NÓI VÀ VIẾT HIỆU QUẢ

NÓI VÀ VIẾT HIỆU QUẢ

Khi nói đến kỹ năng nói và viết, chúng ta có thể hiểu lầm là điều gì đó to tát và phức tạp. Thực tế đó chỉ là cách thức diễn đạt rõ ràng và chính xác ý định bên trong của chủ thể diễn đạt.

Về cơ bản, nói và viết có nhiều điểm khá giống nhau về bố cục và trình bày. Khác nhau chỉ là khi diễn đạt qua nói thì ta được lợi là có thể dùng âm thanh, nhịp điệu, ngôn ngữ cơ thể để phụ họa diễn ý. Tuy nhiên khi nói, ta lại không được suy nghĩ và cân nhắc nhiều như viết.

Viết và nói có nhiều cấp độ rèn luyện. Một em bé tiểu học và một chính trị gia đều cần và có thể học viết và nói theo cấp độ phù hợp với bản thân mình.

Thay vì dạy trẻ em cách diễn đạt mạch lạc, ngắn gọn và sáng sủa thì giáo dục của ta lại khuyến khích trẻ viết dài, viết đao to búa lớn, viết những vấn đề dành cho giới chuyên gia.

Kết quả: Học sinh chỉ chép theo bài văn mẫu của cô đọc cho hoặc sách tham khảo in sẵn để đi thi. Khi ra trường, nếu ai đó hỏi “tại sao nhân viên các công ty phải mặc đồng phục” thì sinh viên của ta sẽ trả lời ấp úng hoặc diễn đạt vô cùng lộn xộn và rối ren.

Understanding how to use words effectively brings you confidence and success in schooling, business, and personal life.

Với trẻ em từ 12 tuổi trở lên, có thể luyện tập với những tình huống sau bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Một người bạn thân nhận được học bổng toàn phần đi Úc học Đại học. Thứ Bảy tuần tới bạn ấy sẽ bay rời khỏi Việt Nam. Bạn nhận được thư thông báo và mời đến dự bữa tiệc chia tay bạn đó. Hãy viết một email trả lời bạn ấy.

Mẹ của một người bạn học đã qua đời hôm qua trong bệnh viện vì mắc chứng ung thư phổi. Bạn hãy viết một bức thư an ủi đến bạn đó.

Sau hè này, bạn sẽ chuyển đến học ở một ngôi trường mới trong Sài Gòn vì gia đình bạn sẽ chuyển vào đó sinh sống. Bạn sẽ nói (viết) gì với các bạn học và cô giáo chủ nhiệm?

Hãy nói ba lý do khiến bạn thích hoặc không thích sống ở trung tâm Hà Nội/Sài Gòn.

Hãy nói ba lý do khiến bạn thích (hoặc không thích) mặc đồng phục.

Hãy nói ba lý do khiến bạn thích (hoặc không thích) đi xe buýt.

1. Cần biết mình sắp sửa nói ý nào, bao nhiêu ý trước khi nói hoặc viết dù là vấn đề dễ hay khó.

3. Dùng từ chuyển tiếp, báo hiệu đúng lúc và hợp lý.

5. Hãy né tránh những từ dễ dãi như TỐT, XẤU, ĐẸP, DỄ, KHÓ, VUI, BUỒN, RẤT ABC nếu bạn muốn luyện viết và nói cấp độ cao.

TẬP VIẾT NGẮN GỌN

Giáo sỹ, tay cờ bạc, nhà văn nổi tiếng Charles C. Colton cách đây 200 năm đã tuyên bố: “Một kẻ viết giỏi và có đạo đức là kẻ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin nhất nhưng lấy đi của người đọc ít thời gian nhất”

Mục đích của viết là giao tiếp, trao đổi thông tin. Thông tin đó có thể là một ý nghĩ, ý kiến, một tâm trạng, một sự thật. Thông điệp càng rõ ràng, cụ thể bao nhiêu thì người đọc càng đánh giá cao và hài lòng bấy nhiêu. Thông điệp nào thì phong cách viết phải tương ứng. Nói cách khác, người đọc hiểu đúng tâm tư tình cảm và thông tin bạn định truyền tải trong lượng chữ viết càng ít càng tốt. Đó chính là người viết giỏi.

Nhưng thật may mắn, viết là kỹ năng hoàn toàn có thể rèn luyện và cải thiện.

Chúc các bạn nghiêm chỉnh và nhanh chóng tiến bộ trong kỹ năng diễn đạt ngôn từ.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *