Phong tục thịt chó tại Việt Nam – bảo tồn hay lên án – nét văn hóa ẩm thực hay cần được bài trừ

Tháng tám 25, 2024

Bài viết được tham khảo trên nhiều nguồn thông tin

Các mục của bài viết:
1. Nguồn gốc, lý do
2. Quản điểm cá nhân của tôi về vấn đề này
3. Nên bài trừ hay không
4. Liệu thay đổi có khả quan

1. Nguồn gốc, lý do

Tập tục ăn thịt chó này được cho là xuất phát từ lễ hiến tế chó trong tín ngưỡng dân gian – đặc biệt là ngoài Bắc, tên gọi “thịt cầy” cũng xuất hiện và phổ biến đến hiện tại. Vào khoảng thập niên 1930, ở Hà Nội một số quán thịt chó cũng đã mọc lên nhưng với số lượng rất ít ỏi tuy chưa được thịnh hành, trái ngược với miền Bắc thì khái niệm thịt chó, thịt cầy với người dân miền Nam còn rất xa lạ, cũng không quá ngạc nhiên vì miền Nam nước ta thời đó lệ thuộc quà văn hóa Pháp, nên việc họ dành tình yêu cho động vật như chó, mèo là điều dĩ nhiên (hoặc có thể là họ chưa được tiếp cận với “loại thực phẩm” này). Nhưng rồi văn hóa này cũng du nhập vào miền Nam trong năm 1954 nhờ phong trào “di cư” của dân miền Bắc

Nhưng “văn hóa” này chỉ thực sự thịnh hành ở Bắc vào nhưng năm 1910-1920, do người Trung Quốc lúc bấy giờ đang lâm vào cảnh chiến tranh, loạn lạc dẫn đến cái đói mà từ đó người ta bất đắc dĩ tìm đến món ăn này để lấp đầy bụng. Do miền Bắc nằm tiếp giáp với nhưng khu vực phía Nam của Trung Quốc nên “phong tục” này mới lan sang Việt Nam và từ đó phổ biến và lan rộng ra.
Cũng chẳng trách được một món ăn cứu đói lại rất hợp cạ với rượu, mà lại còn chế biến được rất nhiều món khác nhau, đặc biệt giá thành không quá cao, thì việc lựa chọn nó vào những ngày vui của các bợm nhậu là điều tất yếu. Cứ thử nghĩ mà xem nếu ta đang đắn đo giữa nhiều lựa chọn, thì bỗng một thứ hết sức quấn hút xuất hiện thì ta có còn quan tâm đến những lựa chọn khác không? phải biết rằng thịt chó từ món ăn “xóa đói giảm nghèo” lại trở thành thú vui tao nhã trên bàn nhậu, mà nhậu đâu ai nhậu một hai mình ít cũng phải bốn năm miệng ăn, để rồi cái “văn hóa” ăn thịt chó lại càng lan rộng ra và trở thành cái mà nhiều người vui tính cho là “cuốc hồn cuốc túy” của người dân Việt.

2. Quan điểm cá nhân của tôi vấn đề này

Dễ thấy nhiều người tuy có “đam mê” với “bộ môn nghệ thuật” này, cái lạ ở đây là chính những người đó – phần lớn là người lớn tuổi, lại có thói quen nuôi chó không chỉ để trông nhà mà còn để làm cảnh, đôi khi họ còn rất yêu quí vật nuôi của mình. Vậy tại sao họ vẫn giữ thói quen thịt chó ấy? nếu xét trên phương diện coi chó mèo cũng như con bò, con heo, con gà thì việc nuôi nhưng vẫn thịt cũng không hoàn lạ. Nhưng những con vậy đó là nuôi để làm thịt hoặc để bán, với chó chúng có một sợi dây liên kết thân thiết với chủ nhân của mình và ngược lại. Theo chia sẻ của các “tông đồ” của món ăn này thì tôi biết được. Đúng là họ rất yêu quí thú cưng của mình nhưng với thú cưng của người khác thì không, với một số người thịt chó nó đã là một văn hóa khó bỏ trước kia có thể không thích thật, nhưng bạn bè rủ rê nhiều xong dần hình thành một thói quen cũng như đam mê với món ăn này từ lúc nào không hay. Đối với tôi một người đã từng thưởng thức món đặc sản này ít lần, thì tôi không có thiện cảm với thứ này cho lắm, về sau khi bắt đầu nuôi chó tôi cũng đã bỏ hẳn món ăn này từ đó đến giờ.

