[Opening Theory] Phòng thủ Pháp: Hệ thống Nimzowitsch
Tiếp tục bài thứ hai trong chuỗi bài viết Opening Theory, nơi mà tôi sẽ tập trung sâu về các khai cuộc trong cờ vua.
Phiên bản “bỏ túi” của bài viết này từng được tôi soạn và đăng lên nhóm facebook Cộng đồng cờ vua Việt Nam của Spiderum một thời gian, link tôi sẽ để ở phần tham khảo. [1]
Series này tôi nhắm trước là viết cho nhiều người chơi từ nhiều trình độ nhất có thể tiếp cận được (lý tưởng là từ elo 2000 trở xuống). Nếu bạn là người mới và cảm thấy chóng mặt trước rất nhiều biến thể, không biết nên bắt đầu học và làm quen với biến nào hay cố gắng nuốt hết nội dung đi… Thì bạn có thể sử dụng bài này như một cuốn từ điển.
Khi bạn tập chơi khai cuộc và tùy theo đối thủ trả lời như nào, bạn có thể thao khảo cách trả lời thích hợp từ bài viết (sau khi đã hoàn thành ván đấu). Tôi nghĩ đây là một cách tốt để học và làm quen với khai cuộc được viết đến. Cách này cũng áp dụng được khi bạn đọc sách khai cuộc cờ vua luôn.
Ta cùng bắt đầu vào bài.
Các kí hiệu được dùng đến trong bài:
! – Nước đi hay
!! – Nước đi rất mạnh
? – Nước đi yếu
?? – Nước đi sai lầm nghiêm trọng (blunder)
!? – Nước đi đáng cân nhắc
?! – Nước đi không chính xác
+ – Chiếu
# – Chiếu hết
! – Nước đi hay
!! – Nước đi rất mạnh
? – Nước đi yếu
?? – Nước đi sai lầm nghiêm trọng (blunder)
!? – Nước đi đáng cân nhắc
?! – Nước đi không chính xác
+ – Chiếu
# – Chiếu hết
I. Phòng thủ Pháp
1.e4 e6
Cái tên của Khai cuộc này bắt nguồn từ khi các kỳ thủ tại Paris sử dụng nước 1…e6 trong một giải đấu qua thư tín với London vào năm 1834. Dù vậy, khai cuộc này còn có tuổi đời lâu hơn, xuất hiện trong cuốn sách của nhà chơi cờ tên Luis Ramírez Lucena vào cuối thế kỷ 15. [2]
Bằng việc đẩy tốt lên e6, Đen sẵn sàng chấp nhận chơi thế trận hơi gò bó và chuẩn bị cho mục tiêu quan trọng là đẩy tốt để đột phá trung tâm. Với phòng thủ Pháp, bên Đen cần làm là phải… phòng thủ trước rồi mới bắt đầu phản công. Tuy nhiên, điều này vẫn cần chút kiên nhẫn.
Về cách để ta đánh thắng Phòng thủ Pháp, Trắng có một số lựa chọn thú vị cho mình như Trận Tarrasch, Tấn công Ấn Độ (King’s Indian Attack,… và nội dung chính của bài lần này, Hệ thống Nimzowitsch.
Vì Hệ thống Nimzowitsch là một biến thể xuất hiện trong Trận đẩy tốt nên tôi sẽ giải thích nhanh về nó trước.
Trận đẩy tốt
Bằng việc đẩy tốt lên e5, Trắng sẽ hướng mục tiêu của mình về phía cánh Vua vì có chuỗi tốt d4-e5 hướng về nó, thế trận này được gọi là Trận đẩy tốt. Ngược lại, Đen có chuỗi tốt f7-e6-d5 hướng về phía cánh Hậu, giúp hỗ trợ kế hoạch phản công sau này.
Cách phổ biến để công phá chuỗi tốt mạnh của đối phương. Đen đẩy tốt cột c lên để tấn công vào phần gốc của chuỗi tốt d4-e5. Nếu Trắng đổi tốt c5 đi (4.dxc5), Đen hưởng lợi khi được lấy Tượng f8 ăn lại tốt (4…Bxc5), kèm theo phát triển quân. Quân tốt ở e5 thì trở nên yếu đi. Lý tưởng mà nói, tốt nên được bảo vệ bởi một quân tốt khác. Tốt e5 giờ không còn được bảo vệ bởi anh em của nó nữa nên dễ trở thành mục tiêu tấn công cho Đen.
4…Nc6 5.Nf3 Qb6
Đen phát triển quân để tăng cường thêm áp lực vào quân tốt d4 của Trắng. Hậu Đen được đưa lên ngoài việc nhắm vào trung tâm ra cũng gây áp lực lên tốt b2 nữa. Nước đi này đặc biệt cản trở không cho Trắng phát triển Tượng c1 của mình, từ đó làm chậm đi quá trình phát triển quân bên cánh Hậu. Vì những tác dụng trên mà việc di chuyển quân Hậu sớm trong khai cuộc vẫn được chấp nhận. Ở b6, Hậu Đen cũng khá an toàn và khó bị các quân của Trắng tấn công.
II. Hệ thống Nimzowitsch
Sau 3…c5, Trắng thay vì trả lời bằng 4.c3 thì thực hiện nước đi trông lạ mắt là đưa Mã lên f3. Hệ thống này tuy xuất hiện từ lâu nhưng cho đến ngày nay vẫn có rất ít người biết về nó. Đặc biệt là các kỳ thủ chuyên chơi Phòng thủ Pháp. Đây là một biến khai cuộc khá nguy hiểm, Đen cần phải chơi chính xác để đạt được thế cân bằng. Ngoài ra, khai cuộc này còn dạy bạn cách chơi thế trận khép kín và cờ vua thế trận (positional) nói chung.
Aron Nimzowitsch là một kỳ thủ, nhà văn người Đan Mạch gốc Latvia. Là một trong những nhân vật tiên phong của cờ vua hiện đại. Người đã viết và xuất bản cuốn sách rất nổi tiếng mang tên My System – Hệ thống của tôi [3] vào khoảng năm 1925. Quyển sách ấy cũng đã đặt ra nhiều lý thuyết và khái niệm về cờ vua thế trận (positional chess) mà bây giờ các kỳ thủ coi chúng như một lẽ thường như phong tỏa, phòng ngừa, zugzwang… cho đến kiểm soát hàng ngang thứ 7, cách trao đổi quân.
Biến chính
Trắng hoàn toàn cho phép đối phương phá hỏng chuỗi tốt của mình và tập trung vào việc phát triển quân thật nhanh. Sau khi Đen lấy tốt ăn vào d4 (4…cxd4), Nimzowitsch có lẽ là người đầu tiên nhận ra rằng Trắng không nhất thiết phải lấy Mã ăn lại d4 làm gì.
4…Nc6 5.Bd3
Nhưng đòn ghim này lại không hề nguy hiểm cho Đen, bởi vì Mã ở c6 đang được bảo vệ bởi quân tốt. Bạn vẫn còn nhớ quân tốt nên được bảo vệ bởi tốt chứ? Nguyên tắc ở đây cũng áp dụng tương tự, ta nên giao việc bảo vệ cho quân cờ có giá trị thấp nhất của mình. Lý tưởng nhất là quân tốt. Nước Tượng lên b5 đó sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu như Mã Đen không được bảo vệ bởi tốt nữa.
Sau 5.Bd3, bạn cũng có thể e ngại trước việc Đen đẩy tốt c5 lên nhằm đuổi Tượng đi. Đây chính xác là nước đi mà Trắng muốn dụ dỗ. Sau đó, Trắng chỉ cần lùi Tượng về e2.
Quân tốt ở d4 giờ đây đã được “cởi trói” do không còn phải chịu áp lực nữa, Trắng có thể đẩy c3 hoặc chọn cách tấn công tốt ở c4 ngay bằng cách đẩy b3. Việc Đen đẩy tốt lên c4 cũng không hẳn là nước đi xấu, Đen vẫn ổn nhưng đã cho phép Trắng tự do hoạt động ở cánh Vua hơn mà không còn phải lo lắng về d4 nữa.
Khi đã nắm được vai trò to lớn như thế nào của tốt e5, ta sẽ hiểu được lý do Trắng cần huy động quân để bảo vệ nó. Đây cũng là lúc, khái niệm overprotection được dùng đến, theo đúng tinh thần của Hệ thống Nimzowitsch.