PHẬT GIÁO & KHOA HỌC, ĐIỂM GIỐNG & KHÁC NHAU
Tháng mười một 13, 2024
Đem sự thật đến cho nhân loại – đó chính là điểm chung của Phật giáo và khoa học. Vì sự thật là một thể thống nhất, nên khi cùng nói về nó, Phật giáo và khoa học sẽ có những điểm giao thoa, ăn khớp với nhau, không chỉ ở vấn đề về linh hồn, hay luân hồi, mà ở rất nhiều lĩnh vực khác.
Thế nhưng từ trước đó hàng ngàn năm, Đức Phật đã miêu tả về những sinh vật nhỏ bé đó. Thủa Thuở đó, khi Đức Phật trông thấy các đệ tử dùng gáo múc nước sạch trong chum để uống, Phật dạy: “Các ông phải niệm chú trước khi uống nước ấy, vì trong nước đó có nhiều
sinh vật rất nhỏ bé”.
sinh vật rất nhỏ bé”.
Thời đó chưa có kính hiển vi, người ta chỉ có thể tin Phật mà làm theo chứ không thể nhìn thấy vi khuẩn. Nhưng với công nghệ hiện nay thì nhân loại đã nhìn thấy được, và điều Phật nói đã được công nghệ
khoa học chứng thực.
khoa học chứng thực.
Về thiên văn vũ trụ, trước thế kỷ 18, nhân loại chỉ biết đến những ngôi sao với số lượng có hạn có thể quan sát bằng mắt thường. Mãi đến sau thế kỉ 18, với sự phát triển của kính viễn vọng hiện đại, khoa học dần mới biết đến các thiên hà cách xa Trái Đất không thể quan sát được
bằng mắt thường. Các nhà khoa học đã kinh ngạc vì số lượng của các thiên hà ấy là rất khổng lồ, nhiều hơn số cát trong sông, trong biển
cả. Mỗi thiên hà lại chứa cực kì – cực kì nhiều hành tinh, ngôi sao. Mỗi mỗi hành tinh hay ngôi sao đó đều đang không ngừng được hình thành, tồn tại rồi diệt mất.
bằng mắt thường. Các nhà khoa học đã kinh ngạc vì số lượng của các thiên hà ấy là rất khổng lồ, nhiều hơn số cát trong sông, trong biển
cả. Mỗi thiên hà lại chứa cực kì – cực kì nhiều hành tinh, ngôi sao. Mỗi mỗi hành tinh hay ngôi sao đó đều đang không ngừng được hình thành, tồn tại rồi diệt mất.
Còn Đức Phật, Ngài không cần kính viễn vọng, bằng Phật nhãn siêu việt, Ngài vẫn biết, và thường xuyên miêu tả trong kinh điển về các “tam thiên đại thiên thế giới” khác nhau trong vũ trụ, nhiều hơn số cát trong sông Hằng, vô biên vô lượng.
( *tam thiên đại thiên thế giới là một đơn vị thiên văn trong Phật
giáo, tương đương với một thiên hà)
( *tam thiên đại thiên thế giới là một đơn vị thiên văn trong Phật
giáo, tương đương với một thiên hà)
Rất nhiều những tri thức vượt thời đại như thế đã khiến Albert Einstein, nhà khoa học lỗi lạc nhất thế kỉ XX tò mò và bỏ công nghiên cứu về giáo lý đạo Phật. Càng nghiên cứu thì ông lại càng thấy
bất ngờ vì những điều Đức Phật dạy, không những chính xác, mà còn bỏ xa hiểu biết hạn chế của khoa học. Và ông – đại diện không thể uy tín hơn cho giới khoa học, phải thừa nhận rằng:
bất ngờ vì những điều Đức Phật dạy, không những chính xác, mà còn bỏ xa hiểu biết hạn chế của khoa học. Và ông – đại diện không thể uy tín hơn cho giới khoa học, phải thừa nhận rằng:
“Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để theo
xu hướng của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.”
xu hướng của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.”
Thứ nhất, Đức Phật biết mọi sự thật, mọi quy luật của vũ trụ này, nhưng Ngài chỉ chọn lọc dạy những điều mang đến an vui, hạnh phúc cho chúng sinh. Thậm chí những kiến thức thừa, Ngài cũng cắt bỏ
tránh làm đệ tử phân tâm, mất thời gian mà chẳng thu được lợi ích đáng kể.
tránh làm đệ tử phân tâm, mất thời gian mà chẳng thu được lợi ích đáng kể.
Trong kinh Tạp A Hàm có viết:
” …… Bấy giờ, Đức Thế Tôn cùng đại chúng đi đến rừng Thân Thứ, rồi ngồi dưới bóng cây. Khi ấy, Đức Thế Tôn tay bốc một nắm lá cây, hỏi các Tỳ-kheo:
” …… Bấy giờ, Đức Thế Tôn cùng đại chúng đi đến rừng Thân Thứ, rồi ngồi dưới bóng cây. Khi ấy, Đức Thế Tôn tay bốc một nắm lá cây, hỏi các Tỳ-kheo:
– Lá cây trong nắm tay này nhiều hay lá cây trong rừng nhiều?
– Bạch Thế Tôn, lá cây trong nắm tay Phật rất ít, còn lá cây trong rừng thì nhiều vô lượng, gấp trăm, ngàn, vạn, triệu lần cho đến tính toán thí dụ cũng không thể so sánh.
Cũng nhiều như lá cây trong rừng lớn, Chánh pháp mà ta tự mình chứng tri, không được ta nói ra, cũng nhiều như thế. Vì sao?
Còn các nhà khoa học thì khác, họ nghiên cứu, khám phá, và và
sáng chế ra đủ thứ, đủ mọi lĩnh vực theo đam mê từng người, hoặc theo đơn đặt hàng của các doanh nhân, của nhà nước, các tổ chức khác nhau……
sáng chế ra đủ thứ, đủ mọi lĩnh vực theo đam mê từng người, hoặc theo đơn đặt hàng của các doanh nhân, của nhà nước, các tổ chức khác nhau……
Còn việc định hướng tương lai cho nhân loại, liệu những công trình nghiên cứu của họ sẽ tác động như thế nào đến con người, có lợi hay có hại, lợi đến đâu và hại đến đâu ?? Cái nào nhiều hơn ?? Những cái đó…… rất tiếc, không nằm trong mối quan tâm của đại đa số các nhà khoa học.
Tất nhiên, không thể vơ đũa cả nắm. Tôi tin rằng trong cộng đồng giới khoa học, sẽ vẫn luôn có những vị không chỉ giỏi chuyên môn, mà đồng thời cũng có lương tri, có tấm lòng nhân ái, vô tư cống hiến vì lợi ích nhân loại.
Vậy điều gì ngăn cản họ bỏ tiền ra thuê, hoặc dí gí họng súng vào bắt những nhà khoa học làm việc cho mình ?? Điều gì buộc họ không đem các thành tựu của khoa học phục vụ những mục đích đen tối ?? Không gì cả !! Cho dù ban đầu các nhà khoa học nghiên cứu, sáng chế để phục vụ cho một mục đích tốt, thì cuối cùng vẫn bị lợi dụng biến thành công cụ trong tay những thế lực đen tối.
Vậy nên lịch sử thế giới mới trở thành một bức tranh ám màu thuốc súng trên nền đỏ của máu như chúng ta đã thấy.
Vậy tại sao điều tương tự không xảy ra với giáo lý của Đức Phật ??
Đó là vì Đức Phật chỉ tập trung dạy những phương pháp điều phục các phần xấu, phần bất thiện trong con người, từ đó giúp cho mỗi người nâng cấp bản thân, thăng tiến tâm linh, trí tuệ, đạt được những an vui, những năng lực vi diệu chính ngay bên trong thân tâm mỗi người, mà
không cần đến các vật dụng hay công cụ bên ngoài.
không cần đến các vật dụng hay công cụ bên ngoài.
Ai không chịu tu dưỡng điều phục phần xấu trong mình, thì cũng không thể tiến lên cảnh giới viên mãn. Đó là một bộ khóa thông minh, tránh để những năng lực mạnh mẽ rơi vào tay những kẻ bất thiện.
Ví dụ như, trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật thuyết một bộ kinh tên Đại Bát Niết Bàn, trong đó có chi tiết, các đệ tử hỏi Ngài rằng, sau này ai sẽ là người kế vị, thay Đức Phật lãnh đạo Phật giáo.
Ngoài ra, Đức Phật còn căn dặn một điều mấu chốt khác :
“Y pháp bất y nhân” – nghĩa là nương theo “giáo pháp” chứ không nương theo “người nói giáo pháp”. Vì rằng chân lý là hoàn hảo, nhưng con người thì không thể hoàn hảo. Rao giảng đạo lý thì dễ, mà thực hành đúng theo đạo lý thì lại khó hơn nhiều.
“Y pháp bất y nhân” – nghĩa là nương theo “giáo pháp” chứ không nương theo “người nói giáo pháp”. Vì rằng chân lý là hoàn hảo, nhưng con người thì không thể hoàn hảo. Rao giảng đạo lý thì dễ, mà thực hành đúng theo đạo lý thì lại khó hơn nhiều.
Vậy nên Phật dạy cho đệ tử muôn đời sau của mình, cần tách bạch ra làm hai, “giáo pháp” khác, “người nói pháp” khác. Cần đặt tín nhiệm và tôn chỉ tu hành vào “giáo pháp”, chứ không phải “người nói pháp”, vì họ có thể là người gương mẫu, thực hành đúng pháp, xong, lại cũng có thể là người nói thì hay mà làm thì tệ hại.
Dù sao, các đệ tử đời sau của Phật, dù là cao tăng, danh sư nổi tiếng, cũng vẫn không phải một vị thánh trí tuệ hoàn hảo như Đức Phật, huống chi sẽ có nhiều người do bẩm sinh giỏi thuyết pháp, thuyết phục được nhiều tín đồ, nhưng kì thực phẩm hạnh, trí tuệ không đạt
yêu cầu, đâu thể chắc chắn.
yêu cầu, đâu thể chắc chắn.
Như thế, đệ tử Phật chân chính làm đúng lời Phật căn dặn, chỉ dựa vào giới luật Đức Phật đã ban hành, dựa vào kinh điển, giáo lý Đức Phật đã dạy mà tu hành, “tự mình thắp đuốc mà đi”, chứ không phải chịu quyền quản lý của ai.
Tuy nhiên, dù đã dạy bảo chu toàn như vậy, xong người đời sau đâu phải ai cũng chịu bám sát lời Phật dạy. Tín đồ đạo Phật hỏi 10 người thì 9 người chưa từng biết đến những điều dạy trên, và làm ngược lại tôn chỉ “Y pháp bất y nhân”. Thành ra vẫn cứ xảy ra những hệ lụy tai hại, dù không đến mức biến thành công cụ trong tay những thế lực chính trị, dùng làm chiêu bài tiên phong cho các cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu, nhưng cũng tạo ra nhiều vết hoen rỉ cho đạo Phật.
Chỉ cần có được hình tướng của một tăng ni tu sĩ, là sẽ có tín đồ cúng dường, cung phụng, trong khi cơ chế giám sát lại rất lỏng lẻo. Thậm chí, một số kẻ trắng trợn ban ngày giả làm một tăng sĩ, ban đêm cởi bỏ lốt áo, lấy tiền đi ăn chơi sa đọa. Điều gì cản trở chúng giả danh như vậy ??
Sự quản lý nghiêm ngặt trong Phật giáo là điều xưa nay vốn ít có, chủ yếu dựa trên sự tự giác của mỗi người. Còn pháp luật thì không phải thời đại nào, quốc gia nào cũng giám sát chặt vấn đề người xuất gia thật giả ra sao, trí tuệ, phẩm hạnh như thế nào. Còn tín đồ Phật tử thì lại càng dễ dãi, cho dù có phát hiện ra những tu sĩ giả mạo, thì họ cũng
chỉ có thể lắc đầu thở dài, chứ không có hành động quyết liệt gì, vì họ không có thẩm quyền.
chỉ có thể lắc đầu thở dài, chứ không có hành động quyết liệt gì, vì họ không có thẩm quyền.
Điều đó tạo ra một kẽ hở lớn, một cơ hội béo bở cho những kẻ tài đức có hạn, mà thủ đoạn có thừa. Sau khi đã giả vờ xuất gia, chúng thi nhau vẽ vời ra những chiêu trò tốn kém không có trong giáo lý của Phật nhằm hốt bạc.
Khi được mọi người hỏi về giáo lý, thì chúng vốn chẳng có trình độ hiểu biết Phật Pháp gì, cũng vẫn mạnh mồm nói nhăng nói cuội. Thậm chí một số kẻ đủ gan để bẻ cong giáo lý, có nói thành không, không nói
thành có. Từ đó tạo ra vô số những tà kiến mê muội, những hiểu nhầm tai hại lan truyền vào cộng đồng, từ thế hệ này truyền sang thế hệ khác, biến thành những định kiến mê tín ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của cộng đồng Phật giáo.
thành có. Từ đó tạo ra vô số những tà kiến mê muội, những hiểu nhầm tai hại lan truyền vào cộng đồng, từ thế hệ này truyền sang thế hệ khác, biến thành những định kiến mê tín ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của cộng đồng Phật giáo.
Ví dụ như tập tục “dâng sao giải hạn”, “đốt vàng mã”, “xin xăm đoán mệnh” vốn rất phổ biến trong những ngôi chùa ở Trung Quốc, Việt Nam từ hàng thế kỉ nay. Chúng hoàn toàn không có trong giáo lý kinh điển Đức Phật dạy, thậm chí là vi phạm vào giới luật. Ấy nhưng mà được những kẻ giả danh sáng chế ra, lại được tín đồ u mê hưởng ứng mạnh, cung cầu đáp ứng nhau qua lại, nên ngày càng phát triển,
chúng cứ tồn tại hàng thế kỉ nay. Và rồi, chính cái thời gian tồn tại lâu dài như vậy, chúng lại biến thành một tập tục mà người đời gắn liền chúng với đạo Phật, tưởng như là do Phật dạy.
chúng cứ tồn tại hàng thế kỉ nay. Và rồi, chính cái thời gian tồn tại lâu dài như vậy, chúng lại biến thành một tập tục mà người đời gắn liền chúng với đạo Phật, tưởng như là do Phật dạy.
Khi những người có trí thức bên ngoài nhìn vào, thấy những tà kiến mê muội ấy, thì đương nhiên họ sẽ nhận định đó là mê tín. Họ cũng đâu chịu tốn công mở cuộc điều tra nguồn gốc những mê tín đó từ đâu phát sinh.
Thứ hai, về điểm khác biệt giữa Phật giáo và khoa học, là về trình độ. Phải mất đến mấy nghìn năm sau, khoa học mới phát hiện ra những điều Đức Phật đã dạy từ rất lâu, thậm chí đó cũng không phải những chân lý mang tính cốt lõi, quan trọng trong Phật Pháp. Vậy phải chờ đến khi nào thì khoa học mới tìm ra chân lý cốt lõi của vũ trụ đây ??
Một ngàn năm, hay một triệu năm ?? Bạn đủ kiên nhẫn chờ đến ngày đó không ??
Tôi e là tuổi thọ của một con người không cho phép bạn chờ lâu như vậy.
Một ngàn năm, hay một triệu năm ?? Bạn đủ kiên nhẫn chờ đến ngày đó không ??
Tôi e là tuổi thọ của một con người không cho phép bạn chờ lâu như vậy.
(lược bớt một đoạn)
…Các cánh cửa mở ra kho tàng trí tuệ không có khóa, sẵn sàng chào đón mọi người đến để mở ra. Nhưng vấn đề là có thể tồn tại những cái khóa trong tâm của mỗi người, khiến cho không phải ai cũng sẵn sàng
tiếp nhận những tinh hoa trong kho tàng trí tuệ. Và nếu như bạn đã sẵn sàng. Hãy tiếp tục hành trình với các chương tiếp theo.
tiếp nhận những tinh hoa trong kho tàng trí tuệ. Và nếu như bạn đã sẵn sàng. Hãy tiếp tục hành trình với các chương tiếp theo.
(Trích từ sách “Thấu hiểu luật Vũ trụ” – Quang Tử)