ôm đồm quá nhiều công việc cùng lúc cũng đặt ra không ít thách thức. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa nguồn thu nhập, quản lý tài chính hiệu quả và duy trì một cuộc sống thoải mái hơn? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời, cũng như đúc kết những gợi ý về quản lý tài chính cá nhân cùng khách mời Phạm Sơn Tùng – Phó Chủ tịch Tập đoàn CF Holdings và host Việt Anh trong TẬP 1 Tiền Không Tệ Mùa 2 nhé.
KHÔNG PHẢI CỨ LÀM THÊM VIỆC LÀ CÓ THÊM TIỀN
Chia sẻ trong podcast, anh Phạm Sơn Tùng nhấn mạnh những “phần chìm” của tảng băng khi cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc:
Nhưng mà các bạn ấy luôn dừng lại ở đúng cái khúc đấy thôi.
Thì anh khẳng định luôn, khi bạn làm như vậy thì chắc chắn chưa đạt được cái gọi là tự do tài chính khi mà trước mắt, thứ bạn phải đánh đổi là sức khỏe và khoảng thời gian quý giá bên gia đình, bạn bè.. Bởi vì muốn gia tăng thu nhập, dù là bất kỳ nguồn thu nhập của bạn là gì, thì cái câu hỏi đúng cần phải đặt ra là giá trị và chất lượng giá trị mà bạn tạo ra cho người trả tiền cho mình lớn như thế nào.”
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIA TĂNG GIÁ TRỊ BẢN THÂN CÓ THỂ MANG LẠI?
Trả lời câu hỏi của host Việt Anh, anh Tùng đề cập đến 2 khái niệm:
“Đối với các bạn trẻ bây giờ, anh thấy các bạn ấy không quan tâm đến “level of value” (chất lượng giá trị) mà chỉ quan tâm đến amount of value (số lượng giá trị). Tức là cùng là giá trị, nhưng nếu bạn chỉ đóng góp bằng thời gian như làm tăng ca chẳng hạn, thì lương sẽ chỉ tăng lên 1 khoảng không cố định thôi. Đấy là amount of value, chỉ bằng thời gian hay công sức bạn bỏ ra.
Nhưng nếu quan tâm đến level of value thì câu chuyện lại khác.
Đây chính là level of value. Họ không phải bán nhiều hơn những sản phẩm giống nhau mà là sáng tạo ra sản phẩm mới, mang đến trải nghiệm mới cho khách hàng, khiến họ sẵn sàng trả nhiều hơn.” – anh Tùng chia sẻ.
“Ngày xưa, các cụ thường phải tiết kiệm trước khi đầu tư, nhưng với các bạn trẻ ngày nay, thời gian đầu tư còn dài, nên không cần phải có một khoản tiền lớn để bắt đầu. Tuy nhiên, khi có một số tiền lớn, nhiều bạn lại chỉ nghĩ đến việc tiêu xài, như mua sắm, thay vì đầu tư. Sẽ có hàng nghìn lý do như “100 triệu không đủ mua nhà, không đủ kinh doanh gì đó,” nên các bạn chẳng bắt đầu được gì.
Khi đã có quỹ dự phòng, bạn mới có thể đầu tư mà không chịu áp lực về việc phải sống bằng lãi suất đầu tư. Nếu luôn phải lo lắng về lợi nhuận hàng tháng, bạn sẽ dễ cảm thấy áp lực khi thị trường lên xuống. Nhưng nếu có quỹ dự phòng, bạn có thể đầu tư nhỏ, chấp nhận rủi ro mà không bị ảnh hưởng quá nhiều. Qua đó, bạn sẽ học được các bài học quý giá từ thất bại và dần hiểu được khẩu vị rủi ro của bản thân. Mỗi người có một mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, và hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn trở thành nhà đầu tư khôn ngoan hơn.
Đầu tư không chỉ là kiếm lợi nhuận mà còn là một quá trình học hỏi, phát triển liên tục, và mỗi thất bại sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm, đặc biệt khi đối mặt với các thị trường rủi ro như tiền kỹ thuật số.”
Điều quan trọng hơn cả là các bạn cần tự mình trải nghiệm. Thay vì chỉ nghe hoặc đọc ở đâu đó về tài chính, hãy áp dụng những gì mình học được vào cuộc sống hàng ngày. Chính những bước nhỏ, những thói quen đơn giản, sẽ dần dần hình thành nên tư duy tài chính cá nhân bền vững cho các bạn.” – lời khuyên của anh Tùng dành cho các bạn trẻ.
Còn rất nhiều chia sẻ ý nghĩa khác của anh Tùng trong podcast đang chờ bạn lắng nghe tại: