[Những cú vả của đời]: Bài học từ Sự Khó Khăn – #2
Tháng bảy 27, 2024
Xin chào các bạn, lại là mình Zỹ Triệu đây, mình xin gửi lời cảm ơn đến với các bạn đã đến bài viết thứ 2 trong series [Những cú vả của đời] của mình.
Bài viết hôm nay sẽ mang một chủ đề khá là nhạy cảm đối với phần lớn các bạn trẻ và cũng như với những người đang mang trong mình suy nghĩ “Mình còn trẻ mà, cứ tận hưởng trước rồi làm việc sau”. Nếu có thể, mình mong có thể mang lại một góc nhìn mới, và các bài học cho các bạn mang trong mình ý chí nhưng vẫn đang lạc lõng trong tuổi trẻ của họ.
Hẳn khi bạn đọc được tựa đề bài viết ngày hôm nay “Bài học từ Sự Khó Khăn” có thể suy nghĩ đầu tiên bật ra là: Khó khăn thì có bài học gì? Điều gì đã khiến cho mình nghĩ như vậy? Mình sẽ chọn gì?,… Thì trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ lí giải cho các bạn tại sao mình lại chọn “Sự Khó Khăn” thay vì tận hưởng tuổi trẻ của mình, thông qua câu chuyện về cuộc đời của mình như sau:
Hành trình 1: Những sự lựa chọn đầu tiên.
Quay trở về thuở ban đầu, khi ấy mình vừa tốt nghiệp mầm non xong. Thật may mắn vì gia đình mình tạo điều kiện cho mình được lựa chọn ngôi trường cấp 1, lúc đó suy nghĩ của mình cũng đơn giản lắm: “Nghe người nhà mình khen trường kia xịn nè, môi trường cũng tốt, nên mình vô thôi”. (Suy nghĩ của trẻ con mà ha). Mình được lựa chọn các buổi học trong tuần: “học 1 buổi hoặc 2 buổi”, với cái suy nghĩ non nớt của mình thì mình lại lựa chọn học 1 buổi (Vì mình sẽ được chơi nhiều hơn), và may mắn thay mình đã chọn đúng, nhờ thế mà gia đình mình có thời gian để dạy mình về môi trường học đường.
Những năm tháng cấp 1 ấy chủ yếu là mình không biết định hướng hay gọi là suy nghĩ sâu xa gì cả, mình vẫn là một thằng nhóc ngây thơ hồn nhiên, cứ ở trường học xong về nhà lại lôi cái máy tính ra chơi hoặc chơi với mấy đứa nhóc trong xóm, khi ấy mình sướng lắm, được gia đình chiều chuộng, ăn uống vô tư, muốn gì được nấy, miễn là mình học giỏi. Mọi chuyện vẫn cứ thế tiếp diễn đến khi mình chuyển sang cấp 2, một lần nữa, sự lựa chọn lại đến với mình.
Hành trình 2: Khủng hoảng.
Cũng vẫn giữ lối suy nghĩ cũ, mình chọn ngôi trường tiếp theo để dành 4 năm học tại đó chính là ngôi trường bên cạnh ngôi trường cấp 1 của mình, khi ấy mình đã nghĩ: “tiện quá, ngôi trường cấp 2 lại kế bên trường cũ, bạn bè cũng từ đó mà qua nhiều, nên không cần phải lo lắng”. Từ dòng suy nghĩ đơn giản ấy, mình bước vào chuyến hành trình trải qua khủng hoảng tuổi dậy thì của mình.
Khi ấy, mình bước đầu tiến vào tuổi dậy thì, những cảm xúc phức tạp cũng bắt đầu được hình thành. Điển hình là sự mặc cảm về bản thân mình như mình đã kể ở Phần 1.
Bạn có thể đọc bài ấy tại đây:
Lúc ấy mình đã lựa chọn một con đường sai lầm khi ấy là “hành xác” chính mình. Những suy nghĩ nhỏ nhoi len lỏi trong đầu mình khi ấy là: “Giờ cứ chọn đau đớn về thể xác, sau này mày sẽ hưởng được lợi ích từ việc giảm cân thôi” và cái suy nghĩ về sự chịu đau đớn ấy đã bắt đầu được gieo hạt.
Bạn còn nhớ bức ảnh này chứ?
Lúc ấy mình đang học năm lớp 9, chuẩn bị chuyển sang một môi trường hoàn toàn mới, sức khỏe của mình lúc này cũng dần khá lên, vì mình nhận ra được các phương pháp giảm cân theo hướng “hành xác” của mình là không ổn, mình đã bắt đầu ăn uống trở lại bình thường. Thế nhưng, nỗi áp lực về học tập để chuyển cấp với mình khi ấy là quá lớn, mình đã có nguyện vọng được thi vào ngôi trường hiện tại là trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai từ khi mình mới bước chân vào lớp 6 (các bạn hẳn cũng đã biết được để vào được trường chuyên thì áp lực khủng khiếp cỡ nào rồi đấy). Ngay từ đầu năm lớp 9, mình đã mắc một sai lầm nghiêm trọng là rất nản việc học, vì các phương pháp học của mình khi ấy chỉ là học thuộc rồi vô làm bài, mình mải chơi đến tận đầu học kì 2.
Lúc ấy mình mới nhận ra được tác hại của việc không ôn luyện kĩ lưỡng khi mà thành tích học tập của mình có mức đi xuống. Lúc đó mình rất hoảng, nghĩ lại cũng đã chuẩn bị thi chuyển cấp sang một ngôi trường mà mình ôm mộng bấy lâu, mình đã tự dằn vặt bản thân mình suốt 2-3 ngày, và tự mình vực lại ý chí, mình đã nghĩ rằng: “Giờ mày chịu khổ một chút, hi sinh thời gian chơi một chút để học, hãy dành toàn bộ thời gian rảnh của mày để học, để sau này khi nhìn lại, mày sẽ không hối hận vì giây phút này”. Sau khi nghĩ câu ấy xong, mình tát bản thân mình 2 cái rồi mình bảo gia đình cất hết những thứ vui chơi giải trí hằng ngày của mình và lao đầu vào học.
Cảm xúc mình cực kì hỗn loạn, một mặt mình rất muốn tương lai của mình tốt đẹp, một mặt cái sự “Cám Dỗ” nó cứ đeo bám mình. Một phần cũng vì mình đã học ngày học đêm, cứ hết trên lớp lại đến lớp học thêm, một phần phải đấu tranh với tâm trí, đỉnh điểm là khi mình đã muốn từ bỏ ước mơ vào ngôi trường chuyên, một ước mơ mà mình đã ấp ủ từ rất lâu. Mình khi ấy nghĩ: “Vào trường thường cũng được, đỡ áp lực” (Mình bây giờ nghĩ lại mình khi ấy mà mình rùng mình, biết ơn bản thân rất nhiều vì đã cố gắng). Trong cơn tuyệt vọng và áp lực, một người đã soi sáng con đường và đặt niềm tin vào mình chính là người cô dạy tiếng Anh, một câu nói tâm đắc mà mình không thể nào quên của cô: “Con hãy cứ thử đi, dù thất bại cũng hãy thử, biết đâu con làm được”.
Từ câu nói ấy, trong tâm mình quyết tâm, thay đổi cả suy nghĩ và hành động, khi nào mình chuẩn bị bỏ cuộc, mình lại nhớ đến cô và những người tin tưởng mình, một suy nghĩ đã ghim thẳng vào mình: “Chịu đau đớn từ bây giờ, sau này mày sẽ có đủ dũng khí để đối mặt với cả thế giới”. Mình hạ quyết tâm, thi vào ngôi trường mình mơ ước, và “ĐẬU”.
Hành trình 3: Học hỏi và phát triển.
Trong suốt những năm cấp 3, mang trong mình những dòng suy nghĩ chấp nhận nỗi đau từ việc rèn luyện, nỗi đau từ khó khăn, mình cứ như thế, tự tin bước tiếp chuyến hành trình của mình.
Thông qua việc trao dồi kiến thức về bản thân mình, mình đã tự lập cho mình một mindset đó chính là:
“Sau mỗi lần vấp ngã, mình vẫn đứng dậy, thất bại đến mấy cũng được, miễn là mình đã làm”.
Bên cạnh việc đó mình còn rèn luyện thói quen đọc sách, mỗi khi
mình có thời gian rảnh là mình sẽ lại lôi một cuốn sách nào đó ra để đọc, thời gian ban đầu có thể khó khăn, vì mình không hiểu gì cả, nhưng mình vẫn cố gắng đọc và cố gắng suy nghĩ. Sau một quá trình rất dài, mình cũng đã hiểu và áp dụng được khá nhiều các kiến thức mà trong sách đã dạy mình. Một số cuốn sách mà mình rất tâm đắc: “Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành”, “Đừng phí hoài tuổi
trẻ”,…
“Sau mỗi lần vấp ngã, mình vẫn đứng dậy, thất bại đến mấy cũng được, miễn là mình đã làm”.
Bên cạnh việc đó mình còn rèn luyện thói quen đọc sách, mỗi khi
mình có thời gian rảnh là mình sẽ lại lôi một cuốn sách nào đó ra để đọc, thời gian ban đầu có thể khó khăn, vì mình không hiểu gì cả, nhưng mình vẫn cố gắng đọc và cố gắng suy nghĩ. Sau một quá trình rất dài, mình cũng đã hiểu và áp dụng được khá nhiều các kiến thức mà trong sách đã dạy mình. Một số cuốn sách mà mình rất tâm đắc: “Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành”, “Đừng phí hoài tuổi
trẻ”,…
Có một câu nói rất hay của Napoleon như thế này:
Mất tiền nghĩa là không mất gì, mất danh dự thì mất nửa cuộc đời, còn mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời.
Thông qua câu nói này, mình hi vọng có bạn có thể có cho mình một niềm tin và một nghị lực để vượt qua được mọi cám dỗ của cuộc sống, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách mà đời sẽ ban cho mình,
(Giờ đây, mình đã trải qua cuộc thi quan trọng đầu tiên trong đời là kì thi “tốt nghiệp THPT Quốc Gia” và nhìn lại mình những năm ấy, mình thật sự rất nể phục chính bản thân mình vì đã cố gắng để được như ngày hôm nay. Theo mình đánh giá, chuyến hành trình mình bước lên con đường cấp 3 là chuyến hành trình gian nan nhất khi phải lựa chọn đánh đổi rất nhiều thứ để được học từ nỗi đau).
Bên em làm anh chị cẩn liên hệ ngay bên em nhé.