Nhưng cũng phải công nhận việc lựa chọn một bàn thịt chó hay bàn lẩu, thì người ta thường chọn bàn thịt chó hơn. Thứ nhất là vì nó rẻ, một cách khách quan mà nói một con gà thì tầm hai ba người ăn là hết sạch có khi còn không đủ, nhưng một con chó thì khác không chỉ chế biến thành nhiều món khác nhau được mà nếu có thêm mấy chén rượu thì việc ngồi đến tận sáng với sức của dân nhậu là chuyện cỏn con, mà lại còn rất hợp túi tiền nữa. Thứ hai là phải nói đến vị ngon của thịt chó, nếu nó thịt chó không ngon thì quả là không phải, nếu không ngon thì người ta đã không xếp nó vào danh sách hàng chờ cho một buổi tối cuối tuần vui vẻ. Cuối cùng, thứ ba là vì các con dân của món ăn này là quá đông, trong một hội những người đam mê thịt chó thì không quá lại khi những người vốn chả có sở thích với món ăn này lại trở thành những con nghiện sau khi kênh quá rất nhiều mân thịt chó.
Giống như thịt gà hay thịt heo quy trình chế biến thịt chó cũng chả khác gì, chó từ các lò mổ sau khi chế biến thô sẽ được phân phát ra các hàng quán để phục vụ nhu cầu của người dùng. Nhưng khác với gà hay heo, thì chó do sống gần gũi với người hơn tất thảy các sinh vật khác xuyên suốt chiều dài lịch sử, nên chúng đã hình thành cái gọi là tình cảm với con người và biết được chúng ta đang làm gì với sẽ làm gì với chúng. Như những con gà con heo trước khi lên bàn mổ phản ứng của chúng là sự lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn nhưng với những chú chó thì chúng ta cảm nhận được có một nỗi buồn sâu thẳm trong mắt chúng vì chúng hiểu rằng chẳng còn cơ hội nào cho chúng khi đứng trước giống loài mà chúng vẫn đang trung thành suốt cuộc đời chúng.

Tôi cũng không có ý kiến gì về việc người dân Việt vẫn đang thưởng thức món thịt chó này ngày qua ngày, vì tôi hiểu mỗi người lại có một quan điểm khác nhau. Nhưng nhìn cảnh một số nhà mất chó thì cũng quá là tội nghiệp đi, việc tất yếu là có cung là sẽ có cầu nhưng cái nguồn cung đó ở đâu ra? xin thưa là từ nhưng chú chó màn bất kì thằng trộm chó nào nhìn thấy ngoài đừng vào tờ mờ sáng kể cả chó hoang hay chó nhà và phần lớn là chó cỏ. Dẫu nhiều người nhận thức rõ việc đó nhưng đấy không phải vấn đề mà họ nên quan tâm hơn là đĩa thịt chó mới được bưng ra trên bàn.

3. Nên bài trừ hay không

Để nói về vấn đề này thì khá khó, vì nhiều ra đình trong những dịp lễ tết thường vẫn lựa chọn thịt chó là món chính trên bàn ăn, vừa dễ chế biến vừa hợp gu cách đàn ông trong nhà thì tội gì những người phụ nữ không lựa chọn rõ ràng thứ đó có sức hút hơn một đĩa gà rồi.
Việc bài trừ thì thường chỉ nằm ở các bạn trẻ hiện nay, vì được tiếp cận với văn minh hiện đại và thời bây giờ không còn quá nghèo đói và lựa chọn cho các cuộc đi chơi ăn uống với bạn bè đã đa dạng hơn không còn hạn hẹp nhưng ngày xưa. Nhưng việc bài trừ này xuất phát phần lớn do sở thích nuôi thú cưng của mọi người bây giờ hầu hết là để làm cảnh nên việc biến bản thân thành một con sen bận bịu chăm lo cho con sen nhà mình đã làm tăng mối quan hệ giữa người với vật và dần dà ta coi chúng nhưng một thành viên trong gia đình.

Nhiều cuộc tuyên truyền báo đài cũng đã nói về vấn nạn này, nhiều cuộc vận động cũng đã diễn ra, và nhiều người cũng đã từ bỏ thói quen ăn uống này. Nhưng vẫn còn phần đông rất nhiều người không thể nào bỏ được món ăn này và tương lai cũng sẽ có rất nhiều có khả năng trở thành “tín đồ” cho món ăn này. Dẫu vậy, ta cũng nên trông đợi vào tương lai, nơi mà những lò mổ không còn xuất hiện nữa, trên bàn nhậu của các bợm nhậu sẽ không còn đĩa mắn tôm và bát rượu mận quen thuộc nữa (tuy cũng chả mấy khả quan lắm). Tôi biết là không thể dễ dàng khuyên ai đó từ bỏ điều gì đã trở thành sở thích cá nhân của họ, nhưng tôi vẫn muốn khuyên họ chả có bằng chứng khoa học nào nói về cái tốt cho sức khỏe trong việc ăn thịt chó, vì ta đang ở thời hiện đại rồi không còn quá nghèo đói mà tìm đến những món ăn như thế nữa lựa chọn bây giờ đã phong phú đã dạng hơn rồi, tất yếu thì tôi vẫn không thể thay đổi được cái Menu của nhiều nhà hàng nhưng nhưng món ngon khác chắc vẫn sẽ có sức hút nhất định với mấy ly rượu, chứ ai lại mãi gọi thịt chó chứ? (hoặc có lẽ có chỉ là tôi chưa gặp thôi).

4. Liệu thay đổi có khả quan không

Cũng không hẳn là không, nhưng việc để nó biến mất hoàn tàn chắc là không thể rồi. Một thứ mà nhiều người cho là nét văn hóa trong ẩm thực thì khá là khó để nó phai một vì bạn biết tinh thần dân tộc của Việt Nam là thế nào rồi đấy.
Dẫu là thế nhưng bất ngờ một ngày nào đó chính phủ lại ban hành xác lệnh cấm thịt chó toàn quốc thì sao, đó vẫn là một viễn cảnh tương lai mà chúng ta nên mong chờ. Thay đổi hay không thì còn là phụ thuộc vào những người có sở thích này, những công cuộc giải cứu chó mèo tuy tôi không muốn nó là vô dụng nhưng bạn thử nghĩ xem, có cung thì sẽ có cầu không phải con chó này thì sẽ là con chó khác mà nếu hết rồi thì bạn cũng hiểu là nguồn cung cấp bổ sung sẽ ở đâu rồi đấy.
Nếu bạn – người đang đọc bài viết này vẫn còn đang thưởng thức thịt chó dù thích hay không, tôi khuyên bạn hãy tưởng tượng đến những chú chó đang ở lò mổ chờ đợi số phận của mình bị dập tắt trong khi chủ nhân của nói đang tìm kiếm nó ở đâu đó. Như tôi đã nói thay đổi hay không là ở mọi người, tôi mong là vấn nạn này sẽ được giảm bớt và kìm hãm lại tại một phần rất nhỏ trong xã hội Việt Nam trong hiện tại và tương lai sau này.