Ngày đầu năm, nhắc 1 chút về 4 phẩm cách của Khắc Kỷ

Ngày đầu năm, nhắc 1 chút về 4 phẩm cách của Khắc Kỷ

Lời tựa:

Tối qua (7/1), CLB Khắc Kỷ đã có một buổi sinh hoạt thú vị và bổ ích, nơi mọi người thảo luận về 4 phẩm cách của Khắc Kỷ cũng như cách để năm nay có thể áp dụng chúng vào cuộc sống tốt hơn.

Với Khắc Kỷ, 4 phẩm cách được coi trọng nhất trong cuộc sống là:

2.     Courage – Sự dũng cảm

4.     Justice – Sự công bằng

Trong 4 phẩm cách này, khá thú vị, thứ được Khắc Kỷ đề cao nhất lại không phải là Wisdom – sự thông tuệ (cái này mình sẽ giải thích rõ hơn ở phần sau), mà là Justice – sự công bằng.

Sự công bằng của Khắc Kỷ hướng nhiều hơn đến việc mỗi người tìm được đúng vị trí của mình trong hệ thống, và thực hiện những nhiệm vụ mà vị trí đó đòi hỏi, hướng đến lợi ích chung của cộng đồng.

Bên cạnh việc tôn trọng quyền cá nhân của người khác, và cố gắng sống và đóng góp cho cộng đồng, thì có một cách khá hay và thực tế để hướng tới sự công bằng trong từng hành động của bản thân. Đó là, khi lựa chọn hành động, hãy làm theo Kant và thử hỏi: “Nếu tất cả mọi người cùng hành động như vậy, thì sẽ là tốt hay xấu?”.

—–

Một tên bạo chúa cho gọi một vị bô lão trong nghị viện. Tên bạo chúa muốn cấm vị bô lão không được đến cuộc họp của nghị viện, vì biết vị bô lão có ý kiến trái chiều với mình. Vị bô lão trả lời: “Nếu nghị viện phế truất lão, lão sẽ ở nhà. Còn ngày nào lão còn trong nghị viện, lão phải đi họp”.

Tên bạo chúa mới nói: “Vậy trẫm cấm ngươi không được phát biểu trong cuộc họp”. Vị bô lão trả lời: “Nếu lão đi họp và đến lượt, lão sẽ phải nói suy nghĩ của mình. Đó là nghĩa vụ của một người trong nghị viện”.

Tên bạo chúa tức tối quát: “Nếu ngươi dám nói, ta sẽ chém chết”. Vị bô lão bình thản trả lời: “Việc chém lão là việc của bệ hạ, việc lão đi họp và nói suy nghĩ của mình là việc của lão”

(Lưu ý: hơi ngại tra nguồn, nên đây là dịch chay những gì mình nhớ được nhé. Nhưng nó quá ấn tượng, đúng không?)

Vậy, làm cách nào để có thể dũng cảm hơn trong cuộc sống?

Thứ hai, hãy luyện sự dũng cảm một cách chủ động, đó là từng bước từng bước lên kế hoạch để đối mặt với nỗi sợ của bản thân. Viết ra những nỗi sợ, rồi chọn những nỗi sợ nào đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình, và lên kế hoạch đối mặt một cách từ từ có kiểm soát với nó.

—–

Tuy nhiên, khái niệm về sự thông tuệ của Khắc Kỷ hơi hẹp. Đó là, nó nhắm gần như hoàn toàn đến khả năng phân biệt giữa những thứ chúng ta có thể kiểm soát và những thứ chúng ta không. Vì Khắc Kỷ nhắm tới sự thực dụng trong việc kiểm soát lựa chọn hành động cho bản thân.

Đồng thời, sự thông tuệ theo đạo học Lão Trang cũng rất khác với sự hiểu biết (knowledgeable). Vì theo Đạo học, thì sự thông tuệ hướng tới cái bớt đi, chứ không phải là tích ngày càng nhiều thêm kiến thức. Thay vào đó, bình thản nhìn sự vật một cách giản đơn, nhưng nắm được cái cốt lõi, cũng như hiểu được sự liên kết của tất cả với nhau.

Để thực hành được thông tuệ, thì bên cạnh bài tập cố gắng nhìn thật rõ ràng thứ mình có thể kiểm soát trong từng trường hợp tình huống cụ thể, có 2 cách khác được mọi người bàn trong tối qua:

–       Hai là hãy kết hợp thật hài hòa giữa trải nghiệm và việc cố hiểu. Vì thực ra đúng là với hầu hết mọi trường hợp, chỉ có thực sự trải nghiệm thì chúng ta mới nắm sâu được vấn đề. Tuy nhiên cuộc đời quá ngắn và số trải nghiệm của chúng ta cũng hữu hạn, vậy nên cần phải đọc, phải nghe (những câu chuyện, trải nghiệm của người khác), và phải cố hiểu để có thể định hình được một cách sáng suốt hơn suy nghĩ và hành động của chính mình.

Phẩm cách cuối cùng là Temperance – sự tiết chế, tự kiểm soát. Cái này gắn chặt với quy tắc Golden mean của Aristotle, hay nói theo ngôn ngữ Việt là: cái gì quá cũng không tốt. Tuy nhiên, khi tìm hiểu lại thì mình mới biết rằng sự tiết chế được Khắc Kỷ áp dụng cho gần như tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống, chứ không phải chỉ với những nhu cầu cơ bản như dục vọng, ăn uống, quần áo mặc, vv. Với Khắc Kỷ thì quy tắc này áp dụng cả cho công việc, cụ thể là đừng làm quá nhiều, mà chỉ nên vừa phải, và lựa chọn những thứ quan trọng mà làm thôi.


“Nếu anh mong muốn tìm kiếm sự bình yên, hãy hành động ít đi. Hay chính xác hơn, hãy làm những thứ quan trọng nhất – thứ mà logos, cái lý trí toàn thể của nhân loại đòi hỏi, và theo một cách cần thiết nhất. Điều đó sẽ mang đến sự thoả mãn gấp đôi: làm ít hơn, nhưng tốt hơn”

– Trích “Suy tưởng”, quyển 4, #24

Về áp dụng, có lẽ đây là phẩm cách đòi hỏi nhiều nhất sự quan sát từ chính cuộc sống. Để có thể chọn cho mình sự trung dung, tìm chỗ giữa mà đứng. Và để làm sao bản thân không bị quá khác biệt với những người xung quanh, từ đó có thể tự do hơn để tập trung vào bên trong, vào những thứ giá trị.

Thanks for reading!

P.s. Mình thực sự rất mong có thể trở thành một người viết bán thời gian (hoặc, nếu có thể, là toàn thời gian trong tương lai)

Số TK: 000003704782
Ngân hàng: Vietbank
Chủ TK: Lương Minh Hoàng

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *